- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Sinh viên không còn quá lo lắng tiền trang trải học phí nhờ vào chương trình cho vay vốn học tập ở một số trường đại học, được triển khai bằng nhiều cách khác nhau.
Đa dạng hình thức hỗ trợ
Từ nhiều năm nay, ĐH Quốc gia Hà Nội đã triển khai chương trình vay vốn không lãi suất từ Quỹ Hỗ trợ sinh viên Việt Nam của Ngân hàng United Overseas Bank (UOB). Mục đích của chương trình này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vay vốn để thanh toán tiền học phí, với mức vay bằng số tiền học phí phải đóng theo quy định tại thời điểm cho vay. Sinh viên có đủ điều kiện được vay vốn phải ký hợp đồng với UOB, và số tiền cho vay sẽ được chuyển vào tài khoản của đơn vị đào tạo nơi sinh viên đang theo học.
Tại Trường ĐH FPT, sinh viên cũng được xét duyệt để vay học phí với lãi suất bằng lãi suất huy động tiền gửi thời hạn 12 tháng. So với mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, lãi suất này có tính ưu đãi hơn (hiện tại khoảng 10%/năm). Số tiền được vay có thể lên tới 90% học phí toàn khóa học (học phí trung bình năm 2013 tại trường này là 23 triệu đồng/học kỳ, toàn khóa học có 9 học kỳ).
Từ năm 2008, sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm Trường ĐH Văn Lang cũng được hỗ trợ để vay tín chấp ngân hàng để đóng học phí. Theo đó, sinh viên sẽ được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Bến Thành cho vay đến 80% học phí/năm học, tối đa khoảng trên 20 triệu đồng/năm và trên 83 triệu đồng/toàn khóa học. Cũng tại trường này, trong quá trình học tập nếu không thể đóng học phí ngay, nhà trường tạo điều kiện sinh viên làm giấy cam kết sẽ được nhà trường cho nợ đến hết khóa học. Thậm chí, đến khi ra trường vẫn chưa trả nợ được học phí, sinh viên được sao y bằng tốt nghiệp để đi làm và quay về trường trả nợ để nhận bằng gốc sau. Không chỉ học phí, sinh viên chuyên ngành kế toán trường này còn được vay không lãi suất lệ phí dự thi chứng chỉ LCCI (chứng chỉ kế toán của Phòng Thương mại và Công nghiệp London, Anh), với gần 400 USD/lần dự thi. Các sinh viên này sẽ trả tiền lại cho trường khi đi làm có tiền.
Trường ĐH Duy Tân cũng đứng ra viết giấy bảo lãnh cho sinh viên của trường được vay tiền từ các ngân hàng đối tác, với lãi suất cho vay trên thị trường của các ngân hàng này. Sinh viên sẽ được vay tối đa 50% học phí mỗi năm.
Điều kiện đơn giản
Điều kiện để sinh viên được vay vốn cũng rất đơn giản. Tại ĐH Quốc gia Hà Nội, sinh viên vay lần đầu tiên chỉ cần đang theo học hệ chính quy tại các đơn vị đào tạo của ĐH này, có kết quả học tập đạt loại trung bình trở lên và kết quả rèn luyện trung bình khá trở lên. Đặc biệt, ĐH này ưu tiên sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học. Những sinh viên đã được vay vốn, nếu duy trì được kết quả học tập như học kỳ trước và có nguyện vọng sẽ được tiếp tục xét vay vốn vào học kỳ tiếp theo.
Điều kiện để được vay vốn này tại Trường ĐH FPT là cần đạt trên điểm kỳ thi đầu vào của trường và trải qua kỳ phỏng vấn của hội đồng xét duyệt, nhưng việc vay vốn có thể bị dừng lại nếu sinh viên không đảm bảo được kết quả học tập theo quy định. Với chương trình của Trường ĐH Văn Lang, sinh viên trúng tuyển vào ngành kỹ thuật phần mềm là đủ điều kiện vay vốn.
Đa dạng hình thức hỗ trợ
Từ nhiều năm nay, ĐH Quốc gia Hà Nội đã triển khai chương trình vay vốn không lãi suất từ Quỹ Hỗ trợ sinh viên Việt Nam của Ngân hàng United Overseas Bank (UOB). Mục đích của chương trình này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vay vốn để thanh toán tiền học phí, với mức vay bằng số tiền học phí phải đóng theo quy định tại thời điểm cho vay. Sinh viên có đủ điều kiện được vay vốn phải ký hợp đồng với UOB, và số tiền cho vay sẽ được chuyển vào tài khoản của đơn vị đào tạo nơi sinh viên đang theo học.
Sinh viên vay vốn học tập tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Từ năm 2008, sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm Trường ĐH Văn Lang cũng được hỗ trợ để vay tín chấp ngân hàng để đóng học phí. Theo đó, sinh viên sẽ được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Bến Thành cho vay đến 80% học phí/năm học, tối đa khoảng trên 20 triệu đồng/năm và trên 83 triệu đồng/toàn khóa học. Cũng tại trường này, trong quá trình học tập nếu không thể đóng học phí ngay, nhà trường tạo điều kiện sinh viên làm giấy cam kết sẽ được nhà trường cho nợ đến hết khóa học. Thậm chí, đến khi ra trường vẫn chưa trả nợ được học phí, sinh viên được sao y bằng tốt nghiệp để đi làm và quay về trường trả nợ để nhận bằng gốc sau. Không chỉ học phí, sinh viên chuyên ngành kế toán trường này còn được vay không lãi suất lệ phí dự thi chứng chỉ LCCI (chứng chỉ kế toán của Phòng Thương mại và Công nghiệp London, Anh), với gần 400 USD/lần dự thi. Các sinh viên này sẽ trả tiền lại cho trường khi đi làm có tiền.
Trường ĐH Duy Tân cũng đứng ra viết giấy bảo lãnh cho sinh viên của trường được vay tiền từ các ngân hàng đối tác, với lãi suất cho vay trên thị trường của các ngân hàng này. Sinh viên sẽ được vay tối đa 50% học phí mỗi năm.
Điều kiện đơn giản
Điều kiện để sinh viên được vay vốn cũng rất đơn giản. Tại ĐH Quốc gia Hà Nội, sinh viên vay lần đầu tiên chỉ cần đang theo học hệ chính quy tại các đơn vị đào tạo của ĐH này, có kết quả học tập đạt loại trung bình trở lên và kết quả rèn luyện trung bình khá trở lên. Đặc biệt, ĐH này ưu tiên sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học. Những sinh viên đã được vay vốn, nếu duy trì được kết quả học tập như học kỳ trước và có nguyện vọng sẽ được tiếp tục xét vay vốn vào học kỳ tiếp theo.
Điều kiện để được vay vốn này tại Trường ĐH FPT là cần đạt trên điểm kỳ thi đầu vào của trường và trải qua kỳ phỏng vấn của hội đồng xét duyệt, nhưng việc vay vốn có thể bị dừng lại nếu sinh viên không đảm bảo được kết quả học tập theo quy định. Với chương trình của Trường ĐH Văn Lang, sinh viên trúng tuyển vào ngành kỹ thuật phần mềm là đủ điều kiện vay vốn.
Vay vốn từ ngân hàng nhà nước Theo Quyết định 853 của Thủ tướng Chính phủ năm 2011, mức cho vay tối đa với học sinh, sinh viên là 1 triệu đồng/ tháng, với mức lãi suất cho vay ưu đãi là 0,65%/ tháng. Các đối tượng cho vay gồm: học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, hộ nghèo, cận nghèo; gia đình gặp khó khăn về tài chính… Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học. Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng một lần, phù hợp với khả năng trả nợ của người vay do ngân hàng và người vay thỏa thuận. |
Theo Thanhnien
Hiệu chỉnh bởi quản lý: