- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Bạn có những cô/cậu bạn lúc nào cũng than thân trách phận, nhìn đâu cũng là một “bầu trời u ám”? Bạn sợ hãi mỗi khi gặp họ vì không biết nên nói gì? Đừng lo, chúng tớ có những tips bỏ túi giúp bạn xử lý bất cứ “sầu nhân” nào mà không bị mất đi tình bạn đây.
1. Tránh tranh cãi
Một trong những điều không nên làm khi nói chuyện với những người bạn "họ than" chính là tranh cãi. Họ luôn có những lý lẽ xem chừng rất vững chắc để bảo vệ quan điểm tiêu cực của họ, và họ sẽ không bao giờ thay đổi đơn giản chỉ vì những điều bạn nói.
Những cuộc thảo luận như vậy không những không có kết thúc, mà còn kéo bạn xuống hố sâu tuyệt vọng giống họ. Bạn có thể đưa ra những góp ý mang tính chất xây dựng, nhưng nếu họ không có vẻ sẽ nghe theo bạn, hãy thay đổi sang một chủ đề khác.
2. Giúp đỡ
Những người bạn buồn bã có thể do họ thiếu vắng tình cảm, sự tích cực và hơi ấm từ người khác. Đôi khi, sự tiêu cực của họ là bức tường họ tự xây dựng để bảo vệ chính mình với thế giới.
Bạn có thể giúp đỡ bạn mình bằng cách “tiêm” virus “tự tin, tích cực” vào cuộc sống của họ. Nghĩ về những điều làm họ buồn và những việc bạn có thể giúp họ vui lên theo cách của riêng bạn.
Không cần là những điều ghê gớm, và bạn thậm chí không cần phải giúp đến cùng. Chỉ cần thể hiện sự chân thành của bạn và để cho họ biết những điều tích cực vẫn hiện diện trên thế giới này. Những hành động nhỏ của bạn có thể tạo nên những sự khác biệt to lớn với họ đấy.
Sự tiêu cực có thể là tiếng kêu cứu của họ đấy. Nếu có thể, hãy giúp đỡ họ nhé.
3. Chọn chủ đề nhẹ nhàng hơn
Một số người có ý nghĩ tiêu cực dễ dàng bị kích động bởi một số chủ đề nhất định, ví dụ học hành, công việc hay bạn bè, gia đình. Nếu bạn “khơi” trúng mạch, họ sẽ dễ dàng tuôn ra không ngừng những lời than vãn của mình.
Vì vậy, nếu lỡ “dính”, nhanh chóng chuyển sang đề tài nhẹ nhàng và vui vẻ hơn để thay đổi không khí. Những chủ đề muôn thuở như phim, chuyện phiếm, những người bạn chung chắc chắn sẽ khiến câu chuyện trở nên sôi nổi và đầy tiếng cười hơn đấy.
4. Bỏ qua những bình luận tiêu cực
Đôi khi bạn sẽ thấy tổn thương vì những bình luận tiêu cực từ “hội u sầu” này. Cố gắng đừng để bụng nhé, vì đa phần, họ không hề cố ý tấn công bạn, chỉ là do tính cách bi quan của họ nhìn sự việc một cách tiêu cực mà thôi. Hãy xem những điều bạn vừa nghe chỉ là một góc nhìn khác của vấn đề và thậm chí học được từ chính những điều hội bạn này nói.
Còn nếu bạn không thích, hãy bỏ qua nó. Bạn có thể trả lời đơn giản như “Uhm”, “Tớ biết rồi”, “OK”.
Mặt khác, nếu câu chuyện có chiều hướng vui vẻ hơn, hãy bám vào đó và nhiệt liệt hưởng ứng. Thường xuyên áp dụng cách này, hội buồn bã sẽ cảm thấy chỉ khi nói những điều tích cực mới được trả lời nhiệt tình, câu chuyện có thể sẽ từ từ vui vẻ hơn trong những lần sau đấy.
Nếu bạn cảm thấy không thích, hãy coi những bình luận tiêu cực là con số 0 nhé!
5. Khen ngợi ưu điểm
Người tiêu cực không chỉ bi quan về những vấn đề xung quanh họ, mà họ còn tự ti nữa. “Nhiệm vụ” của bạn là hãy tìm ra những việc họ làm tốt, những điểm bạn yêu quý về họ, chỉ ra và khen ngợi chúng thường xuyên. Ban đầu, có thể họ sẽ ngạc nhiên và chối bỏ những điều tốt đẹp đó, nhưng trong thâm tâm, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân một chút.
Xét cho cùng, ai lại không thích khen tặng chứ, đúng không? Đó chính là những hạt giống đầu tiên bạn gieo vào lòng họ, theo thời gian, “khu vườn” tích cực từ từ sẽ nở rộ vào một ngày nào đó đấy.
6. Chơi trong nhóm
Nếu gặp gỡ, nói chuyện chỉ hai người với nhau, bạn sẽ là người “hứng chịu” hoàn toàn cuộc “tấn công” của hàng loạt những điều bi quan nhất mà “hội buồn bã” này gây ra. Nhưng nếu có thêm một ai đó, bạn sẽ được san sẻ gánh nặng này.
Hơn nữa, nếu có càng nhiều người, vấn đề sẽ được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, các bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc thông cảm và tìm cách giúp thành viên buồn bã trong nhóm đấy.
Tích cực kéo người bạn buồn bã đến các buổi nói chuyện nhóm. Nhiều người góp nhiều ý sẽ dễ dàng khiến câu chuyện trở nên tích cực hơn nhé.
7. Tránh mặt
Có câu nói “Bạn chính là trung bình cộng của 5 người mà bạn dành nhiều thời gian nhất cho họ”. Bạn tiếp xúc càng nhiều với người nào, bạn sẽ bị ảnh hưởng từ người đó, không ít thì nhiều.
Nếu áp dụng tất cả các tips trên đều không hiệu quả, thì phương án cuối cùng là bạn nên tránh tiếp xúc nhiều với những người quá tiêu cực. Tiếp xúc quá nhiều với họ, suy nghĩ và cảm xúc của bạn sẽ trở nên bi quan giống họ. Ban đầu, nó có thể chỉ là tạm thời, nhưng về lâu về dài, những cảm xúc đó sẽ cắm rễ trong bạn và khiến bạn không còn tích cực như trước nữa.
Hãy cố gắng giúp đỡ bạn bè, đừng để họ bị rơi. Nhưng bạn cũng phải chấp nhận một điều, có khi bạn rất muốn nhưng lực bất tòng tâm. Vậy thì, hãy để một người khác giúp đỡ họ.
Thời gian rất quý giá, hãy dành thời gian với những người có ảnh hưởng tốt đến bạn, thay vì bị lây “bệnh” bi quan từ người khác nhé!
1. Tránh tranh cãi
Một trong những điều không nên làm khi nói chuyện với những người bạn "họ than" chính là tranh cãi. Họ luôn có những lý lẽ xem chừng rất vững chắc để bảo vệ quan điểm tiêu cực của họ, và họ sẽ không bao giờ thay đổi đơn giản chỉ vì những điều bạn nói.
Những cuộc thảo luận như vậy không những không có kết thúc, mà còn kéo bạn xuống hố sâu tuyệt vọng giống họ. Bạn có thể đưa ra những góp ý mang tính chất xây dựng, nhưng nếu họ không có vẻ sẽ nghe theo bạn, hãy thay đổi sang một chủ đề khác.
2. Giúp đỡ
Những người bạn buồn bã có thể do họ thiếu vắng tình cảm, sự tích cực và hơi ấm từ người khác. Đôi khi, sự tiêu cực của họ là bức tường họ tự xây dựng để bảo vệ chính mình với thế giới.
Bạn có thể giúp đỡ bạn mình bằng cách “tiêm” virus “tự tin, tích cực” vào cuộc sống của họ. Nghĩ về những điều làm họ buồn và những việc bạn có thể giúp họ vui lên theo cách của riêng bạn.
Không cần là những điều ghê gớm, và bạn thậm chí không cần phải giúp đến cùng. Chỉ cần thể hiện sự chân thành của bạn và để cho họ biết những điều tích cực vẫn hiện diện trên thế giới này. Những hành động nhỏ của bạn có thể tạo nên những sự khác biệt to lớn với họ đấy.
Sự tiêu cực có thể là tiếng kêu cứu của họ đấy. Nếu có thể, hãy giúp đỡ họ nhé.
Một số người có ý nghĩ tiêu cực dễ dàng bị kích động bởi một số chủ đề nhất định, ví dụ học hành, công việc hay bạn bè, gia đình. Nếu bạn “khơi” trúng mạch, họ sẽ dễ dàng tuôn ra không ngừng những lời than vãn của mình.
Vì vậy, nếu lỡ “dính”, nhanh chóng chuyển sang đề tài nhẹ nhàng và vui vẻ hơn để thay đổi không khí. Những chủ đề muôn thuở như phim, chuyện phiếm, những người bạn chung chắc chắn sẽ khiến câu chuyện trở nên sôi nổi và đầy tiếng cười hơn đấy.
4. Bỏ qua những bình luận tiêu cực
Đôi khi bạn sẽ thấy tổn thương vì những bình luận tiêu cực từ “hội u sầu” này. Cố gắng đừng để bụng nhé, vì đa phần, họ không hề cố ý tấn công bạn, chỉ là do tính cách bi quan của họ nhìn sự việc một cách tiêu cực mà thôi. Hãy xem những điều bạn vừa nghe chỉ là một góc nhìn khác của vấn đề và thậm chí học được từ chính những điều hội bạn này nói.
Còn nếu bạn không thích, hãy bỏ qua nó. Bạn có thể trả lời đơn giản như “Uhm”, “Tớ biết rồi”, “OK”.
Mặt khác, nếu câu chuyện có chiều hướng vui vẻ hơn, hãy bám vào đó và nhiệt liệt hưởng ứng. Thường xuyên áp dụng cách này, hội buồn bã sẽ cảm thấy chỉ khi nói những điều tích cực mới được trả lời nhiệt tình, câu chuyện có thể sẽ từ từ vui vẻ hơn trong những lần sau đấy.
Nếu bạn cảm thấy không thích, hãy coi những bình luận tiêu cực là con số 0 nhé!
Người tiêu cực không chỉ bi quan về những vấn đề xung quanh họ, mà họ còn tự ti nữa. “Nhiệm vụ” của bạn là hãy tìm ra những việc họ làm tốt, những điểm bạn yêu quý về họ, chỉ ra và khen ngợi chúng thường xuyên. Ban đầu, có thể họ sẽ ngạc nhiên và chối bỏ những điều tốt đẹp đó, nhưng trong thâm tâm, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân một chút.
Xét cho cùng, ai lại không thích khen tặng chứ, đúng không? Đó chính là những hạt giống đầu tiên bạn gieo vào lòng họ, theo thời gian, “khu vườn” tích cực từ từ sẽ nở rộ vào một ngày nào đó đấy.
6. Chơi trong nhóm
Nếu gặp gỡ, nói chuyện chỉ hai người với nhau, bạn sẽ là người “hứng chịu” hoàn toàn cuộc “tấn công” của hàng loạt những điều bi quan nhất mà “hội buồn bã” này gây ra. Nhưng nếu có thêm một ai đó, bạn sẽ được san sẻ gánh nặng này.
Hơn nữa, nếu có càng nhiều người, vấn đề sẽ được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, các bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc thông cảm và tìm cách giúp thành viên buồn bã trong nhóm đấy.
Tích cực kéo người bạn buồn bã đến các buổi nói chuyện nhóm. Nhiều người góp nhiều ý sẽ dễ dàng khiến câu chuyện trở nên tích cực hơn nhé.
7. Tránh mặt
Có câu nói “Bạn chính là trung bình cộng của 5 người mà bạn dành nhiều thời gian nhất cho họ”. Bạn tiếp xúc càng nhiều với người nào, bạn sẽ bị ảnh hưởng từ người đó, không ít thì nhiều.
Nếu áp dụng tất cả các tips trên đều không hiệu quả, thì phương án cuối cùng là bạn nên tránh tiếp xúc nhiều với những người quá tiêu cực. Tiếp xúc quá nhiều với họ, suy nghĩ và cảm xúc của bạn sẽ trở nên bi quan giống họ. Ban đầu, nó có thể chỉ là tạm thời, nhưng về lâu về dài, những cảm xúc đó sẽ cắm rễ trong bạn và khiến bạn không còn tích cực như trước nữa.
Hãy cố gắng giúp đỡ bạn bè, đừng để họ bị rơi. Nhưng bạn cũng phải chấp nhận một điều, có khi bạn rất muốn nhưng lực bất tòng tâm. Vậy thì, hãy để một người khác giúp đỡ họ.
Thời gian rất quý giá, hãy dành thời gian với những người có ảnh hưởng tốt đến bạn, thay vì bị lây “bệnh” bi quan từ người khác nhé!
Theo LifeHack