lindalinhdan
Thành viên
- Tham gia
- 12/9/2024
- Bài viết
- 12
大家好, lại là mình, đứa tự hành bản thân bằng cách học thêm ngoại ngữ đây. Đáng lẽ ra đúng theo định nghĩa của nhật ký thì ngày nào cũng viết nhưng do lịch rảnh hầu như để học rồi nên không viết đều đặn hằng ngày được nên mình sẽ tóm tắt quá trình học theo từng giai đoạn thôi.
Mình đã học gì? Trong các buổi học giao tiếp tiếng Trung, mình học về chủ đề siêu cơ bản mà bất kỳ ai học một ngôn ngữ mới cũng bắt đầu với chủ đề này: Chào hỏi và Giới thiệu bản thân. Vẫn như mọi khi, cô giáo người Trung trên Flexi của mình đi bài cho mình đủ các khía cạnh như là từ vựng, mẫu câu cơ bản, áp dụng hội thoại ngắn và chỉnh phát âm song song. Sau buổi học mình sẽ chép lại bài học đầy đủ hơn, đọc lại slide có thêm phần ghi chú của cô và tự luyện nói và viết (cũng may mình là chiếu đã trải về chữ Hán vì mình từng học tiếng Nhật nên cũng quen mặt cũng như viết chữ khá tốt không bị cứng tay). Ngay từ đầu buổi học mình chào cô như mình vẫn thường hay thấy cách mọi người Việt hóa từ 你好 là ní hảo, lập tức cô khen "Bạn phát âm đúng rồi, sao bạn biết biến âm" (ơ chắc tại em ăn may ạ) sau đó mình đã được cô giải thích ngay về quy tắc biến đổi thanh điệu khi nói "Khi 2 âm có cùng thanh điệu thứ 3 thì âm đứng trước sẽ phát âm đổi thành 2 dù trên lý thuyết và viết vẫn là 3", vậy là cả buổi học mình tìm cách nhớ và áp dụng tip này nhưng cô lại bảo "Lý do có quy tắc này là bởi nếu đọc cả 2 âm cùng ở thanh thứ 3 thì sẽ khó đọc nên cô muốn bạn tự nhận ra điều này và việc điều chỉnh biến âm cũng xảy ra tự nhiên hơn." Mình Wow luôn vì cô cho lời khuyên rất có tâm. Không biết mọi người có cụm từ nào đặc biệt thích phát âm không, đối với mình là 你呢, ngắn gọn và cũng dễ đọc hay, lần nào học cũng được các cô khen mỗi khi nói 你呢; còn từ mình sợ nhất là 住在 vì không hiểu sao lần nào đọc mình cũng bẹo hình bẹo dạng. Trong buổi học mình được biết thêm một số từ có thể rút gọn lại và nhận ra một số từ tiếng nước ngoài sẽ được phiên âm lại đọc gần giống nhưng đồng thời chữ Hán biểu thị từ đó cũng có nghĩa ít nhiều liên quan (dù chưa hỏi cô giáo confirm vụ ý nghĩa liên quan kia nhưng bài blog mình đọc được của bên mình học đã củng cố niềm tin đó).
Quá trình học tiếng luôn vui nhưng không đồng nghĩa với việc không có khó khăn. Dù luôn được các cô khen và khích lệ nhưng mình thi thoảng vẫn gặp khó khăn trong phát âm cũng như nhầm lẫn thanh điệu (cô hỏi vẫn trả lời đúng nhưng tự bản thân vẫn thấy thắc mắc) mình chưa phân biệt được thanh điệu 1 và thanh không/thanh nhẹ, mình thường mất tự tin đối với câu/cụm chứa 2 thanh này gần nhau. Sau vài buổi học với các cô giáo khác nhau cũng như được sự khích lệ và sửa phát âm, cộng với việc luyện tập mình đã khá hơn một chút.
Tại sao người Việt có ưu thế khi học tiếng Trung? Hồi mình học ĐH, mình có học môn Dẫn luận ngôn ngữ về các loại hình ngôn ngữ, không như tiếng Nhật hay Hàn là ngôn ngữ chắp dính thì tiếng Trung và tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên khi phát triển thành câu sẽ thấy dễ dàng hơn, chưa kể điểm chung khác đó là hệ thống từ Hán Việt, có nhiều cặp từ phát âm tương tự nhau. Như bình thường học tiếng Nhật là mình phải "rặn" một lúc mới ra câu vì trật tự từ hơi đảo lộn nhưng học tiếng Trung thì cấu trúc gần giống nên cũng phản xạ nhanh hơn. Tài liệu hỗ trợ học tập: Bản PDF bài giảng và blog của Flexi Classes, mình vẫn đang tìm một app từ điển dễ dùng cô giáo có gợi ý app cô hay dùng là Youdao nhưng nếu các bạn có app nào hay hơn thì giới thiệu mình với (mình không hợp Hanzii lắm).
Nhìn chung, mình cảm thấy rất năng suất cũng như vẫn giữ được tinh thần (chắc là nhờ các cô người Trung dễ thương hehee) tron giai đoạn đầu học tập.
Mình đã học gì? Trong các buổi học giao tiếp tiếng Trung, mình học về chủ đề siêu cơ bản mà bất kỳ ai học một ngôn ngữ mới cũng bắt đầu với chủ đề này: Chào hỏi và Giới thiệu bản thân. Vẫn như mọi khi, cô giáo người Trung trên Flexi của mình đi bài cho mình đủ các khía cạnh như là từ vựng, mẫu câu cơ bản, áp dụng hội thoại ngắn và chỉnh phát âm song song. Sau buổi học mình sẽ chép lại bài học đầy đủ hơn, đọc lại slide có thêm phần ghi chú của cô và tự luyện nói và viết (cũng may mình là chiếu đã trải về chữ Hán vì mình từng học tiếng Nhật nên cũng quen mặt cũng như viết chữ khá tốt không bị cứng tay). Ngay từ đầu buổi học mình chào cô như mình vẫn thường hay thấy cách mọi người Việt hóa từ 你好 là ní hảo, lập tức cô khen "Bạn phát âm đúng rồi, sao bạn biết biến âm" (ơ chắc tại em ăn may ạ) sau đó mình đã được cô giải thích ngay về quy tắc biến đổi thanh điệu khi nói "Khi 2 âm có cùng thanh điệu thứ 3 thì âm đứng trước sẽ phát âm đổi thành 2 dù trên lý thuyết và viết vẫn là 3", vậy là cả buổi học mình tìm cách nhớ và áp dụng tip này nhưng cô lại bảo "Lý do có quy tắc này là bởi nếu đọc cả 2 âm cùng ở thanh thứ 3 thì sẽ khó đọc nên cô muốn bạn tự nhận ra điều này và việc điều chỉnh biến âm cũng xảy ra tự nhiên hơn." Mình Wow luôn vì cô cho lời khuyên rất có tâm. Không biết mọi người có cụm từ nào đặc biệt thích phát âm không, đối với mình là 你呢, ngắn gọn và cũng dễ đọc hay, lần nào học cũng được các cô khen mỗi khi nói 你呢; còn từ mình sợ nhất là 住在 vì không hiểu sao lần nào đọc mình cũng bẹo hình bẹo dạng. Trong buổi học mình được biết thêm một số từ có thể rút gọn lại và nhận ra một số từ tiếng nước ngoài sẽ được phiên âm lại đọc gần giống nhưng đồng thời chữ Hán biểu thị từ đó cũng có nghĩa ít nhiều liên quan (dù chưa hỏi cô giáo confirm vụ ý nghĩa liên quan kia nhưng bài blog mình đọc được của bên mình học đã củng cố niềm tin đó).
Quá trình học tiếng luôn vui nhưng không đồng nghĩa với việc không có khó khăn. Dù luôn được các cô khen và khích lệ nhưng mình thi thoảng vẫn gặp khó khăn trong phát âm cũng như nhầm lẫn thanh điệu (cô hỏi vẫn trả lời đúng nhưng tự bản thân vẫn thấy thắc mắc) mình chưa phân biệt được thanh điệu 1 và thanh không/thanh nhẹ, mình thường mất tự tin đối với câu/cụm chứa 2 thanh này gần nhau. Sau vài buổi học với các cô giáo khác nhau cũng như được sự khích lệ và sửa phát âm, cộng với việc luyện tập mình đã khá hơn một chút.
Tại sao người Việt có ưu thế khi học tiếng Trung? Hồi mình học ĐH, mình có học môn Dẫn luận ngôn ngữ về các loại hình ngôn ngữ, không như tiếng Nhật hay Hàn là ngôn ngữ chắp dính thì tiếng Trung và tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên khi phát triển thành câu sẽ thấy dễ dàng hơn, chưa kể điểm chung khác đó là hệ thống từ Hán Việt, có nhiều cặp từ phát âm tương tự nhau. Như bình thường học tiếng Nhật là mình phải "rặn" một lúc mới ra câu vì trật tự từ hơi đảo lộn nhưng học tiếng Trung thì cấu trúc gần giống nên cũng phản xạ nhanh hơn. Tài liệu hỗ trợ học tập: Bản PDF bài giảng và blog của Flexi Classes, mình vẫn đang tìm một app từ điển dễ dùng cô giáo có gợi ý app cô hay dùng là Youdao nhưng nếu các bạn có app nào hay hơn thì giới thiệu mình với (mình không hợp Hanzii lắm).
Nhìn chung, mình cảm thấy rất năng suất cũng như vẫn giữ được tinh thần (chắc là nhờ các cô người Trung dễ thương hehee) tron giai đoạn đầu học tập.