(Theo Vzone) - Vì căn bệnh ung thư quái ác, nhiều cháu bé chỉ được đón tết trung thu năm nay nữa mà thôi.
Ở tầng 7 nhà A14, Bệnh viện Nhi trung ương, có những đứa trẻ ở khoa ung bướu đang ngày ngày phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Ở đó, có cả những tiếng thở dài của các bậc phụ huynh, những tiếng khóc xé lòng của những đứa trẻ phải chịu đau vì thuốc, tóc rụng sạch vì những đợt điều trị bằng hóa chất… Trung thu đến, những đứa trẻ tội nghiệp vẫn dõi con mắt ngây thơ ra phía ngoài cuộc sống, ao ước được đi đón chú cuội, chị Hằng như các bạn cùng lứa…
Đêm trung thu, em thích có bánh ăn
Đó là ao ước của cậu bé Đỗ Viết Tùng (7 tuổi, quê Thanh Hóa). Ra Hà Nội chữa trị căn bệnh ung thư máu hơn năm nay, Tùng không còn nhớ là em đã gắn bó với phòng số 1, tầng 7, nhà A14 này từ bao giờ nữa. Em chỉ nhớ được rằng, trước lúc em đi, thì tóc em còn mọc, nhưng bây giờ, tóc đã rụng toàn bộ vì những đợt truyền hóa chất và thuốc kháng sinh.
Tùng hồ hởi kể về đêm trung thu năm trước khi em còn được ở nhà với mẹ. Gia đình Tùng không khá giả gì để em có những chiếc bánh trung thu đắt tiền. Mẹ em ngày chạy ăn ba bữa bằng nghề làm bánh mật, bánh gai đi bán ngoài chợ. Đêm trung thu năm ấy cậu bé phá cỗ bằng những chiếc bánh còn thừa lại trong mẻ hàng đi chợ chiều của mẹ.
Sợ con tủi thân, bố em đã làm một cái đèn lồng “chế tác” từ lon bia để em cùng bạn đi đón chị Hằng. Trung thu giản dị của nhà nghèo ấy vẫn còn đọng lại mãi trong kí ức trẻ thơ của cậu bé 7 tuổi này. Em thỏ thẻ: “Bánh mẹ em làm ngon lắm. Mấy hôm trước, các anh chị tình nguyện có mang một túi quà bánh vào, nhưng em vẫn thích bánh của mẹ làm hơn”.
Hôm qua, mẹ của Hải Yến (một cô bé cũng mắc căn bệnh giống Tùng) vừa đưa hai đứa trẻ đi chơi ở công viên Thủ Lệ. Tùng rất sung sướng vì đây là lần đầu tiên em được đi đạp vịt. Tùng cười thích thú: “Mẹ chị Yến bảo đó là quà trung thu dành cho hai chị em”.
Cô bé Nguyễn Thị Hải Yến đã 10 tuổi, gương mặt xinh xắn nhưng em vẫn ngượng ngùng nghiêng tay che mái đầu đã rụng sạch tóc. Từ Quảng Bình ra đây điều trị bệnh bạch cầu, Hải Yến nhanh nhẹn, tháo vát và trở thành chị của các em nhỏ tuổi hơn mình.
Trên những khuôn mặt non nớt, hồn nhiên phảng phất những nỗi buồn. Ước mơ lớn nhất của em là đêm nay được ra ngoài, được vui chơi như các bạn cùng lứa tuổi khác, để quên đi nỗi đau bệnh tật mỗi ngày.
Trong khi bạn bè các em được đi rước đèn, thì những cô, cậu bé này chỉ được ngắm những chiếc đèn treo lửng lơ bên gi.ường bệnh, cạnh chiếc bình truyền hóa chất và những gương mặt thất thần, mệt mỏi sau bao ngày túc trực của cha mẹ.
Chiếc đèn lồng cuối cùng của mẹ
Dọc hành lang bệnh viện cũng thấp thoáng những chiếc đèn của các cháu bé, hay cạnh gi.ường bệnh cũng có những chiếc đèn mà không được thắp sáng.
Chị Tâm một phụ huynh ở Hà Tây chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi bỏ tiền ra mua cho con chiếc đèn, nhà nghèo năm nào con cũng phải chơi ké với trẻ hàng xóm. Ở quê thì làm gì có những thứ xa xỉ như thế. Năm nay mẹ mua cho được chiếc đèn thì lại là lúc nằm trong viện”.
Chị mua cho cậu con trai chiếc đèn lồng với tâm trạng não nề: “Nhiều cháu bé được cha mẹ đưa xuống đây còn có hi vọng, “còn nước còn tát” nhưng cháu nhà tôi thì không thể nữa rồi, lỡ nào đây lại là chiếc đèn cuối cùng của nó…”. Chị không nói được nữa vì nước mắt đã làm người phụ nữ này nghẹn lời.
Bé hồn nhiên khoe chiếc đèn trung thu của bố mua cho
Đưa con trai là Trần Đức Kiên lên bệnh viện Nhi Trung ương chữa trị bệnh ung thư máu, anh Trần Văn Diện (Quảng Ninh) đỏ mắt nhìn con đau đớn. Gia đình anh sống nhờ vào sáu sào ruộng và những mùa lúa “được mất nhờ trời”.
Từ khi phát hiện con trai bị bệnh, gia đình anh càng tằn tiện hơn. Những khoản chi tiêu lặt vặt khác hầu như bị cắt giảm hoàn toàn. Anh kể: “Mấy tháng đầu tôi đưa cháu lên đây nhập viện, cháu sốt và đau nhức và còn bị thiếu máu nữa. Sau 4 tháng nằm tại viện chữa trị liên tục, bệnh của cháu cũng đỡ hơn. Lúc đó, tôi xin cho cháu về nhà để cháu còn đi học, còn tôi thì đi làm kiếm tiền nuôi vợ con. Nhưng cứ theo giấy hẹn, thì mỗi tuần lại lên 1 lần để kiểm tra định kỳ. Mấy hôm nay, cháu sốt cao quá, lên kiểm tra thì các bác sỹ bảo cháu bị thiếu máu phải truyền máu”.
Nhìn đôi bàn tay yếu ớt, xanh dợt của bé đầy vết kim tiêm, người cha xót xa: “Thế mà cháu dũng cảm lắm, không khóc đâu, dù mỗi lần tiêm hay truyền hóa chất vào người là mặt cháu tái nhợt vì đau nhức”.
Ở đây, hầu hết các bé đều phải học muộn mất một, hai năm để chữa trị. Có khi đi học phải xin nghỉ hàng tháng trời là điều bình thường với các cháu bé.
“Có bé đưa đến bệnh viện, bệnh còn nhẹ. Nhưng chỉ ít hôm sau khi điều trị bị tái phát bệnh nặng hơn. Bệnh mà nặng thì chỉ có thuốc thần thuốc thánh mới chữa được, chứ đủ loại thuốc ta thuốc tây vào người cũng chẳng ăn thua” – anh Diện cho biết. “Nhiều hôm nhìn cảnh các cháu còn nhỏ mà phải chịu đau đớn nhiều như thế, nước mắt người cha không thể kìm nén được, tôi phải ra ngoài…”.
Anh Huỳnh Tăng Cường, đưa con là Huỳnh Tăng Nam vừa hơn 30 tháng tuổi ra đây chữa trị cũng được 5 tháng nay. Gia đình anh nghèo khó, chỉ làm nông nhưng đất cát cằn khô. Anh ra Hà Nội để lại người vợ ở nhà đang ở cữ với đứa con nhỏ chưa đầy hai tháng tuổi. Cả gia đìn anh chỉ trông chờ vào sức lao động của ông bà nội già nua.
Anh chị đến với nhau trong cảnh hết sức nghèo khó, 28 tháng sau khi sinh đứa con đầu lòng thì đôi vợ chồng trẻ đau đớn phát hiện ra cháu Nam bị bệnh bạch cầu cấp. Anh chị vội vã đưa cháu đến bệnh viện tuyến cấp huyện và cấp tỉnh rồi chuyển ra bệnh viện Nhi trung ương.
“Hai tháng đầu tiên, cả hai vợ chồng tôi phải chi gần 26 triệu cho chỉ riêng tiền ăn uống và tiền chăm sóc, tiền thuốc… Tất cả đều đang là số tiền nợ” – anh Cường thở dài.
Trung thu đến, để con đỡ tủi thân, anh tranh thủ xuống cổng mua vội cho con một chiếc đèn lồng rực rỡ màu sắc. Cậu bé hồ hởi bật mở công tắc cười khúc khích với những giai điệu ngỗ nghĩnh phát ra từ chiếc đèn. Bé không hề biết trên mình đang mang căn bệnh quái ác.
Trung thu – niềm mơ ước, khát khao của trẻ nhỏ - đang tràn ngập phố phường ngoài kia với những chiếc đèn đủ sắc màu, những chiếc bánh xinh xắn đủ dạng hình, nhưng ở trong này là một thế giới khác hẳn với những đứa trẻ đang ngày ngày chống chọi với nỗi đau bệnh tật. Ở trong căn phòng kia, một cậu bé đang nhận mũi kim tiêm mà tay còn nắm chặt chiếc đèn lồng – món quà mà người mẹ khốn khổ mua vội để an ủi những giọt nước mắt của em…
Ở tầng 7 nhà A14, Bệnh viện Nhi trung ương, có những đứa trẻ ở khoa ung bướu đang ngày ngày phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Ở đó, có cả những tiếng thở dài của các bậc phụ huynh, những tiếng khóc xé lòng của những đứa trẻ phải chịu đau vì thuốc, tóc rụng sạch vì những đợt điều trị bằng hóa chất… Trung thu đến, những đứa trẻ tội nghiệp vẫn dõi con mắt ngây thơ ra phía ngoài cuộc sống, ao ước được đi đón chú cuội, chị Hằng như các bạn cùng lứa…
Đêm trung thu, em thích có bánh ăn
Đó là ao ước của cậu bé Đỗ Viết Tùng (7 tuổi, quê Thanh Hóa). Ra Hà Nội chữa trị căn bệnh ung thư máu hơn năm nay, Tùng không còn nhớ là em đã gắn bó với phòng số 1, tầng 7, nhà A14 này từ bao giờ nữa. Em chỉ nhớ được rằng, trước lúc em đi, thì tóc em còn mọc, nhưng bây giờ, tóc đã rụng toàn bộ vì những đợt truyền hóa chất và thuốc kháng sinh.
Tùng hồ hởi kể về đêm trung thu năm trước khi em còn được ở nhà với mẹ. Gia đình Tùng không khá giả gì để em có những chiếc bánh trung thu đắt tiền. Mẹ em ngày chạy ăn ba bữa bằng nghề làm bánh mật, bánh gai đi bán ngoài chợ. Đêm trung thu năm ấy cậu bé phá cỗ bằng những chiếc bánh còn thừa lại trong mẻ hàng đi chợ chiều của mẹ.
Sợ con tủi thân, bố em đã làm một cái đèn lồng “chế tác” từ lon bia để em cùng bạn đi đón chị Hằng. Trung thu giản dị của nhà nghèo ấy vẫn còn đọng lại mãi trong kí ức trẻ thơ của cậu bé 7 tuổi này. Em thỏ thẻ: “Bánh mẹ em làm ngon lắm. Mấy hôm trước, các anh chị tình nguyện có mang một túi quà bánh vào, nhưng em vẫn thích bánh của mẹ làm hơn”.
Cô bé Hải Yến hồ hởi kể về những ngày trung thu khi em còn được ở nhà
Hôm qua, mẹ của Hải Yến (một cô bé cũng mắc căn bệnh giống Tùng) vừa đưa hai đứa trẻ đi chơi ở công viên Thủ Lệ. Tùng rất sung sướng vì đây là lần đầu tiên em được đi đạp vịt. Tùng cười thích thú: “Mẹ chị Yến bảo đó là quà trung thu dành cho hai chị em”.
Cô bé Nguyễn Thị Hải Yến đã 10 tuổi, gương mặt xinh xắn nhưng em vẫn ngượng ngùng nghiêng tay che mái đầu đã rụng sạch tóc. Từ Quảng Bình ra đây điều trị bệnh bạch cầu, Hải Yến nhanh nhẹn, tháo vát và trở thành chị của các em nhỏ tuổi hơn mình.
Trên những khuôn mặt non nớt, hồn nhiên phảng phất những nỗi buồn. Ước mơ lớn nhất của em là đêm nay được ra ngoài, được vui chơi như các bạn cùng lứa tuổi khác, để quên đi nỗi đau bệnh tật mỗi ngày.
Trong khi bạn bè các em được đi rước đèn, thì những cô, cậu bé này chỉ được ngắm những chiếc đèn treo lửng lơ bên gi.ường bệnh, cạnh chiếc bình truyền hóa chất và những gương mặt thất thần, mệt mỏi sau bao ngày túc trực của cha mẹ.
Chiếc đèn lồng cuối cùng của mẹ
Dọc hành lang bệnh viện cũng thấp thoáng những chiếc đèn của các cháu bé, hay cạnh gi.ường bệnh cũng có những chiếc đèn mà không được thắp sáng.
Chị Tâm một phụ huynh ở Hà Tây chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi bỏ tiền ra mua cho con chiếc đèn, nhà nghèo năm nào con cũng phải chơi ké với trẻ hàng xóm. Ở quê thì làm gì có những thứ xa xỉ như thế. Năm nay mẹ mua cho được chiếc đèn thì lại là lúc nằm trong viện”.
Chị mua cho cậu con trai chiếc đèn lồng với tâm trạng não nề: “Nhiều cháu bé được cha mẹ đưa xuống đây còn có hi vọng, “còn nước còn tát” nhưng cháu nhà tôi thì không thể nữa rồi, lỡ nào đây lại là chiếc đèn cuối cùng của nó…”. Chị không nói được nữa vì nước mắt đã làm người phụ nữ này nghẹn lời.
Bé hồn nhiên khoe chiếc đèn trung thu của bố mua cho
Đưa con trai là Trần Đức Kiên lên bệnh viện Nhi Trung ương chữa trị bệnh ung thư máu, anh Trần Văn Diện (Quảng Ninh) đỏ mắt nhìn con đau đớn. Gia đình anh sống nhờ vào sáu sào ruộng và những mùa lúa “được mất nhờ trời”.
Từ khi phát hiện con trai bị bệnh, gia đình anh càng tằn tiện hơn. Những khoản chi tiêu lặt vặt khác hầu như bị cắt giảm hoàn toàn. Anh kể: “Mấy tháng đầu tôi đưa cháu lên đây nhập viện, cháu sốt và đau nhức và còn bị thiếu máu nữa. Sau 4 tháng nằm tại viện chữa trị liên tục, bệnh của cháu cũng đỡ hơn. Lúc đó, tôi xin cho cháu về nhà để cháu còn đi học, còn tôi thì đi làm kiếm tiền nuôi vợ con. Nhưng cứ theo giấy hẹn, thì mỗi tuần lại lên 1 lần để kiểm tra định kỳ. Mấy hôm nay, cháu sốt cao quá, lên kiểm tra thì các bác sỹ bảo cháu bị thiếu máu phải truyền máu”.
Nhìn đôi bàn tay yếu ớt, xanh dợt của bé đầy vết kim tiêm, người cha xót xa: “Thế mà cháu dũng cảm lắm, không khóc đâu, dù mỗi lần tiêm hay truyền hóa chất vào người là mặt cháu tái nhợt vì đau nhức”.
Ở đây, hầu hết các bé đều phải học muộn mất một, hai năm để chữa trị. Có khi đi học phải xin nghỉ hàng tháng trời là điều bình thường với các cháu bé.
“Có bé đưa đến bệnh viện, bệnh còn nhẹ. Nhưng chỉ ít hôm sau khi điều trị bị tái phát bệnh nặng hơn. Bệnh mà nặng thì chỉ có thuốc thần thuốc thánh mới chữa được, chứ đủ loại thuốc ta thuốc tây vào người cũng chẳng ăn thua” – anh Diện cho biết. “Nhiều hôm nhìn cảnh các cháu còn nhỏ mà phải chịu đau đớn nhiều như thế, nước mắt người cha không thể kìm nén được, tôi phải ra ngoài…”.
Anh Huỳnh Tăng Cường, đưa con là Huỳnh Tăng Nam vừa hơn 30 tháng tuổi ra đây chữa trị cũng được 5 tháng nay. Gia đình anh nghèo khó, chỉ làm nông nhưng đất cát cằn khô. Anh ra Hà Nội để lại người vợ ở nhà đang ở cữ với đứa con nhỏ chưa đầy hai tháng tuổi. Cả gia đìn anh chỉ trông chờ vào sức lao động của ông bà nội già nua.
Anh chị đến với nhau trong cảnh hết sức nghèo khó, 28 tháng sau khi sinh đứa con đầu lòng thì đôi vợ chồng trẻ đau đớn phát hiện ra cháu Nam bị bệnh bạch cầu cấp. Anh chị vội vã đưa cháu đến bệnh viện tuyến cấp huyện và cấp tỉnh rồi chuyển ra bệnh viện Nhi trung ương.
“Hai tháng đầu tiên, cả hai vợ chồng tôi phải chi gần 26 triệu cho chỉ riêng tiền ăn uống và tiền chăm sóc, tiền thuốc… Tất cả đều đang là số tiền nợ” – anh Cường thở dài.
Trung thu đến, để con đỡ tủi thân, anh tranh thủ xuống cổng mua vội cho con một chiếc đèn lồng rực rỡ màu sắc. Cậu bé hồ hởi bật mở công tắc cười khúc khích với những giai điệu ngỗ nghĩnh phát ra từ chiếc đèn. Bé không hề biết trên mình đang mang căn bệnh quái ác.
Trung thu – niềm mơ ước, khát khao của trẻ nhỏ - đang tràn ngập phố phường ngoài kia với những chiếc đèn đủ sắc màu, những chiếc bánh xinh xắn đủ dạng hình, nhưng ở trong này là một thế giới khác hẳn với những đứa trẻ đang ngày ngày chống chọi với nỗi đau bệnh tật. Ở trong căn phòng kia, một cậu bé đang nhận mũi kim tiêm mà tay còn nắm chặt chiếc đèn lồng – món quà mà người mẹ khốn khổ mua vội để an ủi những giọt nước mắt của em…
Theo VNN
Hiệu chỉnh bởi quản lý: