- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
Em mồ côi cha mẹ từ lúc còn bé, em lớn lên trong trung tâm bảo trợ xã hội..., nhưng nhiều năm liền vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Giàng Thị Dở xinh xắn trong bộ quần áo dân tộc Mông. Ảnh: T. H.
Đại diện cho thiếu nhi tỉnh Yên Bái về dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ tổ chức ở Hà Nội, Giàng Thị Dở xinh xắn trong bộ quần áo dân tộc Mông. Cô học trò 14 tuổi chia sẻ: "Hà Nội đông đúc, đường phố chật ních người đi lại, đâu đâu cũng thấy tòa nhà lớn, không có nhiều núi và cây xanh như trên quê em".
Dở là con út trong gia đình có 12 anh chị em ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu. Mẹ mất sớm, bố bị bệnh nan y nên từ lúc 6 tuổi, Dở đã được đón vào Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Em tâm sự, thời gian đầu không quen, lúc nào cũng thấy nhớ nhà nên hay khóc. Sau có nhiều bạn bè nên nỗi buồn cũng vơi bớt đi.
Giờ cô bé là chị cả, giúp cô chú trong trung tâm chăm sóc các em nhỏ tuổi hơn, đặc biệt là dạy tiếng Kinh cho các em người dân tộc thiểu số mới vào. Hiện, Dở theo học trường THCS Nguyễn Du (TP Yên Bái), 6 năm nay đều giành danh hiệu học sinh giỏi.
Em tâm sự, thi thoảng được về thăm nhà, nhìn thấy nhiều bạn bằng tuổi đã lấy chồng, sinh con, cuộc sống khó khăn khiến em càng quyết tâm phải đi học. "Nhà em nghèo, đã được đi học thì phải cố gắng thay đổi cuộc sống, không thể cứ nghèo, cứ mù chữ mãi được", Dở nói.
Hoàng Quốc Thịnh, học sinh lớp 7 Trường TPDT Nội trú Mai Sơn (Sơn La). Ảnh: T.H.
Em Hoàng Quốc Thịnh, dân tộc Kháng đến từ Mai Sơn (Sơn La) mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bố mẹ qua đời vì tai nạn giao thông lúc Thịnh mới 2 tuổi. Hiện giờ, em sống cùng bà nội, hai bà cháu nương tựa vào nhau bằng tiền lương hưu của bà và trợ cấp mồ côi của cháu.
Thịnh chia sẻ, bà luôn động viên em dù có khó khăn đến đâu cũng phải vươn lên cho bằng bạn bằng bè. Không phụ sự hy vọng của bà, nhiều năm qua Thịnh đều là học sinh giỏi toàn diện. Cậu học trò 13 tuổi biết nấu cơm từ rất sớm, nhà ở gần trường nên Thịnh tự đi học, không phải nhờ bà đưa đi đón về. "Bà làm giáo viên nên em cũng muốn trở thành thầy giáo dạy mỹ thuật, em rất thích vẽ", Thịnh tâm sự.
Đoàn Thị Anh Thư, học sinh lớp 9, trường THCS Nam Cao (Lý Nhân, Hà Nam) là cô bé lạc quan và rất tự tin khi đứng trước đông người. Bố qua đời do tai nạn lao động khi đi xuất khẩu bên Malaysia, hiện Thư sống với mẹ và anh trai. "Khi bố mất, anh trai đang là sinh viên vì buồn rầu mà hút thuốc, uống rượu. Em đã khuyên nhủ suốt thời gian dài mới làm cho anh từ bỏ được những chất kích thích độc hại kia", cô bé kể.
Đoàn Thị Anh Thư học giỏi tiếng Anh và rất tự tin trước đám đông. Ảnh: T. H.
Thư học tiếng Anh rất khá, từng đạt giải nhất cấp tỉnh tài năng tiếng Anh, giải khuyến khích cấp quốc gia tiếng Anh trên mạng năm học 2014-2015. Chỉ cần có thời gian rảnh rỗi là em mượn sách của thầy cô để học, làm bài xong thì nhờ thầy sửa. Thư tham gia những trang web học tiếng Anh trên mạng, xem phim hoạt hình có phụ đề tiếng Anh để cải thiện vốn từ và khả năng nghe nói.
"Học sinh ở nông thôn như em không có nhiều điều kiện học tiếng Anh như các bạn thành phố nên phải tự vươn lên bằng sự chăm chỉ rèn luyện, nhất là cải thiện khả năng nghe, nói. Giờ em có thể giao tiếp tàm tạm với người nước ngoài", Thư tự hào khoe.
Từ ngày 10 đến 13/6, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ 8 diễn ra tại Hà Nội và Nghệ An. Đại hội có 282 đại biểu đại diện cho hàng triệu thiếu nhi cả nước tham gia với nhiều hoạt động ý nghĩa: tham quan và dự thính phiên làm việc của Quốc hội, chung kết hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ, tham quan quê Hồ Chủ tịch ở Nghệ An, tuyên dương cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc...
'Cháu ngoan Bác Hồ' là danh hiệu do Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trao tặng cho cá nhân là học sinh tiểu học và trung học cơ sở có thành tích học tập và rèn luyện đạo đức tốt.
Thanh Hòa
Giàng Thị Dở xinh xắn trong bộ quần áo dân tộc Mông. Ảnh: T. H.
Đại diện cho thiếu nhi tỉnh Yên Bái về dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ tổ chức ở Hà Nội, Giàng Thị Dở xinh xắn trong bộ quần áo dân tộc Mông. Cô học trò 14 tuổi chia sẻ: "Hà Nội đông đúc, đường phố chật ních người đi lại, đâu đâu cũng thấy tòa nhà lớn, không có nhiều núi và cây xanh như trên quê em".
Dở là con út trong gia đình có 12 anh chị em ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu. Mẹ mất sớm, bố bị bệnh nan y nên từ lúc 6 tuổi, Dở đã được đón vào Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Em tâm sự, thời gian đầu không quen, lúc nào cũng thấy nhớ nhà nên hay khóc. Sau có nhiều bạn bè nên nỗi buồn cũng vơi bớt đi.
Giờ cô bé là chị cả, giúp cô chú trong trung tâm chăm sóc các em nhỏ tuổi hơn, đặc biệt là dạy tiếng Kinh cho các em người dân tộc thiểu số mới vào. Hiện, Dở theo học trường THCS Nguyễn Du (TP Yên Bái), 6 năm nay đều giành danh hiệu học sinh giỏi.
Em tâm sự, thi thoảng được về thăm nhà, nhìn thấy nhiều bạn bằng tuổi đã lấy chồng, sinh con, cuộc sống khó khăn khiến em càng quyết tâm phải đi học. "Nhà em nghèo, đã được đi học thì phải cố gắng thay đổi cuộc sống, không thể cứ nghèo, cứ mù chữ mãi được", Dở nói.
Hoàng Quốc Thịnh, học sinh lớp 7 Trường TPDT Nội trú Mai Sơn (Sơn La). Ảnh: T.H.
Em Hoàng Quốc Thịnh, dân tộc Kháng đến từ Mai Sơn (Sơn La) mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bố mẹ qua đời vì tai nạn giao thông lúc Thịnh mới 2 tuổi. Hiện giờ, em sống cùng bà nội, hai bà cháu nương tựa vào nhau bằng tiền lương hưu của bà và trợ cấp mồ côi của cháu.
Thịnh chia sẻ, bà luôn động viên em dù có khó khăn đến đâu cũng phải vươn lên cho bằng bạn bằng bè. Không phụ sự hy vọng của bà, nhiều năm qua Thịnh đều là học sinh giỏi toàn diện. Cậu học trò 13 tuổi biết nấu cơm từ rất sớm, nhà ở gần trường nên Thịnh tự đi học, không phải nhờ bà đưa đi đón về. "Bà làm giáo viên nên em cũng muốn trở thành thầy giáo dạy mỹ thuật, em rất thích vẽ", Thịnh tâm sự.
Đoàn Thị Anh Thư, học sinh lớp 9, trường THCS Nam Cao (Lý Nhân, Hà Nam) là cô bé lạc quan và rất tự tin khi đứng trước đông người. Bố qua đời do tai nạn lao động khi đi xuất khẩu bên Malaysia, hiện Thư sống với mẹ và anh trai. "Khi bố mất, anh trai đang là sinh viên vì buồn rầu mà hút thuốc, uống rượu. Em đã khuyên nhủ suốt thời gian dài mới làm cho anh từ bỏ được những chất kích thích độc hại kia", cô bé kể.
Đoàn Thị Anh Thư học giỏi tiếng Anh và rất tự tin trước đám đông. Ảnh: T. H.
Thư học tiếng Anh rất khá, từng đạt giải nhất cấp tỉnh tài năng tiếng Anh, giải khuyến khích cấp quốc gia tiếng Anh trên mạng năm học 2014-2015. Chỉ cần có thời gian rảnh rỗi là em mượn sách của thầy cô để học, làm bài xong thì nhờ thầy sửa. Thư tham gia những trang web học tiếng Anh trên mạng, xem phim hoạt hình có phụ đề tiếng Anh để cải thiện vốn từ và khả năng nghe nói.
"Học sinh ở nông thôn như em không có nhiều điều kiện học tiếng Anh như các bạn thành phố nên phải tự vươn lên bằng sự chăm chỉ rèn luyện, nhất là cải thiện khả năng nghe, nói. Giờ em có thể giao tiếp tàm tạm với người nước ngoài", Thư tự hào khoe.
Từ ngày 10 đến 13/6, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ 8 diễn ra tại Hà Nội và Nghệ An. Đại hội có 282 đại biểu đại diện cho hàng triệu thiếu nhi cả nước tham gia với nhiều hoạt động ý nghĩa: tham quan và dự thính phiên làm việc của Quốc hội, chung kết hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ, tham quan quê Hồ Chủ tịch ở Nghệ An, tuyên dương cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc...
'Cháu ngoan Bác Hồ' là danh hiệu do Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trao tặng cho cá nhân là học sinh tiểu học và trung học cơ sở có thành tích học tập và rèn luyện đạo đức tốt.
Thanh Hòa