Thứ nhất, vô số người quan niệm sai lầm rằng “Mình không thể học được tiếng Anh” “Mình không có khiếu ngoại ngữ”,…Xin thưa, chỉ cần bạn sinh ra ở một nước nói tiếng Anh, hay bị quăng vào môi trường chỉ có tiếng Anh vài tháng, tự khắc bạn sẽ nói được ngay. Trừ những người câm điếc bẩm sinh, bạn có thấy đứa trẻ nào không nói được chưa? Ừh thì mất vài ba năm, nhưng từ chỗ chỉ biết khóc oe oe, đứa bé nào cũng sẽ đi từ chỗ bập bẹ đến lúc có thể sử dụng thành thục ngôn ngữ. Vậy, chỉ cần bạn không bị câm, bạn sẽ nói được tiếng Việt, và dĩ nhiên, cả tiếng Anh nữa. Một đứa trẻ mất khoảng ba năm mới bắt đầu nói được những điều đơn giản, và lên 5-6 tuổi thì đã có thể diễn đạt bản thân khá tốt. Bạn đã thật sự học tiếng Anh được bao lâu (học thật nhé, không phải “đối phó” hay nhồi nhét, học vẹt), mà bảo bạn không thể học được, không thể nói được? Trừ phi bạn tự nguyện (hay cố tình) câm điếc, chuyện học một ngôn ngữ mới bất kỳ (không chỉ riêng tiếng Anh) là điều hoàn toàn có thể. Đúng là có những người có khả năng thiên bẩm về ngôn ngữ, nhưng bạn có nhất thiết phải là nhà ngôn ngữ học, chính trị gia hoặc diễn giả chuyên nghiệp đâu. Ngay cả những người thiểu năng trí tuệ vẫn có thể sử dụng tốt ngôn ngữ nếu kiên trì và có cách tiếp cận hợp lý. Vì vậy, bạn chẳng cần đến chỉ số IQ cao chót vót hay mặt xinh hình thể đẹp đâu, chỉ cần ít thời gian và nỗ lực mỗi ngày cho đến khi đạt được mục tiêu của bạn. Hãy nhớ, đừng cả thèm chóng chán. Hãy học như lời bài hát “Love me little, love me long”.
Thứ hai, động lực và phương pháp là hai điều quan trọng cần phải đúng đắn. Hãy học tiếng Anh để sử dụng được nó khi bạn cần, đừng chỉ học để thi. Dĩ nhiên vượt qua các kỳ thi rất quan trọng, nhưng nói thật mình ghét việc chỉ khi cần đi thi mới học, thậm chí khi chỉ còn vài tuần hay ít ngày nữa đã “lên thớt” mới thôi đủng đỉnh. Ừ thì hệ thống hóa kiến thức khẩn cấp, tips, tricks đủ loại. Nhiều bạn vẫn vượt qua kỳ thi. Nhưng còn vốn tiếng Anh, sau kỳ thi đó, bạn còn lại bao nhiêu? Đa phần chỉ còn miếng giẻ rách chó gặm rồi. Vì vậy, hãy duy trì động lực đủ mạnh, chọn phương pháp đúng đắn, và đầu tư cho khả năng ngôn ngữ của chính bạn, đừng vì mất căn bản hay lâu ngày không động đến mà bỏ luôn để khỏi vuột mất những cơ hội giăng ra trên khắp nẻo đường đời cho những ai biết nói thứ tiếng của thời đại toàn cầu này.
Một điều nữa, dù học tiếng Anh để làm gì, cũng hãy nhớ nó chỉ là một công cụ. Nó là phương tiện, chứ không phải đích đến. Hãy học để sử dụng nó cho tốt hay ít nhất là đủ tốt cho mục đích của bạn (giải trí, công việc, học tập, du lịch hay cưới người nước ngoài,…) Nhưng ít nhất, phải Nghe Nói được tiếng Anh (speak English) chứ đừng chỉ học tiếng Anh (learn English) xong rồi bỏ xó, rồi đến khi cần dùng tới lại đớ lưỡi vì …run. Dao năng mài năng sắc. Bạn đổ vô đó bao nhiêu tiền của, thời gian, công sức, chẳng lẽ chỉ để cuối cùng vẫn vừa điếc vừa mù tiếng Anh?
Và cuối cùng, hãy nhớ, khả năng ngôn ngữ mới là điều quan trọng. Nói như Sir Alex Ferguson “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”. Nếu đẳng cấp bạn đã tốt, thì cho dù đi thi cái gì đi nữa kết quả cũng sẽ ổn, chỉ cần ôn luyện trong thời gian ngắn. Còn nếu như đẳng cấp của bạn chưa “tới”, phong độ phập phù, thì tốt nhất hãy chịu khó và kiên trì ôn luyện từ gốc. Luyện tập thường xuyên thì dù chậm, chắc chắn khả năng của bạn sẽ được cải thiện. Tiếng Anh cũng như cô người yêu đỏng đảnh khó chiều, nếu không thường xuyên quan tâm chăm sóc thì một ngày nào đó “nàng” sẽ lẳng lặng bỏ ta đi không lời từ biệt. Và, cũng như trong tình yêu, nếu bạn biết nuôi dưỡng đúng cách, “nàng” sẽ không bao giờ phản bội bạn.
Thứ hai, động lực và phương pháp là hai điều quan trọng cần phải đúng đắn. Hãy học tiếng Anh để sử dụng được nó khi bạn cần, đừng chỉ học để thi. Dĩ nhiên vượt qua các kỳ thi rất quan trọng, nhưng nói thật mình ghét việc chỉ khi cần đi thi mới học, thậm chí khi chỉ còn vài tuần hay ít ngày nữa đã “lên thớt” mới thôi đủng đỉnh. Ừ thì hệ thống hóa kiến thức khẩn cấp, tips, tricks đủ loại. Nhiều bạn vẫn vượt qua kỳ thi. Nhưng còn vốn tiếng Anh, sau kỳ thi đó, bạn còn lại bao nhiêu? Đa phần chỉ còn miếng giẻ rách chó gặm rồi. Vì vậy, hãy duy trì động lực đủ mạnh, chọn phương pháp đúng đắn, và đầu tư cho khả năng ngôn ngữ của chính bạn, đừng vì mất căn bản hay lâu ngày không động đến mà bỏ luôn để khỏi vuột mất những cơ hội giăng ra trên khắp nẻo đường đời cho những ai biết nói thứ tiếng của thời đại toàn cầu này.
Một điều nữa, dù học tiếng Anh để làm gì, cũng hãy nhớ nó chỉ là một công cụ. Nó là phương tiện, chứ không phải đích đến. Hãy học để sử dụng nó cho tốt hay ít nhất là đủ tốt cho mục đích của bạn (giải trí, công việc, học tập, du lịch hay cưới người nước ngoài,…) Nhưng ít nhất, phải Nghe Nói được tiếng Anh (speak English) chứ đừng chỉ học tiếng Anh (learn English) xong rồi bỏ xó, rồi đến khi cần dùng tới lại đớ lưỡi vì …run. Dao năng mài năng sắc. Bạn đổ vô đó bao nhiêu tiền của, thời gian, công sức, chẳng lẽ chỉ để cuối cùng vẫn vừa điếc vừa mù tiếng Anh?
Và cuối cùng, hãy nhớ, khả năng ngôn ngữ mới là điều quan trọng. Nói như Sir Alex Ferguson “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”. Nếu đẳng cấp bạn đã tốt, thì cho dù đi thi cái gì đi nữa kết quả cũng sẽ ổn, chỉ cần ôn luyện trong thời gian ngắn. Còn nếu như đẳng cấp của bạn chưa “tới”, phong độ phập phù, thì tốt nhất hãy chịu khó và kiên trì ôn luyện từ gốc. Luyện tập thường xuyên thì dù chậm, chắc chắn khả năng của bạn sẽ được cải thiện. Tiếng Anh cũng như cô người yêu đỏng đảnh khó chiều, nếu không thường xuyên quan tâm chăm sóc thì một ngày nào đó “nàng” sẽ lẳng lặng bỏ ta đi không lời từ biệt. Và, cũng như trong tình yêu, nếu bạn biết nuôi dưỡng đúng cách, “nàng” sẽ không bao giờ phản bội bạn.