- Tham gia
- 5/9/2011
- Bài viết
- 4.128
Khi vừa đưa tay vào khám, mẹ thấy rõ mặt bác sĩ biến sắc và cũng nghe rất rõ: “Xem ngày lại cho chị...”. Mẹ hỏi nhưng bác sĩ không trả lời và liền sau đó là một tiếng gọi thất thanh.Những ngày cuối tháng 7 oi bức cũng chẳng bằng sự mong mỏi của bố mẹ, ông bà nội ngoại chờ đón bé con ra đời. Mong những cơn mưa đến vừa để dịu bớt cái oi của mùa hè Hà Nội, vừa để bé rồng con của cả nhà ra đời được suôn sẻ và mát mẻ. Hai ngày trước ngày dự sinh, mẹ vào cơ quan bàn giao công việc với sự thắc mắc của các bác: “Sao vẫn chưa nghỉ?”. Thế thì mẹ nghỉ dù vẫn chưa thấy dấu hiệu dự báo nào.
19/7 - ngày dự sinh, hai bà xuống trực chiến, mẹ vẫn chưa thấy có gì thay đổi. Rồi quá ngày dự sinh 1 ngày, mẹ vẫn bình thường, hàng ngày đi bộ để cho dễ đẻ. Rồi ngày nào cũng chăm chỉ đi gội đầu, tắm giặt chuẩn bị tinh thần để đẻ - trong khi em vẫn nằm ngoan trong bụng, thi thoảng lại đạp một cái.
Theo lời khuyên của các bậc tiền bối, mẹ đưa em đi kiểm tra hàng ngày vì sợ cạn nước ối. Quá ngày thứ nhất - bình thường! Quá ngày thứ 2 - bình thường! Đến ngày thứ 3, bác sĩ nói nước ối vẩn đục, nhìn thấy phân su trong ruột em bé, mẹ bắt đầu lo lắng, gọi điện khắp nơi hỏi nhưng mọi người đều nói là bình thường, không nên quá lo lắng.
Cảm ơn con đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn để đến bên mẹ.
Ngày thứ 4, mẹ quyết định đi siêu âm ở một chỗ khác tin tưởng hơn cho yên tâm. Kết luận của bác sĩ: nước ối vẫn trong, lượng bình thường, chỉ số ối bình thường, những vẩn đục chỉ là da chết của em bé, không đáng lo. Tuần hoàn mạch rốn bình thường nhưng phải theo dõi tim thai 3 - 4 tiếng một lần, theo dõi các cơn gò tử cung bằng máy monitor, và nói chung không nên để quá 40 tuần 5 ngày. Bố mẹ đã cảm thấy yên tâm hơn chút những vẫn quyết định hôm sau vào viện khám lại.
Sáng thứ 2 đầu tuần, cả nhà gồm bố mẹ và 2 bà hành quân ra viện, không mang theo đồ đạc vì chưa xác định nằm viện. Chen mãi trong đám đông, từ bàn khám bảo hiểm sang bàn khám dịch vụ, mãi thì cũng đến lượt vào khám. May quá, gặp ngay được bác sĩ quen nhưng nhìn bác nghiêm khắc quá, mẹ chẳng hỏi được gì, chẳng nói được gì, bác bảo vào viện nằm chờ không được kêu ca nhé, mẹ “vâng”, thế là vào.
Vào viện thấy yên tâm hơn, nhưng cũng hết một ngày, người ta lần lượt đi đẻ, mẹ cũng bắt đầu thấy sốt ruột. Nhìn bố và 2 bà vất vả, nửa đêm bố phải ra đón bà nội về vì bác sĩ chỉ cho 1 người nhà ở lại, mẹ bắt đầu nản. Hết 1 ngày, mẹ bảo bà ngoại hay là về nhà chờ, ở đây mọi người đều vất vả. Nhưng bà nhất quyết không đồng ý.
Chiều 24/7, mẹ ngồi chờ siêu âm trong cái oi bức đến kinh hoàng và tin bão về Hà Nội. Buổi tối, bố mang cơm ra, mẹ ăn xong và quyết định đi gội đầu, vì biết đâu đêm nay lại đẻ!
Như có điềm báo, bố mẹ đi và bất chợt thuê được 1 gi.ường trong nhà khách bệnh viện, bảo là để đề phòng, hoặc khi nào mỏi thì ra nghỉ. Về đến cổng, mưa bắt đầu rơi và mẹ đi khá nhanh để tránh mưa. Vẫn vào nhà tắm bình thường. Trước đó, mẹ cứ lo lắng suốt vì không biết thế nào là vỡ ối, liệu khi vỡ ối mẹ có biết không, nhất là mẹ sợ vỡ ối vào lúc… đi tè, vì mẹ sợ không phân biệt được.
Nhưng giờ thì mẹ biết, nó rất rõ ràng. Mẹ đang tắm thì cảm giác nghe rõ một tiếng ỤC, nước tràn ra không kịp ngăn, ấm ấm. Mẹ chỉ kịp hô: “Mẹ Thảo ơi, lấy bỉm cho con, con vỡ ối rồi.” Vội vàng mặc đồ, đóng bỉm và phi ra gọi bác sĩ.
Lên bàn khám, mẹ vẫn bình tĩnh hỏi chị y tá: “Em có đẻ thường được không chị?” vì mẹ sợ cổ tử cung chưa mở hẳn. Bác sĩ nói: “Khả năng vẫn đẻ được”. Thế nhưng khi vừa đưa tay vào khám, mẹ thấy rõ mặt bác sĩ biến sắc và cũng nghe rất rõ: “Thôi chết rồi”. Khi đó, mẹ vẫn giữ tinh thần để hỏi sao thế ạ. Không có câu trả lời, mà chỉ nghe chị ấy gọi thất thanh một chị khác vào khám lại. Dù các bác sĩ nói rất bé nhưng vẫn đủ để mẹ nghe thấy: “Xem cho chị có phải sa dây rau không?”; “Đúng rồi chị ạ!”.
Thời gian mang bầu, mẹ đã đọc nhiều về những ca chuyển dạ khó. Lúc này, mẹ không nhớ quá rõ nhưng mẹ biết, mẹ không đẻ thường được, vì điều đó rất nguy hiểm cho con. Điều duy nhất mẹ mong muốn bây giờ là con ra đời bình an!
Những tiếng ồn ào, gần như là gọi thất thanh ấy khiến bác sĩ Thanh - bác sĩ mà mẹ quen phải tới xem xét. Cũng có thể là may mắn khi hôm nay là đúng ca trực của bác Thanh. Sau khi khám lại cho mẹ, bác chỉ nói: “Trường hợp của cháu phải mổ cấp cứu thôi Hạnh ạ!”, mẹ chỉ nói được: “Vâng”.
Liền sau câu trả lời ấy, mọi chuyện diễn ra như một cuốn phim được tua nhanh, nếu mẹ là người ngoài cuộc, có lẽ mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt và lo lắng hơn. Nhưng thật lạ, lúc đó mẹ thấy hết sức bình tĩnh. Mẹ không muốn tinh thần mình bất ổn, mẹ không muốn gây thêm một khó khăn nào cản bước con gái yêu đến với cuộc sống này.
Mẹ tự lê người sang cáng, và ngay lập tức được đẩy đi. Bác Lan y tá kéo cáng, còn bà nội, bà ngoại thì đẩy sau. Chạy nhanh tới mức 2 bà đều sứt hết cả chân. Nằm trên cáng, mẹ nhìn thấy rõ chớp loằng ngoằng trên trời, sấm to và mưa nặng hạt. Mẹ nghe rõ bà ngoại đang niệm Phật và mẹ cũng chỉ biết thành tâm cầu trời phù hộ cho con của mẹ. Mẹ vẫn hết sức bình tĩnh!
Về sau, nghe bà ngoại kể lại, bác sĩ Thanh bước ra và nói với cả nhà: “Phải mổ thôi! Chúng tôi không dám nói trước điều gì nhưng sẽ cố gắng cứu cả mẹ lẫn con”. Mẹ phải cảm ơn trời vì bà không đột quỵ vì câu nói đó. Bố con thì ký vào giấy mổ mà chắc chưa kịp nhìn trong đó viết những gì.
Lên đến phòng mổ, mẹ nghe thấy tiếng bác sĩ Thanh nói phía sau: “Đưa vào phòng đi, không chuyển cáng nữa. Tớ phải mổ rất nhanh ca này đấy!”. Và mẹ được đưa vào phòng mổ số 11. Nhanh chóng, các bác sĩ chuyển mẹ sang bàn mổ, bỏ quần áo, lắp chằng chịt các thiết bị theo dõi, dây dợ đầy người. Một bác sĩ nam hỏi: “Trường hợp này thế nào đây?” và mẹ đáp nhanh: “Em nghe thấy là sa dây rau ạ”.
Con gái mẹ bây giờ đã 3 tháng rồi đấy.
Một bác sĩ cắm dây truyền, mẹ nói: “Các anh cố gắng cứu con em với” và bỏ lửng ở đó, mẹ chực khóc. Bác sĩ trả lời: “Bọn anh đang cố đây, em đừng nói gì nữa để bọn anh làm việc”. Câu cuối cùng mẹ nghe thấy trước khi vào ca mổ là bác sĩ Thanh hỏi: “Cháu là con đầu lòng hả Hạnh”, mẹ đáp: “Vâng”.
Sau khi gây tê, ca mổ bắt đầu và mọi thứ im lặng đến đáng sợ, chỉ có tiếng máy kêu và mẹ cảm thấy buồn buồn trên bụng. Mẹ cảm giác được là bác sĩ đang cố bế con ra khỏi bụng mẹ. Mẹ dường như nín thở cho tới khi bác sĩ nói: “Khóc đi con” và con gái mẹ khóc, khóc rất to. Mẹ mỉm cười dù mặt đang bị che bởi tấm vải trắng dày.
Từ đó trở đi, mẹ thấy các bác sĩ, y tá nói chuyện nhiều hơn, vui vẻ hơn, mẹ cũng thấy mình khác hơn. Hành động duy nhất mẹ làm lúc đó là ngóc đầu hết bên nọ đến bên kia để xem con của mẹ đang ở chỗ nào. Mẹ thấy bác sĩ bế con, mẹ nhận ra bởi cái chăn màu vàng, nhưng vẫn chưa nhìn thấy mặt con đâu. Một lúc sau thì bác Lan bế con lại cho mẹ ngó cái mặt. Hihi, nhìn ngộ lắm! Mẹ nhủ thầm, trộm vía con trắng rồi.
Mẹ được đẩy về phòng hồi sức nằm khoảng nửa tiếng, sau đó được đưa về phòng. Khoảng 1 - 2 tiếng sau thì con được bố đón về với mẹ.
Giờ thì con gái đang ngủ ngoan bên cạnh mẹ, bố con cũng đang ngủ khì rồi. Hôm nay, con gái mẹ tròn 3 tháng tuổi rồi đấy. Mẹ cảm ơn trời phật, tổ tiên đã phù hộ cho mẹ con mình, cảm ơn cả gia đình đã ở bên động viên mẹ và nhất là phải cảm ơn con gái yêu, con đã dũng cảm vượt qua thử thách cuối cùng.
Cảm ơn con đã đến bên mẹ! Mẹ yêu con!
Theo: afamily.vn
Hơ hơ. cái này là copy paste thôi nhá. k phải của mềnh viết đâu nhá! Nhưng đúng là, trẻ con là 1 điều tuyệt vời.
19/7 - ngày dự sinh, hai bà xuống trực chiến, mẹ vẫn chưa thấy có gì thay đổi. Rồi quá ngày dự sinh 1 ngày, mẹ vẫn bình thường, hàng ngày đi bộ để cho dễ đẻ. Rồi ngày nào cũng chăm chỉ đi gội đầu, tắm giặt chuẩn bị tinh thần để đẻ - trong khi em vẫn nằm ngoan trong bụng, thi thoảng lại đạp một cái.
Theo lời khuyên của các bậc tiền bối, mẹ đưa em đi kiểm tra hàng ngày vì sợ cạn nước ối. Quá ngày thứ nhất - bình thường! Quá ngày thứ 2 - bình thường! Đến ngày thứ 3, bác sĩ nói nước ối vẩn đục, nhìn thấy phân su trong ruột em bé, mẹ bắt đầu lo lắng, gọi điện khắp nơi hỏi nhưng mọi người đều nói là bình thường, không nên quá lo lắng.
Cảm ơn con đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn để đến bên mẹ.
Ngày thứ 4, mẹ quyết định đi siêu âm ở một chỗ khác tin tưởng hơn cho yên tâm. Kết luận của bác sĩ: nước ối vẫn trong, lượng bình thường, chỉ số ối bình thường, những vẩn đục chỉ là da chết của em bé, không đáng lo. Tuần hoàn mạch rốn bình thường nhưng phải theo dõi tim thai 3 - 4 tiếng một lần, theo dõi các cơn gò tử cung bằng máy monitor, và nói chung không nên để quá 40 tuần 5 ngày. Bố mẹ đã cảm thấy yên tâm hơn chút những vẫn quyết định hôm sau vào viện khám lại.
Sáng thứ 2 đầu tuần, cả nhà gồm bố mẹ và 2 bà hành quân ra viện, không mang theo đồ đạc vì chưa xác định nằm viện. Chen mãi trong đám đông, từ bàn khám bảo hiểm sang bàn khám dịch vụ, mãi thì cũng đến lượt vào khám. May quá, gặp ngay được bác sĩ quen nhưng nhìn bác nghiêm khắc quá, mẹ chẳng hỏi được gì, chẳng nói được gì, bác bảo vào viện nằm chờ không được kêu ca nhé, mẹ “vâng”, thế là vào.
Vào viện thấy yên tâm hơn, nhưng cũng hết một ngày, người ta lần lượt đi đẻ, mẹ cũng bắt đầu thấy sốt ruột. Nhìn bố và 2 bà vất vả, nửa đêm bố phải ra đón bà nội về vì bác sĩ chỉ cho 1 người nhà ở lại, mẹ bắt đầu nản. Hết 1 ngày, mẹ bảo bà ngoại hay là về nhà chờ, ở đây mọi người đều vất vả. Nhưng bà nhất quyết không đồng ý.
Chiều 24/7, mẹ ngồi chờ siêu âm trong cái oi bức đến kinh hoàng và tin bão về Hà Nội. Buổi tối, bố mang cơm ra, mẹ ăn xong và quyết định đi gội đầu, vì biết đâu đêm nay lại đẻ!
Như có điềm báo, bố mẹ đi và bất chợt thuê được 1 gi.ường trong nhà khách bệnh viện, bảo là để đề phòng, hoặc khi nào mỏi thì ra nghỉ. Về đến cổng, mưa bắt đầu rơi và mẹ đi khá nhanh để tránh mưa. Vẫn vào nhà tắm bình thường. Trước đó, mẹ cứ lo lắng suốt vì không biết thế nào là vỡ ối, liệu khi vỡ ối mẹ có biết không, nhất là mẹ sợ vỡ ối vào lúc… đi tè, vì mẹ sợ không phân biệt được.
Nhưng giờ thì mẹ biết, nó rất rõ ràng. Mẹ đang tắm thì cảm giác nghe rõ một tiếng ỤC, nước tràn ra không kịp ngăn, ấm ấm. Mẹ chỉ kịp hô: “Mẹ Thảo ơi, lấy bỉm cho con, con vỡ ối rồi.” Vội vàng mặc đồ, đóng bỉm và phi ra gọi bác sĩ.
Lên bàn khám, mẹ vẫn bình tĩnh hỏi chị y tá: “Em có đẻ thường được không chị?” vì mẹ sợ cổ tử cung chưa mở hẳn. Bác sĩ nói: “Khả năng vẫn đẻ được”. Thế nhưng khi vừa đưa tay vào khám, mẹ thấy rõ mặt bác sĩ biến sắc và cũng nghe rất rõ: “Thôi chết rồi”. Khi đó, mẹ vẫn giữ tinh thần để hỏi sao thế ạ. Không có câu trả lời, mà chỉ nghe chị ấy gọi thất thanh một chị khác vào khám lại. Dù các bác sĩ nói rất bé nhưng vẫn đủ để mẹ nghe thấy: “Xem cho chị có phải sa dây rau không?”; “Đúng rồi chị ạ!”.
Thời gian mang bầu, mẹ đã đọc nhiều về những ca chuyển dạ khó. Lúc này, mẹ không nhớ quá rõ nhưng mẹ biết, mẹ không đẻ thường được, vì điều đó rất nguy hiểm cho con. Điều duy nhất mẹ mong muốn bây giờ là con ra đời bình an!
Những tiếng ồn ào, gần như là gọi thất thanh ấy khiến bác sĩ Thanh - bác sĩ mà mẹ quen phải tới xem xét. Cũng có thể là may mắn khi hôm nay là đúng ca trực của bác Thanh. Sau khi khám lại cho mẹ, bác chỉ nói: “Trường hợp của cháu phải mổ cấp cứu thôi Hạnh ạ!”, mẹ chỉ nói được: “Vâng”.
Liền sau câu trả lời ấy, mọi chuyện diễn ra như một cuốn phim được tua nhanh, nếu mẹ là người ngoài cuộc, có lẽ mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt và lo lắng hơn. Nhưng thật lạ, lúc đó mẹ thấy hết sức bình tĩnh. Mẹ không muốn tinh thần mình bất ổn, mẹ không muốn gây thêm một khó khăn nào cản bước con gái yêu đến với cuộc sống này.
Mẹ tự lê người sang cáng, và ngay lập tức được đẩy đi. Bác Lan y tá kéo cáng, còn bà nội, bà ngoại thì đẩy sau. Chạy nhanh tới mức 2 bà đều sứt hết cả chân. Nằm trên cáng, mẹ nhìn thấy rõ chớp loằng ngoằng trên trời, sấm to và mưa nặng hạt. Mẹ nghe rõ bà ngoại đang niệm Phật và mẹ cũng chỉ biết thành tâm cầu trời phù hộ cho con của mẹ. Mẹ vẫn hết sức bình tĩnh!
Về sau, nghe bà ngoại kể lại, bác sĩ Thanh bước ra và nói với cả nhà: “Phải mổ thôi! Chúng tôi không dám nói trước điều gì nhưng sẽ cố gắng cứu cả mẹ lẫn con”. Mẹ phải cảm ơn trời vì bà không đột quỵ vì câu nói đó. Bố con thì ký vào giấy mổ mà chắc chưa kịp nhìn trong đó viết những gì.
Lên đến phòng mổ, mẹ nghe thấy tiếng bác sĩ Thanh nói phía sau: “Đưa vào phòng đi, không chuyển cáng nữa. Tớ phải mổ rất nhanh ca này đấy!”. Và mẹ được đưa vào phòng mổ số 11. Nhanh chóng, các bác sĩ chuyển mẹ sang bàn mổ, bỏ quần áo, lắp chằng chịt các thiết bị theo dõi, dây dợ đầy người. Một bác sĩ nam hỏi: “Trường hợp này thế nào đây?” và mẹ đáp nhanh: “Em nghe thấy là sa dây rau ạ”.
Con gái mẹ bây giờ đã 3 tháng rồi đấy.
Một bác sĩ cắm dây truyền, mẹ nói: “Các anh cố gắng cứu con em với” và bỏ lửng ở đó, mẹ chực khóc. Bác sĩ trả lời: “Bọn anh đang cố đây, em đừng nói gì nữa để bọn anh làm việc”. Câu cuối cùng mẹ nghe thấy trước khi vào ca mổ là bác sĩ Thanh hỏi: “Cháu là con đầu lòng hả Hạnh”, mẹ đáp: “Vâng”.
Sau khi gây tê, ca mổ bắt đầu và mọi thứ im lặng đến đáng sợ, chỉ có tiếng máy kêu và mẹ cảm thấy buồn buồn trên bụng. Mẹ cảm giác được là bác sĩ đang cố bế con ra khỏi bụng mẹ. Mẹ dường như nín thở cho tới khi bác sĩ nói: “Khóc đi con” và con gái mẹ khóc, khóc rất to. Mẹ mỉm cười dù mặt đang bị che bởi tấm vải trắng dày.
Từ đó trở đi, mẹ thấy các bác sĩ, y tá nói chuyện nhiều hơn, vui vẻ hơn, mẹ cũng thấy mình khác hơn. Hành động duy nhất mẹ làm lúc đó là ngóc đầu hết bên nọ đến bên kia để xem con của mẹ đang ở chỗ nào. Mẹ thấy bác sĩ bế con, mẹ nhận ra bởi cái chăn màu vàng, nhưng vẫn chưa nhìn thấy mặt con đâu. Một lúc sau thì bác Lan bế con lại cho mẹ ngó cái mặt. Hihi, nhìn ngộ lắm! Mẹ nhủ thầm, trộm vía con trắng rồi.
Mẹ được đẩy về phòng hồi sức nằm khoảng nửa tiếng, sau đó được đưa về phòng. Khoảng 1 - 2 tiếng sau thì con được bố đón về với mẹ.
Giờ thì con gái đang ngủ ngoan bên cạnh mẹ, bố con cũng đang ngủ khì rồi. Hôm nay, con gái mẹ tròn 3 tháng tuổi rồi đấy. Mẹ cảm ơn trời phật, tổ tiên đã phù hộ cho mẹ con mình, cảm ơn cả gia đình đã ở bên động viên mẹ và nhất là phải cảm ơn con gái yêu, con đã dũng cảm vượt qua thử thách cuối cùng.
Cảm ơn con đã đến bên mẹ! Mẹ yêu con!
Theo: afamily.vn
Hơ hơ. cái này là copy paste thôi nhá. k phải của mềnh viết đâu nhá! Nhưng đúng là, trẻ con là 1 điều tuyệt vời.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: