- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Nghiên cứu tiến hành trên 874 sinh viên từ các trường ĐH tại TP.HCM cho thấy: 41% SV đồng ý không nhất thiết phải sống cao thượng vì đôi khi cao thượng lại là mù quáng.
Trong khi đó, 36% SV đồng tình rằng làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt và 28% số người được hỏi có tư tưởng trả thù, báo oán.
Có 32% sinh viên chấp nhận hành vi vô ơn, không xem đó là chuyện phi đạo đức.
Nghiên cứu này là một trong những nội dung của đề tài cấp Bộ: “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức - nhân văn trong định hướng lối sống của sinh viên ở một số trường ĐH tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay” của Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TP.HCM).
Ngoài ra, 31% SV chấp nhận khi làm việc gì đó thì không để ý xem mình có ảnh hưởng đến người khác hay không; 39% SV chấp nhận rằng tự do là một điều không phải ai cũng cần và mơ ước.
60% SV cho rằng mọi trách nhiệm nuôi dạy con cái là thuộc về cha mẹ và con cái không có trách nhiệm gì trong việc này.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều đặc điểm chưa tốt của sinh viên như: nói xấu người khác, học tập lơ là, sai giờ, trễ hẹn, chưng diện quá mức, tiêu xài lãng phí, xả rác bừa bãi, nhậu nhẹt, nói tục chửi thề, xem thường người khác, gian lận thi cử, cãi vã với cha mẹ, vô lễ, đánh nhau, phá hoại môi trường, mê tín dị đoan, rủ bạn bè xem phim s.ex, sống thử, trộm cắp...
Đề tài do Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn làm chủ nhiệm. Đề tài được báo cáo chiều qua (16/6) tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và được hội đồng khoa học đồng thuận đánh giá cao.
(Theo Pháp luật TP.HCM)
Trong khi đó, 36% SV đồng tình rằng làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt và 28% số người được hỏi có tư tưởng trả thù, báo oán.
Có 32% sinh viên chấp nhận hành vi vô ơn, không xem đó là chuyện phi đạo đức.
Nghiên cứu này là một trong những nội dung của đề tài cấp Bộ: “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức - nhân văn trong định hướng lối sống của sinh viên ở một số trường ĐH tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay” của Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TP.HCM).
Ngoài ra, 31% SV chấp nhận khi làm việc gì đó thì không để ý xem mình có ảnh hưởng đến người khác hay không; 39% SV chấp nhận rằng tự do là một điều không phải ai cũng cần và mơ ước.
60% SV cho rằng mọi trách nhiệm nuôi dạy con cái là thuộc về cha mẹ và con cái không có trách nhiệm gì trong việc này.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều đặc điểm chưa tốt của sinh viên như: nói xấu người khác, học tập lơ là, sai giờ, trễ hẹn, chưng diện quá mức, tiêu xài lãng phí, xả rác bừa bãi, nhậu nhẹt, nói tục chửi thề, xem thường người khác, gian lận thi cử, cãi vã với cha mẹ, vô lễ, đánh nhau, phá hoại môi trường, mê tín dị đoan, rủ bạn bè xem phim s.ex, sống thử, trộm cắp...
Đề tài do Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn làm chủ nhiệm. Đề tài được báo cáo chiều qua (16/6) tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và được hội đồng khoa học đồng thuận đánh giá cao.
(Theo Pháp luật TP.HCM)