Đã chuẩn bị 3.500 tỉ đồng cho học sinh sinh viên vay

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Kể từ khi Thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định số 157/2007QĐ-TTg ngày 27.9.2007 về tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV), đến nay tại TP.HCM đã có 47.673 HSSV của 42.596 hộ gia đình được vay vốn, với tổng dư nợ 622,352 tỉ đồng.

Không để sinh viên khó khăn phải nghỉ học

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình tín dụng đối với HSSV diễn ra sáng 17.11 tại UBND TP.HCM, ông Lê Huy Dân, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại TP.HCM cho biết, hiện nay số SV theo học ĐH, CĐ và HS học nghề có hộ khẩu thường trú hoặc cư trú thường xuyên, lâu dài tại TP.HCM là khoảng 500.000 em.

660008-112-nd.jpg

Chương trình tín dụng đã giúp nhiều HSSV hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tiếp tục học tập - Ảnh: Mỹ Dung
Mỗi năm học mới có trên 45.000 HS thi đậu vào các trường và cũng có khoảng chừng đó SV tốt nghiệp hằng năm. Tính đến tháng 6.2012, đã có gần 48.000 HSSV được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của chương trình này.

Trong số đó, có hơn 32.000 HSSV học bậc ĐH, CĐ, TCCN được vay với tổng số vốn là hơn 453 tỉ đồng. Có khoảng gần 15.000 HSSV theo học các trường CĐ, TC nghề được tiếp cận số tiền vay là hơn 160 tỉ đồng.

Ông Dân cho biết: “Hiện nay, hộ gia đình có từ 2 HSSV trở lên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và hộ gia đình HSSV khó khăn về tài chính do cha mẹ bị mất việc hoặc cha mẹ có việc làm không ổn đinh, bấp bênh vẫn chưa thuộc đối tượng vay vốn theo quy định hiện nay. Chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm hai đối tượng này để cố gắng thực hiện triệt để chủ trương của Chính phủ là không một HSSV nào phải nghỉ học, bỏ học vì khó khăn về tài chính”.

Kiến nghị mức vay cao hơn

Bạn Nguyễn Ngọc Hải Đăng, SV Khoa Cơ khí động lực, Trường CĐ kỹ thuật Cao Thắng TP.HCM là người được vay vốn của chương trình này trong 2 năm nay. Đăng cho hay: “Với số tiền được vay là 1 triệu đồng/tháng (10 triệu đồng/năm), những SV nghèo như em thật may mắn vì không phải bỏ lỡ cơ hội học tập. Tuy nhiên, em mong muốn là trong thời gian tới, các bạn sẽ được vay số tiền nhiều hơn (khoảng 14 triệu đồng/năm) để thực sự an tâm học hành, không phải lo chuyện phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Bởi 1 triệu đồng/tháng bao gồm cả học phí, ăn ở, sinh hoạt đi lại… thì không đủ”.
Hầu hết các ý kiến tại hội nghị đều ủng hộ mong muốn của SV Đăng.

Bà Võ Thị Ngọc Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường TC nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương đồng tình: “Với một HS học trường nghề do học phí thấp thì mức 10 triệu đồng/năm là tạm trang trải, nhưng với một SV bậc ĐH, CĐ thì các em sẽ phải xoay sở thêm rất nhiều”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam thừa nhận: “Đúng là mức vay hiện nay mới chỉ đáp ứng được 30-40% chi phí tối thiểu cho một SV từ quê lên thành phố trọ học. Bộ Tài chính đã có văn bản chính thức đề nghị không tăng mức cho vay nhưng sau khi tập hợp ý kiến từ nhiều phía, chúng tôi đã đề ra phương án tăng cường thu hồi nợ đến hạn của các gia đình đã vay và sẽ đề nghị Chính phủ cho lấy phần thu này làm nguồn vốn, giúp mỗi HSSV có thể vay được nhiều hơn mức hiện tại”.

Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, HSSV muốn có đủ điều kiện để học tập, nghiên cứu thì 10 triệu hay 14 triệu đồng/năm vẫn không đủ, phải là gấp đôi như thế mới có thể đầu tư tốt cho việc học.

“Chúng tôi sẽ kiến nghị mức vay nào là hợp lý. Và có thể mỗi khu vực sẽ có một mức khác nhau phù hợp với điều kiện sinh sống của từng nơi. Chẳng hạn ở các thành phố lớn thì mức sống đắt đỏ hơn phải được vay nhiều hơn”, ông Thuận cho biết.

Được biết, hiện Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã chuẩn bị đủ số vốn để cho HSSV vay trong học kỳ 1 của năm học 2012-2013, với tổng nhu cầu khoảng 3.500 tỉ đồng.
Theo Thanhnien
 
×
Quay lại
Top