Những Điểm Tinh Tế Trong Việc Nói Trước Công Chúng

benhi2311

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/7/2011
Bài viết
165
Xét về phạm vi chính trị – xã hội, quý đầu tiên của năm 2010 được xem là có vai trò then chốt trong việc tìm hiểu những điều không nên làm.
Điểm buồn cười là hầu hết các bài học đó đều rút ra từ những nhân vật mà chúng ta bị thúc dục xây dựng cuộc sống của mình theo gương họ. Nhiều người đã cảm thấy không thuyết phục khi tay golf chuyên nghiệp Tiger Woods chính thức xin lỗi về hành vi tai tiếng của mình. Anh ta tỏ ra thờ ơ một cách khó coi khi đọc những điều mà lý ra là lời xin lỗi chân thành.

Tương tự thế, thủ tướng Nga Vladimir Putin đã tự làm mất mặt mình kỳ Thế vận hội gần đây khi vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ Evan Lysacek đã buộc phải bảo vệ cho chiến thắng huy chương vàng của mình trước sự công kích lăng nhục, kích động và bốc đồng.
Điều kỳ lạ là các cá nhân có vẻ ngoài trau chuốt lại tự làm hoen ố mình. Tuy nhiên, ông Peter Handal, tổng giám đốc của tổ chức huấn luyện phát triển nguồn nhân lực dựa trên hiệu quả làm việc Dale Carnegie, cho biết thậm chí những người có tu dưỡng nhất trong chúng ta cũng có thể lỡ lời, đặc biệt là khi nói trước công chúng.

Ông nói: “Đó cũng là điều thường gặp khi các cá nhân không quen nói trước công chúng đọc và lệ thuộc những tờ ghi chú để chế ngự và loại bỏ những khoảng lặng vụng về, nhưng việc này cần phải được giới hạn nếu người nói muốn cho mọi người thấy sự chân thành của mình. Bài phát biểu của Woods được viết rất tốt và có tất cả các biểu hiện của một lời xin lỗi chân thành và phù hợp nhưng việc trình bày nó trước khán giả ảo khiến người khác thấy thiếu điều gì đó”.

Xét theo khía cạnh đó, Handal xem Lysacek là ví dụ điển hình về cách nói phù hợp trước công chúng. Lysacek đã trình quan điểm của mình mà không quá lệ thuộc vào tài liệu in sẵn, thể hiện chính anh ta, để cho khán giả tham gia vào cuộc nói chuyện mà vẫn giữ nó ngắn gọn, có sự giao tiếp qua ánh mắt mạnh mẽ và thể hiện bài nói của mình với tất cả sự nhiệt tình. Ông cũng nhấn mạnh rằng cách làm chung chính là làm chủ đề tài; biết rõ chủ đề của bài thuyết trình để có thể thảo luận về nó một cách thoải mái.
Rất may là những yếu tố nền tảng đó đều áp dụng trong tất cả các khía cạnh nói trước cung chúng, dù đó là trong lớp học, phòng ăn hay phòng họp, hay nói với bất kỳ khán giả nào từ 1 cho đến 1000 người. Ngoài ra, bất kể tuổi tác, giới tính hay bối cảnh thì mục đích phải luôn kiên định: Chúng ta không nói 1 chiều mà nói với mọi người thông qua sự chân thành, nhịp điệu, sự nhiệt tình và luôn cho họ thấy là họ quan trọng.

Handal đưa ra lời kết rằng “nếu khán giả thấy chúng ta đang cố thuyết phục họ về một điều gì thì họ sẽ ngay lập tức phòng vệ và ít chấp nhận những gì chúng ta nói”.
Một học học viên của Dale Carnegie nói “hãy nói những điều họ quan tâm và thường xuyên dùng tên của họ. Tên của một người luôn là âm thanh êm đềm và ngọt ngào nhất. Hãy dùng nó thường xuyên để thu hút họ”.

Dale Carnegie Vietnam

Nguồn: Đắc Nhân Tâm
 
×
Quay lại
Top Bottom