Hạt methi được sử dụng như một gia vị cho các món ăn hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết hết các công dụng của nó. Sử dụng hạt methi mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho bạn và gia đình.
Methi tên la tinh là Trigonella foecum-graecum, họ đậu (Fabaceae), có tên khác là Fenugrec (Pháp), Koroha (Nhật), Halba (Malaysia), Fino-greco (Ý), Hồ lô ba (Trung Quốc). Bộ phận dùng là hạt và lá. Cây được trồng nhiều, dùng làm thực phẩm, làm thuốc từ hơn 4000 năm qua, là cây thuộc vùng ôn đới Châu Âu và Bắc Phi, trồng từ Địa Trung Hải tới Trung Quốc. Người La Mã xưa, dùng Methi để giúp dễ đẻ, người Ấn Độ dùng tăng tiết sữa, người Trung Quốc dùng hạt Methi làm thuốc bổ, chống yếu chân, phù chân, dễ tiêu hoá.
Từ xa xưa, người Ai Cập đã dùng hạt Methi làm gia vị, ướp xác, xông hương, lá và ngọn Methi làm rau ăn, cây làm thức ăn cho súc vật. Y học cổ truyền công nhận hạt Methi có vị đắng (vì chứa 1% alcaloid) ôn thận, tán hàn, chỉ thống, dùng trị thận suy, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng đi lại khó khăn, kích thích tính dục, tăng tuyến sữa, da dẻ mịn màng.
Ngày nay hạt Methi vẫn được dùng phổ biến để điều trị đau dạ dày, đau bụng, thấp khớp, nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, tăng cường khả năng tính dục… Phụ nữ dùng hạt Methi rang lên để giữ thân hình thon đẹp. Người Ba Tư và Ả Rập thường dùng hạt Methi để làm tăng khối nạc cho phụ nữ và để tăng cường khả năng tính dục cho nam giới.
Nhiều nước còn dùng hạt Methi giúp nhuận tràng, lợi tiểu, chống phù thũng, điều kinh, làm thuốc mỡ đắp chữa bỏng giảm đau và thường dùng như thực phẩm, làm gia vị trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Hỗ trợ người bệnh tiểu đường
Hạt Methi được dùng phổ biến nhất để chống tiểu đường, nhất là ở Mỹ, Ấn Độ, sau đến các nước vùng Địa Trung Hải (Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Albani, Slovenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Libya, Algeria, Maroc, Tunisia…).
Để cắt nghĩa tác dụng nổi trội của hạt Methi trong chống tiểu đường, người ta đã thấy trong hạt chứa một acid amin là 4-hydroxy-isoleucin làm tăng được insulin ở tế bào beta của đảo tuỵ, nên Methi làm giảm nồng độ glucose - máu, làm tăng số lượng thụ thể với insulin; Methi ức chế hoạt tính của alpha - amylase và sucrase (là các enzym ở ruột xúc tác cho chuyển hoá hydrat carbon) và Methi còn chứa trigonelline có lợi ích chống glucose - niệu.
Ngoài ra, vai trò của chất xơ trong hạt Methi cũng rất quan trọng. Chất xơ tự nhiên trong hạt Methi là galactomannan chiếm 50% trọng lượng hạt khô (gồm 30% xơ hoà tan và 20% xơ không tan) sẽ làm chậm hấp thu glucose sau bữa ăn của người bệnh tiểu đường. Chất xơ của hạt Methi rất ổn định khi chế biến, giúp cải thiện chức năng tiêu hoá, không gây đầy hơi, giúp tăng khối lượng phân, giảm nguy cơ táo bón, đại tiện dễ nhờ phân mềm, giảm nguy cơ túi thừa đại tràng, giảm trĩ và nứt hậu môn.
Chất xơ này còn cải thiện sức khoẻ cho người tiểu đường nhờ hạn chế được số lượng calo mang vào, giảm thèm ăn, kiểm soát ăn quá no, hạn chế tăng thể trọng. Galactomannan (chất xơ của hạt Methi) cũng giúp làm giảm cholesterol - máu nên có ích trong phòng và chữa vữa xơ động mạch và các bệnh tim mạch.
Viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ đã cho thấy lợi ích của hạt Methi chống tiểu đường cả tuýp I và tuýp II, tác dụng như sau: Giảm glucose - máu lúc đói, cải thiện dung nạp glucose, giảm glucose niệu, giảm tỷ lệ % HbA1c, giảm nồng độ glucose máu sau bữa ăn, cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường (đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, suy yếu, sụt cân).
Tổ chức Y tế thế giới cũng đã công nhận dùng hạt Methi hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường tuýp I và II. Người bệnh uống hạt Methi đều đặn có thể giảm liều dùng của các thuốc chống tiểu đường như glibenclamid/glipizid/metformin khoảng 20% khi phối hợp.
Hạt Methi còn chống rối loạn lipid máu: ăn hạt này thường xuyên và kéo dài, người bệnh sẽ thấy giảm các nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL – cholesterol trong máu, có thể do thành phần sapogenin trong hạt làm tăng tiết cholesterol ở mật, nên làm hạ cholesterol trong huyết thanh và đào thải cùng acid mật theo phân.
Hạt Methi làm giảm sự peroxy hoá lipid, kìm h.ãm sự hao hụt các phân tử chống oxy hoá (như superoxyd - dismutase, glutathion - peroxydase). Như vậy Methi là chất chống oxy hoá, mang lợi ích nhiều mặt cho người dùng (như chống tiểu đường, lão hoá, các bệnh chuyển hoá, bệnh tim mạch…). Hạt Methi có lợi cho chức phận tiêu hoá nhờ làm tăng tiết acid mật (35%), tăng tốc độ dòng chảy của mật (44%), tăng hoạt tính lipase ở tuỵ tạng (43%), tăng hoạt tính chymotrypsin, giảm amylase tuỵ tạng, giảm trypsin tuỵ.
Độ an toàn của hạt Methi
Sử dụng hạt Methi rất an toàn nếu tuân theo cách dùng và liều lượng. Rất ít khi gặp dị ứng, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, giảm thể trọng.
Dùng thận trọng khi có tạng chảy máu, khi dùng chung thuốc làm hạ kali - máu (như thuốc lợi niệu, nhuận tràng…)
Không dùng khi đang mang thai (vì hạt Methi làm tăng co bóp tử cung ở súc vật thí nghiệm).
Uống 25gam/ngày, dùng trong 24 tuần, không thấy có dấu hiệu độc với gan, thận, huyết học.
Xem thêm tại đây.
Liên hệ: 0973 996 304
https://www.yteonline.vn/productlist/hat-methi.htm
Methi tên la tinh là Trigonella foecum-graecum, họ đậu (Fabaceae), có tên khác là Fenugrec (Pháp), Koroha (Nhật), Halba (Malaysia), Fino-greco (Ý), Hồ lô ba (Trung Quốc). Bộ phận dùng là hạt và lá. Cây được trồng nhiều, dùng làm thực phẩm, làm thuốc từ hơn 4000 năm qua, là cây thuộc vùng ôn đới Châu Âu và Bắc Phi, trồng từ Địa Trung Hải tới Trung Quốc. Người La Mã xưa, dùng Methi để giúp dễ đẻ, người Ấn Độ dùng tăng tiết sữa, người Trung Quốc dùng hạt Methi làm thuốc bổ, chống yếu chân, phù chân, dễ tiêu hoá.
Từ xa xưa, người Ai Cập đã dùng hạt Methi làm gia vị, ướp xác, xông hương, lá và ngọn Methi làm rau ăn, cây làm thức ăn cho súc vật. Y học cổ truyền công nhận hạt Methi có vị đắng (vì chứa 1% alcaloid) ôn thận, tán hàn, chỉ thống, dùng trị thận suy, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng đi lại khó khăn, kích thích tính dục, tăng tuyến sữa, da dẻ mịn màng.
Ngày nay hạt Methi vẫn được dùng phổ biến để điều trị đau dạ dày, đau bụng, thấp khớp, nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, tăng cường khả năng tính dục… Phụ nữ dùng hạt Methi rang lên để giữ thân hình thon đẹp. Người Ba Tư và Ả Rập thường dùng hạt Methi để làm tăng khối nạc cho phụ nữ và để tăng cường khả năng tính dục cho nam giới.
Nhiều nước còn dùng hạt Methi giúp nhuận tràng, lợi tiểu, chống phù thũng, điều kinh, làm thuốc mỡ đắp chữa bỏng giảm đau và thường dùng như thực phẩm, làm gia vị trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Hỗ trợ người bệnh tiểu đường
Hạt Methi được dùng phổ biến nhất để chống tiểu đường, nhất là ở Mỹ, Ấn Độ, sau đến các nước vùng Địa Trung Hải (Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Albani, Slovenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Libya, Algeria, Maroc, Tunisia…).
Để cắt nghĩa tác dụng nổi trội của hạt Methi trong chống tiểu đường, người ta đã thấy trong hạt chứa một acid amin là 4-hydroxy-isoleucin làm tăng được insulin ở tế bào beta của đảo tuỵ, nên Methi làm giảm nồng độ glucose - máu, làm tăng số lượng thụ thể với insulin; Methi ức chế hoạt tính của alpha - amylase và sucrase (là các enzym ở ruột xúc tác cho chuyển hoá hydrat carbon) và Methi còn chứa trigonelline có lợi ích chống glucose - niệu.
Ngoài ra, vai trò của chất xơ trong hạt Methi cũng rất quan trọng. Chất xơ tự nhiên trong hạt Methi là galactomannan chiếm 50% trọng lượng hạt khô (gồm 30% xơ hoà tan và 20% xơ không tan) sẽ làm chậm hấp thu glucose sau bữa ăn của người bệnh tiểu đường. Chất xơ của hạt Methi rất ổn định khi chế biến, giúp cải thiện chức năng tiêu hoá, không gây đầy hơi, giúp tăng khối lượng phân, giảm nguy cơ táo bón, đại tiện dễ nhờ phân mềm, giảm nguy cơ túi thừa đại tràng, giảm trĩ và nứt hậu môn.
Chất xơ này còn cải thiện sức khoẻ cho người tiểu đường nhờ hạn chế được số lượng calo mang vào, giảm thèm ăn, kiểm soát ăn quá no, hạn chế tăng thể trọng. Galactomannan (chất xơ của hạt Methi) cũng giúp làm giảm cholesterol - máu nên có ích trong phòng và chữa vữa xơ động mạch và các bệnh tim mạch.
Viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ đã cho thấy lợi ích của hạt Methi chống tiểu đường cả tuýp I và tuýp II, tác dụng như sau: Giảm glucose - máu lúc đói, cải thiện dung nạp glucose, giảm glucose niệu, giảm tỷ lệ % HbA1c, giảm nồng độ glucose máu sau bữa ăn, cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường (đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, suy yếu, sụt cân).
Tổ chức Y tế thế giới cũng đã công nhận dùng hạt Methi hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường tuýp I và II. Người bệnh uống hạt Methi đều đặn có thể giảm liều dùng của các thuốc chống tiểu đường như glibenclamid/glipizid/metformin khoảng 20% khi phối hợp.
Hạt Methi còn chống rối loạn lipid máu: ăn hạt này thường xuyên và kéo dài, người bệnh sẽ thấy giảm các nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL – cholesterol trong máu, có thể do thành phần sapogenin trong hạt làm tăng tiết cholesterol ở mật, nên làm hạ cholesterol trong huyết thanh và đào thải cùng acid mật theo phân.
Hạt Methi làm giảm sự peroxy hoá lipid, kìm h.ãm sự hao hụt các phân tử chống oxy hoá (như superoxyd - dismutase, glutathion - peroxydase). Như vậy Methi là chất chống oxy hoá, mang lợi ích nhiều mặt cho người dùng (như chống tiểu đường, lão hoá, các bệnh chuyển hoá, bệnh tim mạch…). Hạt Methi có lợi cho chức phận tiêu hoá nhờ làm tăng tiết acid mật (35%), tăng tốc độ dòng chảy của mật (44%), tăng hoạt tính lipase ở tuỵ tạng (43%), tăng hoạt tính chymotrypsin, giảm amylase tuỵ tạng, giảm trypsin tuỵ.
Độ an toàn của hạt Methi
Sử dụng hạt Methi rất an toàn nếu tuân theo cách dùng và liều lượng. Rất ít khi gặp dị ứng, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, giảm thể trọng.
Dùng thận trọng khi có tạng chảy máu, khi dùng chung thuốc làm hạ kali - máu (như thuốc lợi niệu, nhuận tràng…)
Không dùng khi đang mang thai (vì hạt Methi làm tăng co bóp tử cung ở súc vật thí nghiệm).
Uống 25gam/ngày, dùng trong 24 tuần, không thấy có dấu hiệu độc với gan, thận, huyết học.
Xem thêm tại đây.
Liên hệ: 0973 996 304
https://www.yteonline.vn/productlist/hat-methi.htm