- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Chỉ 30% giáo viên người nước ngoài dạy tại các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có giấy phép lao động. Số còn lại là làm việc bán thời gian và không có giấy phép lao động.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị về hoạt động của các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài vừa được Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức sáng ngày 5/11.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, cơ sở đào tạo quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương là gần 40 đơn vị. Tuy nhiên, chỉ 30% giáo viên người nước ngoài dạy tại các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có giấy phép lao động. Số còn lại là làm việc bán thời gian và không có giấy phép lao động.
Cụ thể, trung tâm Cleverleran có 18 giáo viên nước ngoài nhưng 17 người dạy bán thời gian, Trung tâm Language Link Việt Nam có 101 giáo viên người nước ngoài nhưng chỉ có 25 người có giấy phép lao động…
So với các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở giáo dục phổ thông có lượng giáo viên người nước ngoài ổn định hơn, phần lớn làm việc toàn thời gian. Vì thế, số giáo viên có giấy phép lao động cũng có tỷ lệ cao hơn. Ví dụ như các trường Quốc tế Hà Nội, Trường Mầm non Sakura có 100% giáo số giáo viên người nước ngoài có giấy phép lao động.
Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, Trưởng Phòng Quản lý giáo dục có yếu tố nước ngoài Sở Sở GD-ĐT Hà Nội, “việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam chưa được các cơ sở chấp hành tốt. Vẫn có trường hợp giáo viên nước ngoài chưa có đủ hoặc chưa làm thủ tục hợp thức hóa lãnh sự các bằng cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề (như chứng chỉ sư phạm…). Tỷ lệ giáo viên người ngoài trên tổng số giáo viên ở một số cơ sở có tên gọi “quốc tế” thấp nên cơ hội cho người học được trực tiếp học tập, giao tiếp với giáo viên nước ngoài có trình độ đạt chuẩn ít. Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục này chưa tương xứng với mức học phí, thiếu trang thiết bị máy móc hiện đại cho việc giảng dạy và học tập”.
Được biết, thời gian tới, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tiến hành thanh, kiểm tra định kỳ hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trên địa bàn và công khai danh sách các đơn vị này trên web của Sở.
Theo Hồng Hạnh
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị về hoạt động của các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài vừa được Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức sáng ngày 5/11.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, cơ sở đào tạo quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương là gần 40 đơn vị. Tuy nhiên, chỉ 30% giáo viên người nước ngoài dạy tại các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có giấy phép lao động. Số còn lại là làm việc bán thời gian và không có giấy phép lao động.
Một giờ học ngoại ngữ có giáo viên người nước ngoài của trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội
Cụ thể, trung tâm Cleverleran có 18 giáo viên nước ngoài nhưng 17 người dạy bán thời gian, Trung tâm Language Link Việt Nam có 101 giáo viên người nước ngoài nhưng chỉ có 25 người có giấy phép lao động…
So với các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở giáo dục phổ thông có lượng giáo viên người nước ngoài ổn định hơn, phần lớn làm việc toàn thời gian. Vì thế, số giáo viên có giấy phép lao động cũng có tỷ lệ cao hơn. Ví dụ như các trường Quốc tế Hà Nội, Trường Mầm non Sakura có 100% giáo số giáo viên người nước ngoài có giấy phép lao động.
Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, Trưởng Phòng Quản lý giáo dục có yếu tố nước ngoài Sở Sở GD-ĐT Hà Nội, “việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam chưa được các cơ sở chấp hành tốt. Vẫn có trường hợp giáo viên nước ngoài chưa có đủ hoặc chưa làm thủ tục hợp thức hóa lãnh sự các bằng cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề (như chứng chỉ sư phạm…). Tỷ lệ giáo viên người ngoài trên tổng số giáo viên ở một số cơ sở có tên gọi “quốc tế” thấp nên cơ hội cho người học được trực tiếp học tập, giao tiếp với giáo viên nước ngoài có trình độ đạt chuẩn ít. Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục này chưa tương xứng với mức học phí, thiếu trang thiết bị máy móc hiện đại cho việc giảng dạy và học tập”.
Được biết, thời gian tới, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tiến hành thanh, kiểm tra định kỳ hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trên địa bàn và công khai danh sách các đơn vị này trên web của Sở.
Theo Hồng Hạnh