Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch.
1/ Những hạn chế tiềm tàng của phân tích báo cáo tài chính:
- Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch. Chẳng hạn như lạm phát sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền tại một, làm cho dòng tiền ở các năm khác nhau sẽ có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch.
- Các yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiến cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường. Chẳng hạn vào mùa vụ hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường nên nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ thấy công ty có vẻ hoạt động kém hiệu quả.
- Phân tích dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của các báo cáo tài chính. Điều này bị ảnh hưởng lớn bởi các nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc và thực hành kế toán lại có thể khác nhau giữa các công ty, các ngành, các quốc gia và trong các thời kỳ khác nhau. Do đó các nguyên tắc thực hành kế toán có thể làm sai lệch và làm mất đi ý nghĩa của các tỷ số tài chính.
- Các nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc kế toán để chủ động tạo ra các tỷ số tài chính như ý muốn của mình khiến cho việc phân tích báo cáo tài chính không còn là công cụ đánh giá khách quan.
- Đôi khi công ty có vài tỷ số rất tốt nhưng vài tỷ số khác lại rất xấu làm cho việc đánh giá chung tình hình tài chính của công ty trở nên khó khăn và kém ý nghĩa
- Có nhiều công ty quy mô rất lớn và hoạt động đa ngành, thậm chí là những ngành rất khác nhau nên khó xây dựng và ứng dụng hệ thống tỷ số bình quân ngành có ý nghĩa tại các công ty này. Do đó phân tích báo cáo tài chính thường có ý nghĩa nhất trong các công ty nhỏ và không có hoạt động đa ngành
- Hiên nay vẫn chưa có sự thống nhất và đồng bộ về công thức của một số chỉ tiêu trong các sách, tài liệu về phân tích Báo cáo tài chính. Điều này làm cho việc so sánh số liệu được phân tích giữa các nguồn khác nhau tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2/ Hạn chế của việc Phân tích BCTC các công ty Việt Nam khi so sánh với việc phân tích BCTC tại công ty Mỹ
- Phân tích BCTC ở Việt Nam là quá trình học tập, vận dụng lý thuyết và thực hành phân tích BCTC các công ty Mỹ. Tuy nhiên do nguyên tắc thực hành kế toán và môi trường kinh doanh tại Việt Nam có một số khác biệt nên phân tích BCTC công ty Việt Nam có một số khác biệt so với công ty Mỹ sau:
- Thứ nhất, phân tích BCTC công ty Việt Nam gặp trở ngại lớn là không có dữ liệu bình quân ngành để so sánh. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tài chính công ty
- Thứ hai, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Việt Nam không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí tiền thuê và lãi vay nên ít khi các nhà phân tích sử dụng tỷ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay và khả năng trả nợ. Trừ khi chỉ số này đóng một vai trò quan trọng với Ngân hàng và chủ nợ nên họ phải tìm cách tách phần chi phí này từ chi phí hoạt động tài chính
- Thứ ba, trên góc độ nhà đầu tư Việt Nam và các cổ đông, chỉ số mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là rất đáng quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên do Báo cáo Kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận ròng là bao nhiêu, rong khi thực tế không phải tất cả các khoản Lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đông do công ty phải trích lập một số quỹ khác. Vì vậy chỉ tiêu Lợi nhuận ròng dễ gây sự sai lệch kỳ vọng cho cổ đông và nhà đầu tư.
- Thứ tư, mức độ tin cậy của các số liệu trên báo cáo tài chính không cao, kể cả các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán nên kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty thông qua phân tích Báo cáo tài chính. thường chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh thực trạng
- Thứ năm, phân tích BCTC công ty Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục đích đánh giá kiểm soát bởi các nhà quản lý trong công ty mà chủ yếu do Ngân hàng hay Công ty chứng khoán là những người bên ngoài thực hiện. phân tích Báo cáo tài chính.
1/ Những hạn chế tiềm tàng của phân tích báo cáo tài chính:
- Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch. Chẳng hạn như lạm phát sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền tại một, làm cho dòng tiền ở các năm khác nhau sẽ có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch.
- Các yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiến cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường. Chẳng hạn vào mùa vụ hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường nên nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ thấy công ty có vẻ hoạt động kém hiệu quả.
- Phân tích dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của các báo cáo tài chính. Điều này bị ảnh hưởng lớn bởi các nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc và thực hành kế toán lại có thể khác nhau giữa các công ty, các ngành, các quốc gia và trong các thời kỳ khác nhau. Do đó các nguyên tắc thực hành kế toán có thể làm sai lệch và làm mất đi ý nghĩa của các tỷ số tài chính.
- Các nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc kế toán để chủ động tạo ra các tỷ số tài chính như ý muốn của mình khiến cho việc phân tích báo cáo tài chính không còn là công cụ đánh giá khách quan.
- Đôi khi công ty có vài tỷ số rất tốt nhưng vài tỷ số khác lại rất xấu làm cho việc đánh giá chung tình hình tài chính của công ty trở nên khó khăn và kém ý nghĩa
- Có nhiều công ty quy mô rất lớn và hoạt động đa ngành, thậm chí là những ngành rất khác nhau nên khó xây dựng và ứng dụng hệ thống tỷ số bình quân ngành có ý nghĩa tại các công ty này. Do đó phân tích báo cáo tài chính thường có ý nghĩa nhất trong các công ty nhỏ và không có hoạt động đa ngành
- Hiên nay vẫn chưa có sự thống nhất và đồng bộ về công thức của một số chỉ tiêu trong các sách, tài liệu về phân tích Báo cáo tài chính. Điều này làm cho việc so sánh số liệu được phân tích giữa các nguồn khác nhau tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2/ Hạn chế của việc Phân tích BCTC các công ty Việt Nam khi so sánh với việc phân tích BCTC tại công ty Mỹ
- Phân tích BCTC ở Việt Nam là quá trình học tập, vận dụng lý thuyết và thực hành phân tích BCTC các công ty Mỹ. Tuy nhiên do nguyên tắc thực hành kế toán và môi trường kinh doanh tại Việt Nam có một số khác biệt nên phân tích BCTC công ty Việt Nam có một số khác biệt so với công ty Mỹ sau:
- Thứ nhất, phân tích BCTC công ty Việt Nam gặp trở ngại lớn là không có dữ liệu bình quân ngành để so sánh. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tài chính công ty
- Thứ hai, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Việt Nam không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí tiền thuê và lãi vay nên ít khi các nhà phân tích sử dụng tỷ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay và khả năng trả nợ. Trừ khi chỉ số này đóng một vai trò quan trọng với Ngân hàng và chủ nợ nên họ phải tìm cách tách phần chi phí này từ chi phí hoạt động tài chính
- Thứ ba, trên góc độ nhà đầu tư Việt Nam và các cổ đông, chỉ số mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là rất đáng quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên do Báo cáo Kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận ròng là bao nhiêu, rong khi thực tế không phải tất cả các khoản Lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đông do công ty phải trích lập một số quỹ khác. Vì vậy chỉ tiêu Lợi nhuận ròng dễ gây sự sai lệch kỳ vọng cho cổ đông và nhà đầu tư.
- Thứ tư, mức độ tin cậy của các số liệu trên báo cáo tài chính không cao, kể cả các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán nên kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty thông qua phân tích Báo cáo tài chính. thường chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh thực trạng
- Thứ năm, phân tích BCTC công ty Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục đích đánh giá kiểm soát bởi các nhà quản lý trong công ty mà chủ yếu do Ngân hàng hay Công ty chứng khoán là những người bên ngoài thực hiện. phân tích Báo cáo tài chính.