Những câu hỏi thường gặp khi tham gia thực tập Mỹ

jenny.nguyen.ntt

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
30/12/2015
Bài viết
34
Nếu các bạn đang còn băn khoăn trước khi quyết định tiến hành hồ sơ để đi thực tập ở Mỹ thì hãy tham khảo bài viết này nhé. Đây là một số hệ thống cho các bạn có cái nhìn bao quát hơn về chương trình.

Thực tập thường ở bang nào? Mình muốn bang Florida.
Địa điểm thực tập đào tạo có thể tại bất kỳ bang nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Tổ chức bảo trợ chỉ cam kết xếp chỗ thực tập phù hợp chuyên ngành học và/hoặc kinh nghiệm làm việc, ngoài ra không cam kết xếp chỗ theo bang.

Hồ sơ tham gia gồm những gì?
Hồ sơ cơ bản gồm sơ yếu lý lịch theo mẫu, thư giới thiệu của trường hoặc nơi làm việc, bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận sinh viên, hình chụp trang phục công sở... NTT sẽ hướng dẫn chi tiết các giấy tờ cần thiết khi bạn tham gia chính thức.

Công ty nhận thực tập là những công ty gì, nổi tiếng không?
Công ty nhận thực tập là những công ty được kiểm tra bởi Tổ chức bảo trợ về tính hợp pháp, có thể là bất kỳ công ty nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ với quy mô lớn, vừa hoặc nhỏ. Cũng có những công ty lớn tầm cỡ quốc tế nhưng thường đòi hỏi cao và không trả lương bởi họ có nhiều sư lựa chọn từ hàng ngàn đơn xin mỗi năm.

Có được chọn công việc không, sẽ được công ty nào nhận vào làm? Có hợp đồng lao động không?
Do đây không phải là chương trình tuyển dụng nên không có danh sách các vị trí cần tuyển, mà chương trình sẽ tiến hành xếp chỗ thực tập đào tạo dựa trên ngành học và kinh nghiệm làm việc của người tham gia.

Tính chất chương trình là học việc được trả lương, không phải làm việc chính thức nên không có hợp đồng lao động mà sẽ có bản Kế hoạch thực tập đào tạo (Training Plan DS-7002) do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quy định, trong đó nêu rõ tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, tên người hướng dẫn, mức thù lao, số giờ thực tập trong tuần và chi tiết nội dung thực tập đào tạo.

Điều kiện tham gia chương trình là gì? Trình độ tiếng Anh đòi hỏi bằng gì?
Điều kiện tham gia là sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc người đi làm, thuộc các ngành kinh tế, thương mại, công nghệ thông tin, đồ họa, xây dựng, kế toán, nhà hàng khách sạn, du lịch, nông nghiệp...Nhìn chung, yếu tố tiên quyết để tham gia chương trình là trình độ tiếng Anh tốt.

Chương trình không đòi hỏi bằng cấp tiếng Anh mà đòi hỏi thực lực. NTT sẽ kiểm tra (miễn phí) kỹ năng nghe nói của người tham gia qua phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng. Đối với những ai ở xa hoặc ngoài TP.HCM, việc kiểm tra sẽ tiến hành qua internet hoặc điện thoại.

Thời gian tham gia chương trình có được chọn không?
Được. Trong hợp đồng tham gia và trong hồ sơ đăng ký, người tham gia hãy nêu rõ thời điểm bắt đầu chương trình và độ dài chương trình mong muốn.

Tỉ lệ đậu visa cao không?
Tỉ lệ đậu visa là 90 - 100%.

Ngoài yếu tố người tham gia đủ điều kiện tham gia chương trình, nhân viên lãnh sự còn xét cấp visa dựa trên nhiều yếu tố khác như: trình độ tiếng Anh, quá trình công tác học tập, mối ràng buộc ở Việt Nam, có người thân ở Hoa Kỳ hay không, từng có hồ sơ định cư hay không, điều kiện tài chính... Do đó việc được cấp visa còn tùy thuộc nhiều vào điều kiện riêng của từng người. Nhưng nhìn chung, chương trình có tỉ lệ đậu visa cao so với du học, du lịch tự túc bởi đây là chương trình mang tính hệ thống, có Tổ chức bảo trợ, có công ty nhận thực tập, đồng thời chương trình cũng không đòi hỏi chi phí quá cao.

Việc ăn ở bên đó thế nào?
Sau khi được xếp chỗ thực tập, nếu người tham gia yêu cầu, Tổ chức bảo trợ sẽ tìm nơi ở với phí dịch vụ là 150 USD. Tiền thuê nhà hàng tháng và các chi phí sinh hoạt khác như đi lại, ăn uống, giặt giũ... sẽ do người tham gia tự chi trả. Thông thường, tiền thuê nhà là 350 - 600 USD tùy bang, tiền ăn uống, đi lại, điện thoại, nhu yếu phẩm... là 400 - 550 USD, tổng cộng khoảng 800 - 1.000 USD/tháng. Bang nào chi phí đắt đỏ thì thù lao cũng sẽ cao theo.

Đôi khi công ty nhận thực tập đào tạo có cung cấp nơi ở, có hoặc không có thu phí. Điều này, nếu có, sẽ được nêu rõ trong thông báo về chỗ thực tập đào tạo.

Tiền ký quỹ đóng để làm gì?
Tiền ký quỹ mang hai ý nghĩa: 1. Để đảm bảo người tham gia quay về Việt Nam - Người tham gia sẽ nhận lại toàn bộ khoản tiền này nếu về Việt Nam đúng hạn; 2. Trong quá trình tham gia chương trình, nếu người tham gia có gây tổn hao mất mát thì chi phí phát sinh có thể trừ vào tiền ký quỹ này, tuy nhiên điều này hầu như không xảy ra.

Lương được trả có cao không? Có phải đóng thuế không?
Thù lao tối thiểu theo quy định Liên bang là 7.25 USD/giờ. Thông thường, thu nhập thực tế dao động từ 950 - 1.400 USD/tháng. Xem thêm các vị trí tiêu biểu để có khái niệm về mức thù lao phổ biến của chương trình.

Có đóng thuế. Đóng khoảng 8 - 12 % trên thu nhập chính, tùy bang. Tuy nhiên hàng năm từ 1/1 - 15/4, người tham gia có thể nộp hồ sơ xin hoàn thuế với Cơ quan thuế Hoa Kỳ, thông thường được hoàn khoảng 70 - 95% số thuế đã đóng.

Phải bắt buộc thực tập tại nơi NTT và Tổ chức bảo trợ xếp?
Đúng. Người tham gia đổi nơi thực tập phải có sự đồng ý của Tổ chức bảo trợ.

Chương trình có còn không?
Có. Chương trình nhận hồ sơ quanh năm và không có mùa cao điểm hay thấp điểm.

Chương trình này có bao lâu rồi?
Chương trình J-1 visa có khoảng hơn 10 năm. Mỗi năm chính phủ Hoa Kỳ cho phép khoảng 165.000 người từ khắp các quốc gia vào Hoa Kỳ theo các chương trình J-1 visa dạng này.

Nên nộp hồ sơ trước bao lâu?
Nên nộp 4 - 6 tháng trước thời điểm dự định lên đường.

Tài chính để xin visa cần phải có những gì?
Lãnh sự Hoa Kỳ không có quy định cụ thể nào cho khả năng tài chính của đương đơn. Thực tế, thực tập sinh của NTT đi phỏng vấn chưa có ai được hỏi về tài chính.

Tuy nhiên NTT vẫn khuyên học sinh chuẩn bị giấy tờ liên quan đến thu nhập, tài sản của bản thân hoặc của phụ huynh, mang theo khi đi phỏng vấn (ví dụ sổ tiết kiệm, giấy chủ quyền nhà/đất, chứng nhận thu nhập...). Mỗi trường hợp là mỗi khác và cần phải phối hợp với nhiều yếu tố khác như quá trình học tập, làm việc, khả năng tiếng Anh... Liên hệ NTT để được tư vấn cụ thể.

Riêng đối với Tổ chức bảo trợ, người tham gia phải có đủ tài chính để tham gia chương trình bằng cách đóng phí đủ và kịp thời theo tiến độ hồ sơ như quy định của hợp đồng.

Gởi hồ sơ cho NTT có tốn phí không?
Không - nếu gởi hồ sơ đánh giá sơ bộ. Còn để NTT bắt tay làm hồ sơ gởi cho Tổ chức bảo trợ xếp chỗ thì người tham gia phải ký hợp đồng và đóng phí, tức chính thức đăng ký tham gia.

Nộp hồ sơ rồi thì sau bao lâu là đi được? Có chắc chắn được xếp chỗ thực tập không?
Tốc độ và kết quả xếp chỗ tùy vào độ mạnh của hồ sơ và tùy tình hình thực tế. Một hồ sơ mạnh là người tham gia giỏi tiếng Anh, điểm học cao, có chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc phù hợp với ngành nghề hoạt động của công ty nhận thực tập đào tạo. Nếu nhanh sau 2 tháng được xếp chỗ, nếu chậm 6 tháng hoặc hơn.

Rớt visa được hoàn bao nhiêu tiền đã đóng?
Mỗi Tổ chức bảo trợ có mỗi chính sách hoàn tiền khác nhau. Liên hệ NTT để có thông tin chi tiết.

Chương trình có cho ở với người thân không? Ở chỗ lạ em sợ.
Chương trình dành cho những ai trưởng thành và có tinh thần tự lập để đón nhận những trải nghiệm mới. NTT rất mong bạn được ở với người thân. Tuy nhiên vì chương trình không đảm bảo xếp chỗ theo địa điểm yêu cầu, cho nên nếu chưa sẵn sàng sống tự lập NTT khuyên bạn hãy khoan tham gia chương trình.

Em đi chung với bạn, xếp chung chỗ cho tụi em được không?
NTT sẽ cố gắng nộp chung hồ sơ của các bạn và nhắc Tổ chức bảo trợ lưu ý điểm này. Thực tế cũng đã xếp được chỗ chung cho một số trường hợp. Tuy nhiên không có gì là bảo đảm cho trường hợp của bạn bởi việc chọn ai vào thực tập đào tạo là quyết định của công ty nhận thực tập đào tạo.

Sau khi nộp hồ sơ, nếu không thích vị trí được xếp, có được đổi không?
Như đã nói, chương trình chỉ cam kết xếp chỗ theo ngành học, ví dụ học Business Administrations sẽ được xếp ngành Business Management, và cam kết mức thù lao 950 - 1.300 USD/tháng đủ trang trải sinh hoạt phí. Chương trình sẽ không thể xếp chỗ theo sở thích hay yêu cầu riêng của từng người. Do đó, người tham gia cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tham gia. Một khi đã được xếp chỗ thành công, phí xếp chỗ là không hoàn lại. Nếu muốn vị trí khác, người tham gia đóng lại phí xếp chỗ khác và chờ cơ hội khác.

Có khi nào bị hủy ngang chương trình thực tập? Nếu có thì thế nào?
Trong quá trình thực tập đào tạo, nếu thái độ và biểu hiện người tham gia quá kém, công ty phía Hoa Kỳ sẽ ngưng chương trình với người đó. Nếu vì lý do khách quan bất khả kháng công ty phía Hoa Kỳ phải ngưng chương trình, Tổ chức bảo trợ sẽ thu xếp chỗ thực tập mới. Tuy nhiên việc hủy ngang rất hiếm khi xảy ra.

Qua đó gặp khó khăn thì ai giúp?
Tổ chức bảo trợ có đường dây nóng hỗ trợ 24/24 cho những trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, người tham gia có thể liên hệ Tổ chức bảo trợ qua email, fax hoặc đến trực tiếp văn phòng. Thông tin liên lạc cụ thể của từng Tổ chức bảo trợ ghi rõ trong hợp đồng.

Hy vọng những câu hỏi và trả lời trên phần nào giúp các bạn nắm rõ hơn thông tin về chương trình thực tập và hưởng lương tại Mỹ. \

Chúc các bạn thành công <3
 
×
Quay lại
Top Bottom