Những chú mèo "ghi danh" trong list thành tựu khoa học thế giới

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh của những chú mèo được nhân bản vô tính, mèo phát sáng hay đưa vào thám hiểm vũ trụ...

Mèo là một trong những loài động vật được yêu thích nhất trên thế giới và thường được con người nuôi cảnh trong nhà.

Hơn thế nữa, chúng cũng là một loài vật rất thông minh và có một vài đặc tính khá đặc biệt. Chính vì vậy, các nhà khoa học từng nhiều lần sử dụng mèo trong các nghiên cứu của mình. Dưới đây là những chú mèo "bác học" từng được đóng góp trong các nghiên cứu khoa học trên thế giới.

1. Mèo nhân bản vô tính

Năm 2001, dự án Operation CopyCat của Đại học Texas A&M đã tạo ra CC (Carbon Copy), chú mèo nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


Chú mèo này được cấy ghép ADN từ một con mèo cái tam thể tên Rainbow vào một tế bào trứng đã được loại bỏ nhân. Tế bào này sau đó được cấy phôi vào mèo mẹ thay thế - Allie.

Mặc dù mèo CC giống với mèo Rainbow về mặt di truyền nhưng hai con mèo này nhìn hoàn toàn khác nhau. Đó là bởi vì màu lông mèo bị thay đổi bởi hệ gene biểu sinh.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


Hệ gene này xảy ra trong tử cung và làm thay đổi ADN của mèo con. Mèo CC sống được khoảng 10 năm, thậm chí chú mèo CC còn sinh một vài con mèo con hoàn toàn bình thường.

2. Mèo gián điệp

Bạn có biết, thiết bị gián điệp công nghệ cao đã xuất hiện từ hàng chục năm trước. Vào thập niên 1960, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã thực hiện dự án Operation Acoustic Kitty.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


Dự án này nhằm huấn luyện các chú mèo nghe trộm cuộc nói chuyện ở Nga. Với một chiếc microphone được gắn trong tai, một vật truyền tín hiệu gần cổ và một chiếc anten ở đuôi, chú mèo gián điệp đã sẵn sàng cho nhiệm vụ đầu tiên.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


Tuy nhiên, ngay khi chạy qua đường, chú mèo không may đã bị một chiếc taxi đâm phải. Một bản ghi chép năm 1967 kết luận rằng, dự án này không thể đáp ứng được những nhu cầu chuyên dụng của chuyên gia thời đó.

3. Mèo Oscar được lắp chân giả

Vào năm 2010, Oscar trở thành chú mèo đầu tiên được gắn chân giả trực tiếp vào xương mắt cá chân. Công nghệ này được gọi là công nghệ gắn chân giả xuyên qua xương, được viết tắt là ITAP.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


Công nghệ giúp gắn chặt kim loại vào xương mắt cá chân và giúp tránh được bụi bẩn cũng như vi khuẩn. ITAP cũng được thử nghiệm ở những người muốn gắn chân giả vào xương hơn là loại chân giả có thể tháo rời.

4. Mèo phát sáng trong bóng tối

Khi các nhà khoa học tạo ra chú mèo có thể phát sáng do biến đổi gene này vào năm 2011, họ đã cấy vào chú một loại gene có thể giúp đề kháng với bệnh AIDS ở mèo.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg

Màu xanh huỳnh quang là do một loại gene khác biệt được các nhà khoa học cấy vào nhằm nghiên cứu độ tích hợp của loại gene này với cơ thể mèo.


nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


Các nhà khoa học dự định sử dụng kết quả này nhằm tìm hiểu sự kháng với virus gây bệnh suy giảm miễn dịch của loài mèo (FIV). Nếu những chú mèo phát sáng này có sức đề kháng mạnh - nó có thể giúp ích cho chiến dịch ngăn ngừa HIV ở người.

5. Mèo thám hiểm

Ít ai ngờ, “quý cô Chippy” hoàn toàn là một chú mèo đực và được tham gia vào chuyến thám hiểm Nam Cực cùng với Ernest Shackleton trong khoảng thời gian 1912 - 1914.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


“Quý cô Chippy” rất được các thành viên trên tàu yêu thích bởi khả năng ngăn cản sự phá hoại của loài gặm nhấm. Nhưng đáng buồn là khi con tàu đâm vào tảng băng trôi, Shackleton và toàn bộ thủy thủ trên tàu phải bỏ lại con tàu cũng như bất kỳ các vật nặng khác, bao gồm cả chú mèo này.

“Quý cô Chippy” được ăn bữa ăn cuối cùng trước khi bị bỏ lại, nhưng những ký ức đẹp về chú mèo này vẫn còn hiện hữu qua bức điêu khắc bằng đồng được đặt trên đỉnh mộ của người chủ.

6. Mèo không trọng lượng

Bạn thường nghĩ rằng, mèo luôn đứng trên đôi chân của chúng? Nhưng vào năm 1947, chính phủ Hoa Kỳ lại đưa ra một sự thật lạ kỳ hơn thế.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


Tổ chức Aerospace Medical Division đã mang hai chú mèo lên máy bay C-131- loại chuyên dùng để thực hiện các cuộc nghiên cứu ngắn hạn về trọng lực, nhằm cho chúng trải nghiệm cảm giác không trọng lượng trong một vài giây. Cũng giống con người, những chú mèo này cũng bay lơ lửng, không trọng lượng.

7. Mèo du hành vũ trụ

Năm 1963, Félicette trở thành con mèo đầu tiên được bay vào không gian. Rõ ràng đây là một cô mèo đến từ đường phố Paris có tính cách rất dễ thương cho đến khi chính phủ Pháp bắt Félicette và 13 chú mèo khác phải trải qua đợt huấn luyện gồm khoang nén, máy ly tâm.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


Vào ngày 18/10, Félicette được bay vào không gian trong khoang du hành đặc biệt của tên lửa French Veronique AG1. Cùng lúc đó, một hệ thống điện cực được cấy vào trong não của Félicette để ghi lại các hoạt động của hệ thần kinh.

Sau khi đạt tới độ cao 160km, khoang du hành đặc biệt này tháo rời khỏi tên lửa và được thả dù lao xuống đất. Félicette may mắn thoát chết nhưng một vài tháng sau, các nhà khoa học đã giúp chú mèo này có cái chết êm ái để có thể nghiên cứu hệ thống điện cực được cấy ghép trong não trước đó.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


Cho đến ngày nay, 15 phút được bay trên không trung đã giúp chú mèo Félicette xuất hiện trên những con tem lưu hành khắp thế giới.

8. Mèo "phát điện"

Khi lớn lên ở Croatia, bạn thân nhất của nhà phát minh lỗi lạc Nikola Tesla là Macak, chú mèo khỏe nhất thế giới. Trong một bức thư được PBS công bố, Tesla đã viết về việc con mèo này truyền cảm hứng làm việc cho ông như thế nào.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


"Vào lúc chạng vạng tối, khi tôi vỗ vào lưng Macak, tôi phát hiện ra một điều kỳ diệu: lưng của Macak là một mảng sáng và tay của tôi tỏa ra một chùm sáng sặc sỡ. Mẹ tôi yêu cầu tôi ngừng chơi với con mèo này ngay bởi nó có thể gây ra đám cháy. Nhưng tôi vẫn đang lơ đãng trong những dòng suy nghĩ. Chợt một ý nghĩ nảy ra trong đầu tôi - Điện là gì?”

Do đó, có lẽ nếu không có Macak, Tesla sẽ chẳng bao giờ có thể phát minh dòng điện xoay chiều hiện tại - thứ đang cung cấp năng lượng cho máy tính và các thiết bị của bạn.

9. Mèo lượng tử

Để nghiên cứu cơ học lượng tử, Erwin Schrödinger đặt chú mèo vào chiếc hộp sắt kín với chai thuốc độc và mẩu vật chất phóng xạ.

nhung-chu-meo-ghi-danh-trong-list-thanh-tuu-khoa-hoc-the-gioi.jpg


Nếu nguyên tử phân rã và có tia phóng xạ phát ra, lọ thuốc độc sẽ bị vỡ và chú mèo sẽ chết. Vì người quan sát không thể biết được chú mèo có bị dính độc hay không nên ông chỉ có thể nghĩ rằng chú mèo có thể còn sống hoặc đã chết.

Đây là thí nghiệm tưởng tượng của Schrödinger, được đưa ra tranh luận với Albert Einstein để cho thấy sự thiếu hoàn hảo trong cách hiểu về cơ học lượng tử vào thời của ông.


Nguồn: Popscience, Wikipedia
Theo Ngọc Tú / Trí Thức Trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom