lindalinhdan
Thành viên
- Tham gia
- 12/9/2024
- Bài viết
- 11
Dàjiā hǎo,
Chủ đề tiếp theo mình đã bắt đầu khám phá là chủ đề vô cùng quen thuộc: số đếm tiếng Trung! Vẫn biết số đếm tiếng Trung có nét tương đồng với tiếng Việt nên khi học và so sánh mới thấy ngôn ngữ thật hay ho.
Đầu tiên, mình nhận thấy rằng số đếm tiếng Trung rất đơn giản và dễ nhớ. Ví dụ, các số từ 1 đến 10 được phát âm như sau: 一 (yī), 二 (èr), 三 (sān), 四 (sì), 五 (wǔ), 六 (liù), 七 (qī), 八 (bā), 九 (jiǔ), và 十 (shí). Khi mình so sánh với tiếng Anh, nơi mà các số từ 11 trở đi có quy tắc phức tạp hơn, mình thấy tiếng Trung dễ nhớ hơn nhiều. Trong tiếng Anh, ví dụ số 11 là "eleven," không theo quy tắc đếm thông thường, nhưng trong tiếng Trung, số 11 chỉ đơn giản là 十一 (shí yī), nghĩa là "mười một."
Một điểm thú vị khác là cách dùng số đếm trong tiếng Trung. Mỗi danh từ thường đi kèm với một lượng từ (量词, liàng cí) . Ví dụ, để nói "hai quyển sách," mình sẽ nói "两本书" (liǎng běn shū).
Khi nói đến các số từ trăm trở lên, mình tìm ra một điểm chung giữa tiếng Việt và tiếng Trung. Trong tiếng Trung, số trăm được gọi là "百" (bǎi) và số ngàn là "千" (qiān). Một từ mà mình rất thích là "零" (líng), nghĩa là "không." Từ này nghe khá giống với từ "linh" trong tiếng Việt, mình cũng kể về phát hiện này với cô giáo người Trung ở Flexi khiến cô rất hứng thú và bất ngờ.(Mình rất vui vì vừa được học mà cũng vừa truyền tải được ngôn ngữ mẹ đẻ tới người nước ngoài). Ví dụ, số 205 sẽ được đọc là "二百零五" (èr bǎi líng wǔ), tức là "hai trăm không năm." hay "hai trăm linh năm".
Từ các số nhỏ hơn 10, mình học dần lên các số lớn hàng chục, trăm, nghìn, vạn, triệu,..chẳng hạn như 1 vạn là bao nhiêu. Trong tiếng Trung, 1 vạn tương đương với 10.000 (一万, yī wàn), điểm này khá tương đồng với hệ thống số đếm tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây lại là trở ngại hơi bé đối với một đứa không có duyên với những con số (nói thẳng ra là dốt toán) như mình, trong tiếng Việt, chúng ta thường dùng "chục nghìn" thay cho "vạn" nên mỗi khi cô giáo đố số nào mà chục nghìn là mình lại phải ngồi đếm từng số để đổi.
Một điểm khác mình cũng nhận ra là khi đọc số năm,giống người Việt Nam, người Trung Quốc thường đọc từng số một mà không nói đầy đủ nghìn, trăm, chục, đơn vị. Chẳng hạn, năm 2024 sẽ được đọc là "二零二四" (èr líng èr sì) "hai không hai tư" chứ không phải là "hai nghìn không trăm hai mươi bốn." Việc này giúp việc giao tiếp trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Từng học chuyên ngành ngôn ngữ ở ĐH nên mình đã từng học môn Đối chiếu ngôn ngữ, tuy là khi học ở cấp chuyên ngành, đây là một bộ môn khá khó nhai nhưng khi áp dụng vào thành một phương pháp ở cấp độ học tập đơn giản để tìm ra cảm hứng cũng như tạo ra được sự liên kết giữa những ngôn ngữ mình đã biết, quá trình học tập sẽ dễ dàng và kiến thức cũng sẽ lưu lại lâu hơn; nhất là khi bạn có thể tiếp xúc với người bản ngữ việc đối chiếu này sẽ có hiệu quả rất cao (theo đánh giá của mình là vậy hehee).
Hi vọng bạn cũng có một hành trình ngôn ngữ thú vị và mở ra nhiều kiến thức khiến bạn cảm thấy ngoại ngữ "dễ nhai" hơn một chút.
Chủ đề tiếp theo mình đã bắt đầu khám phá là chủ đề vô cùng quen thuộc: số đếm tiếng Trung! Vẫn biết số đếm tiếng Trung có nét tương đồng với tiếng Việt nên khi học và so sánh mới thấy ngôn ngữ thật hay ho.
Đầu tiên, mình nhận thấy rằng số đếm tiếng Trung rất đơn giản và dễ nhớ. Ví dụ, các số từ 1 đến 10 được phát âm như sau: 一 (yī), 二 (èr), 三 (sān), 四 (sì), 五 (wǔ), 六 (liù), 七 (qī), 八 (bā), 九 (jiǔ), và 十 (shí). Khi mình so sánh với tiếng Anh, nơi mà các số từ 11 trở đi có quy tắc phức tạp hơn, mình thấy tiếng Trung dễ nhớ hơn nhiều. Trong tiếng Anh, ví dụ số 11 là "eleven," không theo quy tắc đếm thông thường, nhưng trong tiếng Trung, số 11 chỉ đơn giản là 十一 (shí yī), nghĩa là "mười một."
Một điểm thú vị khác là cách dùng số đếm trong tiếng Trung. Mỗi danh từ thường đi kèm với một lượng từ (量词, liàng cí) . Ví dụ, để nói "hai quyển sách," mình sẽ nói "两本书" (liǎng běn shū).
Khi nói đến các số từ trăm trở lên, mình tìm ra một điểm chung giữa tiếng Việt và tiếng Trung. Trong tiếng Trung, số trăm được gọi là "百" (bǎi) và số ngàn là "千" (qiān). Một từ mà mình rất thích là "零" (líng), nghĩa là "không." Từ này nghe khá giống với từ "linh" trong tiếng Việt, mình cũng kể về phát hiện này với cô giáo người Trung ở Flexi khiến cô rất hứng thú và bất ngờ.(Mình rất vui vì vừa được học mà cũng vừa truyền tải được ngôn ngữ mẹ đẻ tới người nước ngoài). Ví dụ, số 205 sẽ được đọc là "二百零五" (èr bǎi líng wǔ), tức là "hai trăm không năm." hay "hai trăm linh năm".
Từ các số nhỏ hơn 10, mình học dần lên các số lớn hàng chục, trăm, nghìn, vạn, triệu,..chẳng hạn như 1 vạn là bao nhiêu. Trong tiếng Trung, 1 vạn tương đương với 10.000 (一万, yī wàn), điểm này khá tương đồng với hệ thống số đếm tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây lại là trở ngại hơi bé đối với một đứa không có duyên với những con số (nói thẳng ra là dốt toán) như mình, trong tiếng Việt, chúng ta thường dùng "chục nghìn" thay cho "vạn" nên mỗi khi cô giáo đố số nào mà chục nghìn là mình lại phải ngồi đếm từng số để đổi.
Một điểm khác mình cũng nhận ra là khi đọc số năm,giống người Việt Nam, người Trung Quốc thường đọc từng số một mà không nói đầy đủ nghìn, trăm, chục, đơn vị. Chẳng hạn, năm 2024 sẽ được đọc là "二零二四" (èr líng èr sì) "hai không hai tư" chứ không phải là "hai nghìn không trăm hai mươi bốn." Việc này giúp việc giao tiếp trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Từng học chuyên ngành ngôn ngữ ở ĐH nên mình đã từng học môn Đối chiếu ngôn ngữ, tuy là khi học ở cấp chuyên ngành, đây là một bộ môn khá khó nhai nhưng khi áp dụng vào thành một phương pháp ở cấp độ học tập đơn giản để tìm ra cảm hứng cũng như tạo ra được sự liên kết giữa những ngôn ngữ mình đã biết, quá trình học tập sẽ dễ dàng và kiến thức cũng sẽ lưu lại lâu hơn; nhất là khi bạn có thể tiếp xúc với người bản ngữ việc đối chiếu này sẽ có hiệu quả rất cao (theo đánh giá của mình là vậy hehee).
Hi vọng bạn cũng có một hành trình ngôn ngữ thú vị và mở ra nhiều kiến thức khiến bạn cảm thấy ngoại ngữ "dễ nhai" hơn một chút.