- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Rất nhiều người Việt nhập lậu vào nước Anh với ước mơ đổi đời nhưng rốt cuộc chỉ có thể làm thuê cho các tay buôn lậu cần sa.
Trịnh Hội, 18 tuổi, là một thanh niên mồ côi cha mẹ. Năm 2008, từ Việt Nam, anh tìm đường đến xứ sở sương mù để tìm anh trai với số tiền 8.000 USD của một người dì hảo tâm.
Thông qua một người phiên dịch tiếng Nga, Hội bay từ Việt Nam đến Moscow rồi từ đó có người đưa sang một số nước Đông Âu trước khi tới miền Bắc nước Pháp. Tại đây có “giao liên”chở anh sang Anh trên một chiếc xe tải băng qua đường hầm biển Manche.
Công nhân bất đắc dĩ
May mắn hơn nhiều đồng hương, Trịnh Hội không bị cảnh sát biên phòng Pháp và Anh “hốt” trên đường đi. Nơi đến cuối cùng của anh là Doncaster, một thành phố nhỏ ở miền Bắc nước Anh.
Tại đây, anh được bố trí ăn ở trong chuồng cu lầu thượng một ngôi nhà ở Balby nhưng không được ra khỏi nhà. Nhiệm vụ của anh là chăm sóc vườn cần sa.
Cuối năm 2008, cảnh sát kiểm tra ngôi nhà nói trên ở đại lộ Belmont sau khi nhấn chuông nhiều lần mà không ai trả lời. Họ tìm thấy 69 cây cần sa trồng trên lầu thượng, 66 cây trồng trong phòng khách và 145 cây trồng trong 2 phòng ngủ.
Ngoài ra, họ còn phát hiện 200 cây đã thu hoạch, 279 cây đã phơi khô chuẩn bị đem đi nơi khác chế biến.
Kỹ thuật trồng cần sa rất hiện đại, bao gồm một hệ thống đèn điện, quạt thông gió và tưới nước. Theo bà Beverley Tait, công tố viên phụ trách hồ sơ vụ án, vườn cần sa gia đình này có thể mỗi năm sản xuất một số lượng sản phẩm trị giá khoảng 180.000 bảng (6,27 tỉ đồng).
Trịnh Hội bị phát hiện trốn trên trần nhà và bị bắt giữ về tội nhập cư bất hợp pháp và trồng cần sa trái phép. Thông qua một phiên dịch, Trịnh Hội khai trước tòa đại hình Doncaster rằng trước khi đến nước Anh, người ta hứa hẹn sẽ thuê anh làm công nhân trong một nhà kho lương thực.
Đến nơi, anh được dạy cách chăm sóc vườn cần sa nhưng không được hưởng lương mà chỉ được cho ăn ở miễn phí.
Nigel Lumley, luật sư bào chữa cho Trịnh Hội, cho biết thân chủ ông chỉ muốn tìm người anh trai và một cuộc sống tốt hơn ở Anh. Không ngờ anh lại bị gạt gẫm trở thành nạn nhân của một băng nhóm tội phạm người Việt.
Trong một lá thư gửi đến tòa án, Trịnh Hội bày tỏ nguyện vọng được trở về Việt Nam để chăm sóc người dì tốt bụng và trả lại số tiền mà dì anh đã mượn rồi cho anh để làm lộ phí.
Cảm động trước câu chuyện của Trịnh Hội, tại phiên tòa ngày 21-1-2009, quan chánh án chỉ phạt bị cáo Hội 18 tháng tù và ra lệnh trục xuất về Việt Nam ngay sau khi mãn hạn tù.
Trồng cần sa tại gia
Theo Europol (Cảnh sát châu Âu), các băng đảng gốc Việt sinh sống ở châu Âu từng trồng cần sa tại Anh, Bỉ, Hà Lan, Ireland, Áo và Cộng hòa Czech. Pháp là nước mới nhất được bổ sung vào danh sách này.
Lần đầu tiên người ta phát hiện một nơi sản xuất và trồng cần sa tại gia có quy mô lớn trong tỉnh Seine-Saint-Denis. Theo báo chí Pháp, đây là một bất ngờ lớn bởi từ trước đến nay, tỉnh này chỉ là một trong những nơi buôn bán cần sa của vùng Ile-de-France.
Điều lý thú nhất là việc phát hiện này diễn ra trong khuôn khổ cuộc điều tra các đường dây đưa người Việt sang Anh của các tổ chức tội phạm quốc tế người Việt của cảnh sát Pháp.
Sau khi theo dõi nhiều ngày một nhà xưởng nghi ngờ chứa chấp người Việt nhập cư lậu, sáng 8-2, nhân viên OCRIEST (cơ quan kiểm soát di dân và lao động bất hợp pháp) đột nhập ngôi nhà ở số 38 đại lộ Pasteur, xã La Courneuve.
Tại đây, thay vì tìm thấy người, họ bất ngờ phát hiện 700 cây cần sa trồng trên một diện tích rộng 150 m2 theo công nghệ hiện đại bao gồm các dàn đèn sưởi ấm cây đốt sáng đêm, hệ thống quạt thông gió để mùi cần sa không bay ra ngoài, hệ thống camera quan sát, hệ thống tưới cây tự động.
Họ cũng tìm thấy các thiết bị sấy khô và vô bao ni lông. Theo các chuyên gia, nhà vườn này có thể sản xuất từ 800 kg đến 1 tấn cần sa.
Đồng thời, họ bắt giữ người giữ vườn là một người Việt, 31 tuổi. Người này cho biết anh làm việc ở đây để cấn trừ món nợ cá nhân 18.000 euro - “giá vé” đi từ Việt Nam sang Anh. “Tôi biết làm việc này là trái phép nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác”- anh ta nói.
Giải thích trường hợp trên, một cảnh sát viên Europol cho biết: “Trong các đường dây châu Á, các tổ chức tội phạm Trung Quốc buộc nạn nhân của chúng làm trong các xưởng may lậu, còn các tổ chức tội phạm Việt Nam bắt nạn nhân của chúng trồng cần sa”.
Francois Thierry, thủ trưởng OCRIEST, cho biết vài năm trở lại đây, nhân viên của cơ quan ông từng phát hiện nhiều vườn cần sa nhưng đây là lần đầu tiên bắt được một vườn cần sa trồng ngay trong phố thị. Điện và nước đều được lắp đặt chui cho thấy công tác sản xuất cần sa được tổ chức có bài bản.
Lập vườn cần sa trong nhà ở rất phổ biến ở Hà Lan và Bỉ. Sau những tổn thất dọc đường vận chuyển cần sa vào Pháp là nơi tiêu thụ nhiều nhất châu Âu, các tổ chức tội phạm gốc Việt bắt đầu tổ chức sản xuất cần sa tại gia ở Pháp để tiêu thụ tại chỗ, theo lời ông Francois Thierry.
Phát hiện vườn cần sa tại gia nói trên cho thấy các tổ chức tội phạm gốc Việt đã kết hợp việc đưa lậu người Việt sang Anh với việc trồng và sản xuất cần sa.
Trịnh Hội, 18 tuổi, là một thanh niên mồ côi cha mẹ. Năm 2008, từ Việt Nam, anh tìm đường đến xứ sở sương mù để tìm anh trai với số tiền 8.000 USD của một người dì hảo tâm.
Thông qua một người phiên dịch tiếng Nga, Hội bay từ Việt Nam đến Moscow rồi từ đó có người đưa sang một số nước Đông Âu trước khi tới miền Bắc nước Pháp. Tại đây có “giao liên”chở anh sang Anh trên một chiếc xe tải băng qua đường hầm biển Manche.
Công nhân bất đắc dĩ
May mắn hơn nhiều đồng hương, Trịnh Hội không bị cảnh sát biên phòng Pháp và Anh “hốt” trên đường đi. Nơi đến cuối cùng của anh là Doncaster, một thành phố nhỏ ở miền Bắc nước Anh.
Tại đây, anh được bố trí ăn ở trong chuồng cu lầu thượng một ngôi nhà ở Balby nhưng không được ra khỏi nhà. Nhiệm vụ của anh là chăm sóc vườn cần sa.
Cuối năm 2008, cảnh sát kiểm tra ngôi nhà nói trên ở đại lộ Belmont sau khi nhấn chuông nhiều lần mà không ai trả lời. Họ tìm thấy 69 cây cần sa trồng trên lầu thượng, 66 cây trồng trong phòng khách và 145 cây trồng trong 2 phòng ngủ.
Ngoài ra, họ còn phát hiện 200 cây đã thu hoạch, 279 cây đã phơi khô chuẩn bị đem đi nơi khác chế biến.
Kỹ thuật trồng cần sa rất hiện đại, bao gồm một hệ thống đèn điện, quạt thông gió và tưới nước. Theo bà Beverley Tait, công tố viên phụ trách hồ sơ vụ án, vườn cần sa gia đình này có thể mỗi năm sản xuất một số lượng sản phẩm trị giá khoảng 180.000 bảng (6,27 tỉ đồng).
Trịnh Hội bị phát hiện trốn trên trần nhà và bị bắt giữ về tội nhập cư bất hợp pháp và trồng cần sa trái phép. Thông qua một phiên dịch, Trịnh Hội khai trước tòa đại hình Doncaster rằng trước khi đến nước Anh, người ta hứa hẹn sẽ thuê anh làm công nhân trong một nhà kho lương thực.
Đến nơi, anh được dạy cách chăm sóc vườn cần sa nhưng không được hưởng lương mà chỉ được cho ăn ở miễn phí.
Nigel Lumley, luật sư bào chữa cho Trịnh Hội, cho biết thân chủ ông chỉ muốn tìm người anh trai và một cuộc sống tốt hơn ở Anh. Không ngờ anh lại bị gạt gẫm trở thành nạn nhân của một băng nhóm tội phạm người Việt.
Trong một lá thư gửi đến tòa án, Trịnh Hội bày tỏ nguyện vọng được trở về Việt Nam để chăm sóc người dì tốt bụng và trả lại số tiền mà dì anh đã mượn rồi cho anh để làm lộ phí.
Cảm động trước câu chuyện của Trịnh Hội, tại phiên tòa ngày 21-1-2009, quan chánh án chỉ phạt bị cáo Hội 18 tháng tù và ra lệnh trục xuất về Việt Nam ngay sau khi mãn hạn tù.
Trồng cần sa tại gia
Theo Europol (Cảnh sát châu Âu), các băng đảng gốc Việt sinh sống ở châu Âu từng trồng cần sa tại Anh, Bỉ, Hà Lan, Ireland, Áo và Cộng hòa Czech. Pháp là nước mới nhất được bổ sung vào danh sách này.
Lần đầu tiên người ta phát hiện một nơi sản xuất và trồng cần sa tại gia có quy mô lớn trong tỉnh Seine-Saint-Denis. Theo báo chí Pháp, đây là một bất ngờ lớn bởi từ trước đến nay, tỉnh này chỉ là một trong những nơi buôn bán cần sa của vùng Ile-de-France.
Điều lý thú nhất là việc phát hiện này diễn ra trong khuôn khổ cuộc điều tra các đường dây đưa người Việt sang Anh của các tổ chức tội phạm quốc tế người Việt của cảnh sát Pháp.
Sau khi theo dõi nhiều ngày một nhà xưởng nghi ngờ chứa chấp người Việt nhập cư lậu, sáng 8-2, nhân viên OCRIEST (cơ quan kiểm soát di dân và lao động bất hợp pháp) đột nhập ngôi nhà ở số 38 đại lộ Pasteur, xã La Courneuve.
Tại đây, thay vì tìm thấy người, họ bất ngờ phát hiện 700 cây cần sa trồng trên một diện tích rộng 150 m2 theo công nghệ hiện đại bao gồm các dàn đèn sưởi ấm cây đốt sáng đêm, hệ thống quạt thông gió để mùi cần sa không bay ra ngoài, hệ thống camera quan sát, hệ thống tưới cây tự động.
Họ cũng tìm thấy các thiết bị sấy khô và vô bao ni lông. Theo các chuyên gia, nhà vườn này có thể sản xuất từ 800 kg đến 1 tấn cần sa.
Đồng thời, họ bắt giữ người giữ vườn là một người Việt, 31 tuổi. Người này cho biết anh làm việc ở đây để cấn trừ món nợ cá nhân 18.000 euro - “giá vé” đi từ Việt Nam sang Anh. “Tôi biết làm việc này là trái phép nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác”- anh ta nói.
Giải thích trường hợp trên, một cảnh sát viên Europol cho biết: “Trong các đường dây châu Á, các tổ chức tội phạm Trung Quốc buộc nạn nhân của chúng làm trong các xưởng may lậu, còn các tổ chức tội phạm Việt Nam bắt nạn nhân của chúng trồng cần sa”.
Francois Thierry, thủ trưởng OCRIEST, cho biết vài năm trở lại đây, nhân viên của cơ quan ông từng phát hiện nhiều vườn cần sa nhưng đây là lần đầu tiên bắt được một vườn cần sa trồng ngay trong phố thị. Điện và nước đều được lắp đặt chui cho thấy công tác sản xuất cần sa được tổ chức có bài bản.
Lập vườn cần sa trong nhà ở rất phổ biến ở Hà Lan và Bỉ. Sau những tổn thất dọc đường vận chuyển cần sa vào Pháp là nơi tiêu thụ nhiều nhất châu Âu, các tổ chức tội phạm gốc Việt bắt đầu tổ chức sản xuất cần sa tại gia ở Pháp để tiêu thụ tại chỗ, theo lời ông Francois Thierry.
Phát hiện vườn cần sa tại gia nói trên cho thấy các tổ chức tội phạm gốc Việt đã kết hợp việc đưa lậu người Việt sang Anh với việc trồng và sản xuất cần sa.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: