- Tham gia
- 10/12/2009
- Bài viết
- 12
Mấy ngày gần đây, cộng đồng người sử dụng internet ở Trung Quốc đang bàn tán xôn xao về những dòng nhật ký cảm động của một nữ bác sĩ làm việc tại Phòng cấp cứu nội khoa bệnh viện Trấn Hải – Trung Quốc.
Với lời văn tình cảm và ngòi bút tinh tế, nữ bác sĩ đã ghi lại những khoảnh khắc ấp áp hay lạnh lẽo mà cô chứng kiến ở phòng cấp cứu. Sau khi những “lời từ trái tim” của cô được đăng trên một diễn đàn mạng, đã có hàng triệu lượt người vào đọc và gửi những lời bình luận cảm động.
Nhiều người đã đặt câu hỏi, cô ấy là ai? Các phóng viên đã liên hệ với cô nhiều lần nhưng phải đến hơn 1 tháng sau, họ mới gặp được cô và tiết lộ cho độc giả những thông tin bất ngờ đầy thú vị.
Để giải đáp những “tò mò” của độc giả, phóng viên đã miêu tả lại chân dung nữ bác sĩ nổi tiếng này và sau đó những bài viết được copy và đăng tải lại trên nhiều diễn đàn. Nữ bác sĩ tên là Thịnh Mỹ Hà, công tác tại Học viện Y học Triết Đại và đang học nghiên cứu sinh. Sở thích của cô là đánh bóng bàn, bơi lội và giao lưu bạn bè. Điều vui sướng nhất là được về nhà thăm con trai, điều buồn nhất là phải rời xa con hay bất lực trước bệnh tình của bệnh nhân mà cô đang chăm sóc. Điều cô đang hy vọng là tìm được mái nhà ấm áp yên bình.
VTC News xin trích dịch một số đoạn trong nhật ký của Thịnh Mỹ Hà.
Ngày 9/12/2009: Khi đứa trẻ đã “ngủ say”
Sau khi nhận ca chiều qua, có một chiếc xe bệnh nhân đẩy đến một em bé, mặt mày sáng sủa, nằm yên lặng trên gi.ường, trên đầu có một vết thương lằn dài, cảm giác như xương trán bị biến dạng.
Mắt em bé nhắm nghiền lại, dáng nằm nhỏ bé, yên bình với trái tim không còn đập, không một nhịp thở. Trên sổ khám ghi rõ bé 3 tuổi. Trong phòng cấp cứu không có tiếng khóc, bố mẹ em bé đang thất thần đứng bên cạnh đứa con.
Tôi liếc qua một cái và nhẹ nhàng rời khỏi đó. Tôi trấn an mình và không muốn nghĩ quá sâu vào sự kiện này, cố gắng không vén chiếc màn của cửa sổ trái tim mình mà tôi biết rằng mình không nên vào đó. Vì tôi không thể gánh nổi nỗi đau khi nghĩ về đứa bé trong sâu thẳm lòng mình.
Và rồi hình ảnh của em bé đó cũng đã có một chỗ trong lòng tôi, đến cả một ngày trôi qua tôi vẫn không sao trấn an được mình để không khỏi đau buồn.
Tôi đã viết báo cáo trong quyển số 15 ngày 9/12 về việc đứa bé khi đi xe cùng với bố, do bố không cẩn thận nên em bé đã bị xe đè lên. Sau khi việc cấp cứu hoàn tất, bên cạnh đứa bé chỉ còn một đôi vợ chồng trẻ, ai hỏi gì cũng không thể trả lời”.
Ngày 29/11/2009 - Tình yêu chân thành không cần lời nói
Ở gi.ường bệnh số 13 là một chàng trai khôi ngô tuấn tú nhưng đôi mắt thì u buồn khó tả. Mỗi lần ngang qua đó tôi nhìn thấy cô bạn gái đang chăm sóc anh một cách ân cần và dịu dàng, trong lòng tôi lâng lâng một cảm giác khó diễn tả thành lời.
Cô gái trông khá trẻ, lông mày thanh nhạt, vừa nhìn đã biết kiểu hiền lành, da trắng, nói năng nhẹ nhàng. Suốt ngày phục vụ, hầu hạ anh ta (cho phép tôi được nói từ này vì nếu bạn biết bệnh tình của chàng trai nặng đến thế nào thì bạn sẽ hiểu được vì sao tôi dùng từ đó). Mọi việc ăn uống ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân của chàng trai đều phải nằm yên trên gi.ường. Tuy nhiên tôi không hề thấy cô ấy khóc hay ca thán phàn nàn dù chỉ một lần, vì thế mà tôi lại càng cảm thấy như có lỗi gì đó với cô ấy. Vì sao tôi lại cảm thấy có lỗi? Vì anh chàng nằm trên gi.ường số 13 là bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối mặc dù mới chỉ 28 tuổi.
Tôi thường nghĩ, chắc hẳn cô gái ấy không biết rõ về sự nghiêm trọng của bệnh tình mà chàng trai ấy mắc phải, nếu không có thể cô ấy đã chia tay. Bởi một người đang thanh xuân mơn mởn, còn một người thì gần như chỉ còn là cái xác nằm ngủ trên gi.ường.
Có lần ngồi viết bệnh án ở trong phòng làm việc, tôi vô tình nói suy nghĩ của mình với người đồng nghiệp, cô ấy ngẩng đầu lên nói thản nhiên: Cô cái ấy biết bệnh tình của chàng trai chứ, ngay khi nhập viện đã biết rõ rồi.
Lúc đó, tự nhiên tôi ngớ người ra. Như vậy là tình yêu ư? Hoặc có thể là cô ấy ngốc nghếch, hay là do tôi quá lạnh lùng?
Ngày 11/11/2009: Phải gặp Thần chết chỉ vì một cái giẫm chân
Đêm cuối tuần qua khi tôi nhận trực ca, nhìn thấy trong phòng cấp cứu một phụ nữ đang ngồi, mặt mày ngây dại vừa khóc vừa gọi: “Em không bảo anh phải chết, em không muốn anh chết”. Cô gái sắc mặt như điên dại, tóc tai bù xù, đôi mắt sâu hoắm vì đau khổ ngập tràn trong nước mắt, trông bộ dạng cô ấy thật đáng sợ.
Sau khi nhận ca, tôi đi vào phòng cấp cứu dạo quanh một vòng, nhìn thấy một thanh niên nằm trên gi.ường bệnh, trên đầu bị mấy vết thương nham nhở, các màn hình máy điều trị cắm vào người bệnh nhân hiển thị lên cho thấy gần như không có dấu hiệu chạy nữa.
Tôi biết chắc anh bạn này đã chết, khả năng lớn nhất là do vết thương ở não, hoặc bị đâm trúng tim hay xung quanh lồng ngực.
Nói thật là đối với những bệnh nhân nhập viện kiểu thế này, tôi cũng không có nhiều thương xót. Thực tế bệnh tình là do tự trời sinh, nếu tự bản thân gây nên chuyện thì thật là không coi trọng tính mạng của bản thân chút nào.
Trong phòng cấp cứu thì việc nhìn thấy những bệnh nhân nhập viện do đâm chém đánh nhau cũng không phải chuyện hiếm, có khi một lúc nhập viện mấy người nằm la liệt máu mê bê bết đầy phòng cấp cứu, lại còn có một đám thanh niên được xem là “huynh đệ trên đường phố” xuất hiện ra ra vào vào bên cạnh bệnh nhân, ăn nói sỗ sàng cử chỉ thô lỗ, dáng vẻ kinh sợ giống như hình ảnh trong những bộ phim hành động.
Một lát sau có mấy anh công an vào phòng tìm chúng tôi để xin thông tin về tình trạng bệnh nhân, đồng nghiệp tôi tò mò hỏi họ mấy câu về sự tình vụ án.
Chàng trai bị tử vong đó năm nay mới 24 tuổi, đơn giản là vừa tham gia tiệc sinh nhật của bạn gái, đi cùng nhóm còn có một số bạn bè. Trong tiệc sinh nhật họ khiêu vũ cùng nhau, vô tình giẫm lên chân 1 bạn gái, bạn trai của cô gái ấy xuất hiện mang theo một con dao gọt hoa quả, dùng con dao này để hành hung gây ra vụ án.
Trời đất, chỉ vì một cái giẫm chân vô tình mà có thể ra tay giết người. Một người tử vong còn người kia sẽ phải vào trại giam. Nếu như có cơ hội để làm lại từ đầu, tôi chắc chắn rằng mấy người này không hề muốn sự việc xảy ra như vậy.
Ngày 23/11/2009: Bác sĩ không phải thần tiên!
Gần đây bệnh nhân nhập viện nhiều quá, hình như đang có dịch cảm sốt, đồng nghiệp tôi có dễ phải khám hàng trăm bệnh nhân trong một buổi tối. Do khoa Nhi quá đông nên một số người nhà bệnh nhân khoa nhi còn sang cả khoa Nội để xếp hàng. Các bác sĩ, y tá bên khoa tôi gần như ai cũng làm việc quá tải, tôi cũng do quá sức không chịu nổi nên trúng cảm luôn. Xem ra dịch sốt lần này nặng nề quá.
Phòng truyền dịch bận rộn suốt cả ngày, ở chỗ nào cũng thấy y tá đang truyền dịch cho bệnh nhân để họ không mất công chờ gi.ường bệnh. Nhưng dù cố gắng thế nào thì cũng không làm hài lòng người nhà bệnh nhân. Một phần do ngày nay, con người ta trở nên quý giá nên hễ có chút sốt bệnh là ai cũng đã sốt sắng cuống quýt lên hết rồi, không hề có chút thông cảm cho bác sĩ.
Mà những lời trách móc của người nhà bệnh nhân thì nhiều đến mức có thể che trời phủ đất, thậm chí lên cả diễn đàn mạng bàn tán nữa. Thực ra thì mọi người cũng nên thông cảm cho nhau, chúng tôi cũng chỉ là bác sĩ, không là thần tiên được.
Bệnh tình phát triển theo quy luật tự thân của nó, không phải dựa vào sự điều khiển của các bác sĩ, y tá chúng tôi. Hơn nữa, do dân số Trung Quốc đông, đầu tư cho Bệnh viện lại không đủ, khi có dịch bệnh như thế này vấn đề này lại càng lộ rõ. Mọi người cần phải hiểu và thông cảm lẫn nhau mới được.
Sưu tầm.(Trích Nhật ký Bác sĩ Thịnh Mỹ Hà)
Với lời văn tình cảm và ngòi bút tinh tế, nữ bác sĩ đã ghi lại những khoảnh khắc ấp áp hay lạnh lẽo mà cô chứng kiến ở phòng cấp cứu. Sau khi những “lời từ trái tim” của cô được đăng trên một diễn đàn mạng, đã có hàng triệu lượt người vào đọc và gửi những lời bình luận cảm động.
Nhiều người đã đặt câu hỏi, cô ấy là ai? Các phóng viên đã liên hệ với cô nhiều lần nhưng phải đến hơn 1 tháng sau, họ mới gặp được cô và tiết lộ cho độc giả những thông tin bất ngờ đầy thú vị.
Để giải đáp những “tò mò” của độc giả, phóng viên đã miêu tả lại chân dung nữ bác sĩ nổi tiếng này và sau đó những bài viết được copy và đăng tải lại trên nhiều diễn đàn. Nữ bác sĩ tên là Thịnh Mỹ Hà, công tác tại Học viện Y học Triết Đại và đang học nghiên cứu sinh. Sở thích của cô là đánh bóng bàn, bơi lội và giao lưu bạn bè. Điều vui sướng nhất là được về nhà thăm con trai, điều buồn nhất là phải rời xa con hay bất lực trước bệnh tình của bệnh nhân mà cô đang chăm sóc. Điều cô đang hy vọng là tìm được mái nhà ấm áp yên bình.
VTC News xin trích dịch một số đoạn trong nhật ký của Thịnh Mỹ Hà.
Ngày 9/12/2009: Khi đứa trẻ đã “ngủ say”
Sau khi nhận ca chiều qua, có một chiếc xe bệnh nhân đẩy đến một em bé, mặt mày sáng sủa, nằm yên lặng trên gi.ường, trên đầu có một vết thương lằn dài, cảm giác như xương trán bị biến dạng.
Mắt em bé nhắm nghiền lại, dáng nằm nhỏ bé, yên bình với trái tim không còn đập, không một nhịp thở. Trên sổ khám ghi rõ bé 3 tuổi. Trong phòng cấp cứu không có tiếng khóc, bố mẹ em bé đang thất thần đứng bên cạnh đứa con.
Tôi liếc qua một cái và nhẹ nhàng rời khỏi đó. Tôi trấn an mình và không muốn nghĩ quá sâu vào sự kiện này, cố gắng không vén chiếc màn của cửa sổ trái tim mình mà tôi biết rằng mình không nên vào đó. Vì tôi không thể gánh nổi nỗi đau khi nghĩ về đứa bé trong sâu thẳm lòng mình.
Và rồi hình ảnh của em bé đó cũng đã có một chỗ trong lòng tôi, đến cả một ngày trôi qua tôi vẫn không sao trấn an được mình để không khỏi đau buồn.
Tôi đã viết báo cáo trong quyển số 15 ngày 9/12 về việc đứa bé khi đi xe cùng với bố, do bố không cẩn thận nên em bé đã bị xe đè lên. Sau khi việc cấp cứu hoàn tất, bên cạnh đứa bé chỉ còn một đôi vợ chồng trẻ, ai hỏi gì cũng không thể trả lời”.
Ngày 29/11/2009 - Tình yêu chân thành không cần lời nói
Ở gi.ường bệnh số 13 là một chàng trai khôi ngô tuấn tú nhưng đôi mắt thì u buồn khó tả. Mỗi lần ngang qua đó tôi nhìn thấy cô bạn gái đang chăm sóc anh một cách ân cần và dịu dàng, trong lòng tôi lâng lâng một cảm giác khó diễn tả thành lời.
Cô gái trông khá trẻ, lông mày thanh nhạt, vừa nhìn đã biết kiểu hiền lành, da trắng, nói năng nhẹ nhàng. Suốt ngày phục vụ, hầu hạ anh ta (cho phép tôi được nói từ này vì nếu bạn biết bệnh tình của chàng trai nặng đến thế nào thì bạn sẽ hiểu được vì sao tôi dùng từ đó). Mọi việc ăn uống ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân của chàng trai đều phải nằm yên trên gi.ường. Tuy nhiên tôi không hề thấy cô ấy khóc hay ca thán phàn nàn dù chỉ một lần, vì thế mà tôi lại càng cảm thấy như có lỗi gì đó với cô ấy. Vì sao tôi lại cảm thấy có lỗi? Vì anh chàng nằm trên gi.ường số 13 là bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối mặc dù mới chỉ 28 tuổi.
Tôi thường nghĩ, chắc hẳn cô gái ấy không biết rõ về sự nghiêm trọng của bệnh tình mà chàng trai ấy mắc phải, nếu không có thể cô ấy đã chia tay. Bởi một người đang thanh xuân mơn mởn, còn một người thì gần như chỉ còn là cái xác nằm ngủ trên gi.ường.
Có lần ngồi viết bệnh án ở trong phòng làm việc, tôi vô tình nói suy nghĩ của mình với người đồng nghiệp, cô ấy ngẩng đầu lên nói thản nhiên: Cô cái ấy biết bệnh tình của chàng trai chứ, ngay khi nhập viện đã biết rõ rồi.
Lúc đó, tự nhiên tôi ngớ người ra. Như vậy là tình yêu ư? Hoặc có thể là cô ấy ngốc nghếch, hay là do tôi quá lạnh lùng?
Ngày 11/11/2009: Phải gặp Thần chết chỉ vì một cái giẫm chân
Đêm cuối tuần qua khi tôi nhận trực ca, nhìn thấy trong phòng cấp cứu một phụ nữ đang ngồi, mặt mày ngây dại vừa khóc vừa gọi: “Em không bảo anh phải chết, em không muốn anh chết”. Cô gái sắc mặt như điên dại, tóc tai bù xù, đôi mắt sâu hoắm vì đau khổ ngập tràn trong nước mắt, trông bộ dạng cô ấy thật đáng sợ.
Sau khi nhận ca, tôi đi vào phòng cấp cứu dạo quanh một vòng, nhìn thấy một thanh niên nằm trên gi.ường bệnh, trên đầu bị mấy vết thương nham nhở, các màn hình máy điều trị cắm vào người bệnh nhân hiển thị lên cho thấy gần như không có dấu hiệu chạy nữa.
Tôi biết chắc anh bạn này đã chết, khả năng lớn nhất là do vết thương ở não, hoặc bị đâm trúng tim hay xung quanh lồng ngực.
Nói thật là đối với những bệnh nhân nhập viện kiểu thế này, tôi cũng không có nhiều thương xót. Thực tế bệnh tình là do tự trời sinh, nếu tự bản thân gây nên chuyện thì thật là không coi trọng tính mạng của bản thân chút nào.
Trong phòng cấp cứu thì việc nhìn thấy những bệnh nhân nhập viện do đâm chém đánh nhau cũng không phải chuyện hiếm, có khi một lúc nhập viện mấy người nằm la liệt máu mê bê bết đầy phòng cấp cứu, lại còn có một đám thanh niên được xem là “huynh đệ trên đường phố” xuất hiện ra ra vào vào bên cạnh bệnh nhân, ăn nói sỗ sàng cử chỉ thô lỗ, dáng vẻ kinh sợ giống như hình ảnh trong những bộ phim hành động.
Một lát sau có mấy anh công an vào phòng tìm chúng tôi để xin thông tin về tình trạng bệnh nhân, đồng nghiệp tôi tò mò hỏi họ mấy câu về sự tình vụ án.
Chàng trai bị tử vong đó năm nay mới 24 tuổi, đơn giản là vừa tham gia tiệc sinh nhật của bạn gái, đi cùng nhóm còn có một số bạn bè. Trong tiệc sinh nhật họ khiêu vũ cùng nhau, vô tình giẫm lên chân 1 bạn gái, bạn trai của cô gái ấy xuất hiện mang theo một con dao gọt hoa quả, dùng con dao này để hành hung gây ra vụ án.
Trời đất, chỉ vì một cái giẫm chân vô tình mà có thể ra tay giết người. Một người tử vong còn người kia sẽ phải vào trại giam. Nếu như có cơ hội để làm lại từ đầu, tôi chắc chắn rằng mấy người này không hề muốn sự việc xảy ra như vậy.
Ngày 23/11/2009: Bác sĩ không phải thần tiên!
Gần đây bệnh nhân nhập viện nhiều quá, hình như đang có dịch cảm sốt, đồng nghiệp tôi có dễ phải khám hàng trăm bệnh nhân trong một buổi tối. Do khoa Nhi quá đông nên một số người nhà bệnh nhân khoa nhi còn sang cả khoa Nội để xếp hàng. Các bác sĩ, y tá bên khoa tôi gần như ai cũng làm việc quá tải, tôi cũng do quá sức không chịu nổi nên trúng cảm luôn. Xem ra dịch sốt lần này nặng nề quá.
Phòng truyền dịch bận rộn suốt cả ngày, ở chỗ nào cũng thấy y tá đang truyền dịch cho bệnh nhân để họ không mất công chờ gi.ường bệnh. Nhưng dù cố gắng thế nào thì cũng không làm hài lòng người nhà bệnh nhân. Một phần do ngày nay, con người ta trở nên quý giá nên hễ có chút sốt bệnh là ai cũng đã sốt sắng cuống quýt lên hết rồi, không hề có chút thông cảm cho bác sĩ.
Mà những lời trách móc của người nhà bệnh nhân thì nhiều đến mức có thể che trời phủ đất, thậm chí lên cả diễn đàn mạng bàn tán nữa. Thực ra thì mọi người cũng nên thông cảm cho nhau, chúng tôi cũng chỉ là bác sĩ, không là thần tiên được.
Bệnh tình phát triển theo quy luật tự thân của nó, không phải dựa vào sự điều khiển của các bác sĩ, y tá chúng tôi. Hơn nữa, do dân số Trung Quốc đông, đầu tư cho Bệnh viện lại không đủ, khi có dịch bệnh như thế này vấn đề này lại càng lộ rõ. Mọi người cần phải hiểu và thông cảm lẫn nhau mới được.
Sưu tầm.(Trích Nhật ký Bác sĩ Thịnh Mỹ Hà)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: