- Tham gia
- 2/1/2011
- Bài viết
- 1.024
ngồn:kenh14.vn
Đối với những loài này chiếc mũi không dừng lại ở việc hít thở.
Thính giác "siêu" nhạy của loài gấu
Nếu bạn đang nghĩ rằng loài chó săn chuyên nghiệp sở hữu chiếc mũi “siêu hạng” nhất trong việc đánh hơi, tìm dấu vết thì bạn đang nhầm đấy nhé. Thực ra kẻ có chiếc mũi cực thính (gấp đến 7 lần loài chó và gấp 100 lần con người) chính là những con gấu có cấu tạo bề ngoài mũi rất bình thường.
Chiếc vòi đa năng của voi
Voi là loài động vật sở hữu chiếc mũi rất lạ mà chúng ta vẫn hay gọi là vòi đấy. “Chiếc mũi” của voi cực đa năng, ngoài việc thực hiện công việc hô hấp, hít ngửi thông thường thì nó còn đóng vai trò như một “chi”. Tức là voi có thể dung vòi như một cánh tay chắc khỏe để nhặt cành cây, hái quả trên cao, cầm, nắm thức ăn. Ngoài ra voi còn có thể dùng vòi để uống nước hay biến nó thành một chiếc “vòi hoa sen” để tắm mát.
Cá mập đầu búa
Cấu tạo phần đầu nhô ra của cá mập đầu búa có chứa các cơ quan khứu giác rất nhạy, nó có chắc năng ghìm chặt con mồi trước khi “xơi tái”. Và cũng chính vì phần đầu có bề nang rộng nên mũi của chúng nằm cách xa hơn so với các loài cá mập thông thường.
Chuột đánh hơi... mìn
Nói đến chuột, người ta nghĩ ngay đến đây là loài gặm nhấm phá hoại. Đã bao giờ bạn nghĩ rằng, chuột có thể làm được công việc rất cao cả là phá bom mìn không? Chuột được bắt đầu đào tạo khi mới chỉ 4 tuần tuổi. Lý do đào tạo sớm như vậy là để chúng dần mất đi cái nỗi sợ “cố hữu” với con người. Chúng sẽ được huấn luyện để phân biệt mùi thức ăn và mùi từ những… quả mìn (chất nổ TNT).
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chó được coi là động vật dò tìm mìn đáng tin cậy nhất, có thể ngửi thấy những quả mìn chôn sau 15 đến 20 cm dưới đất mà thiết bị dò tìm có thể bỏ qua. Hiện nay, chuột túi Châu Phi là một “công cụ” mới và rất quan trọng trong công việc cam go này.
Chim bồ câu nhớ được đường nhờ khứu giác
Khả năng ghi nhớ đường đi của loài bồ câu đã được biết đến từ thời xa xưa. Nhưng mới đây sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện bồ câu sử dụng khứu giác như một chiếc la bàn. Bằng chứng là khi một dây thần kinh khứu bị cắt đứt, loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để tìm hướng về.
Từ đó, các nhà khoa học đã thừa nhận khả năng xác định phương hướng bằng khứu giác của bồ câu. Có được khả năng này là nhờ mỏ trên của bồ câu đưa thư có những hạt từ tính nhỏ xíu, chính những hạt này giúp chúng lập bản đồ từ trường trái đất trong những hành trình vạn dặm. Vì vậy, chẳng cần “hỏi” đường, bồ câu vẫn có thể “lần” ra đúng địa chỉ.
Khỉ mũi tẹt "hắt hơi xổ mũi"
Khỉ mũi tẹt Myanmar có chiều cao chừng 60 cm. Do thiếu sống mũi nên hai lỗ mũi của khỉ hướng lên phía trên, khiến nước mưa rất dễ lọt vào và gây hiện tượng hắt hơi.
Loài khỉ này không có sống mũi và thường hắt hơi rất nhiều mỗi khi trời đổ mưa. Do đó, chúng thường phải cúi mặt vào hai đầu gối để không bị hắt hơi.
Cá vòi voi cực lạ ở Châu Phi
Điều đặc biệt ở loài cá này chính là hình dáng chiếc "vòi" ở phần đầu của chúng rất giống chiếc vòi voi. Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng nước bùn lầy ở Châu Phi, môi trường lý tưởng để những chiếc mũi dài của chúng phát huy tác dụng vì cá thích sục mũi xuống đáy bùn để tìm thức ăn.
Cá vòi voi thường hoạt động kiếm ăn vào ban đêm nhờ chiếc mũi có chức năng như là một “máy dò” thức ăn bằng điện từ, hoạt động như các "máy dò kim loại".
Chiếc mũi quá khổ của Khỉ vòi ở Đông Nam Á
Khỉ mũi dài, hay còn gọi là khỉ vòi, sống ở Đông Nam Á. Đặc điểm nổi bật của chúng là có một chiếc mũi to và dài. Khi chúng vui mừng hay bị kích động, chiếc mũi của chúng sẽ “nở” to lên và rung rung trông rất lạ.
Chiếc mũi cũng chính là công cụ giúp khỉ đực thu hút được bạn tình. Khỉ đực mũi càng dài, càng thu hút con cái. Có những con khỉ đực mũi dài tới 18cm. Mỗi đàn khỉ vòi thường gồm 8 - 10 con, phân bổ trong một khu vực rộng chừng 2km. Hiện tại, loài này đang nằm trong Danh sách Đỏ gồm những loài đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Ếch "Pinocchio"
Vào năm 2008 các nhà khoa học đã phát hiện một loài ếch mới tại một khu rừng ở Indonesia mà họ đặt tên là ếch "Pinocchino" bởi phần mũi dài khác thường của chúng. Khi cất tiếng kêu, lập tức phần mũi của nó phồng và hướng lên trên, còn khi không hoạt động nó lại xẹp đi.
Chuột chũi mũi sao
Những con chuột chũi đặc biệt này chỉ sống ở miền đông Canada và đông bắc nước Mỹ. Chúng dành nhiều thời gian cho cuộc sống dưới lòng đất và đào những chiếc hang.
Mũi của chúng có hình dáng khá kỳ dị với 22 chiếc râu màu hồng tủa ra bốn phía. Đây là bộ phận vô cùng hữu dụng bởi nó vừa giúp loài vật này đi lại trong hang tối, vừa giúp nó linh hoạt tìm kiếm mồi.
Nhân vật Speckles trong G-Force
Bạn nào mê phim hoạt hình chắc hẳn sẽ liên tưởng ngay tới nhân vật Speckles trong bộ phim G-Forrce (Biệt đội chuột lang), chuột chũi mũi sao chính là hình tượng của nhân vật này.
Đối với những loài này chiếc mũi không dừng lại ở việc hít thở.
Thính giác "siêu" nhạy của loài gấu
Nếu bạn đang nghĩ rằng loài chó săn chuyên nghiệp sở hữu chiếc mũi “siêu hạng” nhất trong việc đánh hơi, tìm dấu vết thì bạn đang nhầm đấy nhé. Thực ra kẻ có chiếc mũi cực thính (gấp đến 7 lần loài chó và gấp 100 lần con người) chính là những con gấu có cấu tạo bề ngoài mũi rất bình thường.
Chiếc vòi đa năng của voi
Voi là loài động vật sở hữu chiếc mũi rất lạ mà chúng ta vẫn hay gọi là vòi đấy. “Chiếc mũi” của voi cực đa năng, ngoài việc thực hiện công việc hô hấp, hít ngửi thông thường thì nó còn đóng vai trò như một “chi”. Tức là voi có thể dung vòi như một cánh tay chắc khỏe để nhặt cành cây, hái quả trên cao, cầm, nắm thức ăn. Ngoài ra voi còn có thể dùng vòi để uống nước hay biến nó thành một chiếc “vòi hoa sen” để tắm mát.
Cá mập đầu búa
Cấu tạo phần đầu nhô ra của cá mập đầu búa có chứa các cơ quan khứu giác rất nhạy, nó có chắc năng ghìm chặt con mồi trước khi “xơi tái”. Và cũng chính vì phần đầu có bề nang rộng nên mũi của chúng nằm cách xa hơn so với các loài cá mập thông thường.
Chuột đánh hơi... mìn
Nói đến chuột, người ta nghĩ ngay đến đây là loài gặm nhấm phá hoại. Đã bao giờ bạn nghĩ rằng, chuột có thể làm được công việc rất cao cả là phá bom mìn không? Chuột được bắt đầu đào tạo khi mới chỉ 4 tuần tuổi. Lý do đào tạo sớm như vậy là để chúng dần mất đi cái nỗi sợ “cố hữu” với con người. Chúng sẽ được huấn luyện để phân biệt mùi thức ăn và mùi từ những… quả mìn (chất nổ TNT).
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chó được coi là động vật dò tìm mìn đáng tin cậy nhất, có thể ngửi thấy những quả mìn chôn sau 15 đến 20 cm dưới đất mà thiết bị dò tìm có thể bỏ qua. Hiện nay, chuột túi Châu Phi là một “công cụ” mới và rất quan trọng trong công việc cam go này.
Chim bồ câu nhớ được đường nhờ khứu giác
Khả năng ghi nhớ đường đi của loài bồ câu đã được biết đến từ thời xa xưa. Nhưng mới đây sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện bồ câu sử dụng khứu giác như một chiếc la bàn. Bằng chứng là khi một dây thần kinh khứu bị cắt đứt, loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để tìm hướng về.
Từ đó, các nhà khoa học đã thừa nhận khả năng xác định phương hướng bằng khứu giác của bồ câu. Có được khả năng này là nhờ mỏ trên của bồ câu đưa thư có những hạt từ tính nhỏ xíu, chính những hạt này giúp chúng lập bản đồ từ trường trái đất trong những hành trình vạn dặm. Vì vậy, chẳng cần “hỏi” đường, bồ câu vẫn có thể “lần” ra đúng địa chỉ.
Khỉ mũi tẹt "hắt hơi xổ mũi"
Khỉ mũi tẹt Myanmar có chiều cao chừng 60 cm. Do thiếu sống mũi nên hai lỗ mũi của khỉ hướng lên phía trên, khiến nước mưa rất dễ lọt vào và gây hiện tượng hắt hơi.
Loài khỉ này không có sống mũi và thường hắt hơi rất nhiều mỗi khi trời đổ mưa. Do đó, chúng thường phải cúi mặt vào hai đầu gối để không bị hắt hơi.
Cá vòi voi cực lạ ở Châu Phi
Điều đặc biệt ở loài cá này chính là hình dáng chiếc "vòi" ở phần đầu của chúng rất giống chiếc vòi voi. Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng nước bùn lầy ở Châu Phi, môi trường lý tưởng để những chiếc mũi dài của chúng phát huy tác dụng vì cá thích sục mũi xuống đáy bùn để tìm thức ăn.
Cá vòi voi thường hoạt động kiếm ăn vào ban đêm nhờ chiếc mũi có chức năng như là một “máy dò” thức ăn bằng điện từ, hoạt động như các "máy dò kim loại".
Chiếc mũi quá khổ của Khỉ vòi ở Đông Nam Á
Khỉ mũi dài, hay còn gọi là khỉ vòi, sống ở Đông Nam Á. Đặc điểm nổi bật của chúng là có một chiếc mũi to và dài. Khi chúng vui mừng hay bị kích động, chiếc mũi của chúng sẽ “nở” to lên và rung rung trông rất lạ.
Chiếc mũi cũng chính là công cụ giúp khỉ đực thu hút được bạn tình. Khỉ đực mũi càng dài, càng thu hút con cái. Có những con khỉ đực mũi dài tới 18cm. Mỗi đàn khỉ vòi thường gồm 8 - 10 con, phân bổ trong một khu vực rộng chừng 2km. Hiện tại, loài này đang nằm trong Danh sách Đỏ gồm những loài đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Ếch "Pinocchio"
Vào năm 2008 các nhà khoa học đã phát hiện một loài ếch mới tại một khu rừng ở Indonesia mà họ đặt tên là ếch "Pinocchino" bởi phần mũi dài khác thường của chúng. Khi cất tiếng kêu, lập tức phần mũi của nó phồng và hướng lên trên, còn khi không hoạt động nó lại xẹp đi.
Chuột chũi mũi sao
Những con chuột chũi đặc biệt này chỉ sống ở miền đông Canada và đông bắc nước Mỹ. Chúng dành nhiều thời gian cho cuộc sống dưới lòng đất và đào những chiếc hang.
Mũi của chúng có hình dáng khá kỳ dị với 22 chiếc râu màu hồng tủa ra bốn phía. Đây là bộ phận vô cùng hữu dụng bởi nó vừa giúp loài vật này đi lại trong hang tối, vừa giúp nó linh hoạt tìm kiếm mồi.
Nhân vật Speckles trong G-Force
Bạn nào mê phim hoạt hình chắc hẳn sẽ liên tưởng ngay tới nhân vật Speckles trong bộ phim G-Forrce (Biệt đội chuột lang), chuột chũi mũi sao chính là hình tượng của nhân vật này.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: