- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tấm bằng cử nhân chưa đủ để “làm đẹp” hồ sơ xin việc. Vì lẽ này mà nhiều trường tăng cường quy mô đào tạo sau ĐH để kịp thời đáp ứng nhu cầu người dân. Đối với nhiều người, việc học trong thời điểm này còn đang “thuận lợi” trước khi cơ quan quản lý siết chặt.
Ngày càng nhiều cử nhân muốn học cao học (Ảnh minh họa)Tranh thủ lúc “nhá nhem”
Lý do đi học cao học của M.N.Tuyết là để được cộng điểm thi công chức. Tuyết chọn một trường có mối quen biết cũ để vượt qua kỳ thi đầu vào với trình độ tiếng Anh chưa đủ để nói được một câu vì ra trường đã 10 năm nay. Trong khi đó, điều kiện đầu vào thạc sỹ hiện nay là trình độ A2 theo khung chuẩn châu Âu và tiến tới B1 trong thời gian tới. Theo lời khuyên của các bạn đã hoàn thành luận văn thạc sỹ thì Tuyết vẫn còn cơ hội hoàn thành “bổ túc” cao học trong 2 năm tới nếu không có gì thay đổi về quy chế hay bị thanh tra rà soát.
Để đáp ứng nhu cầu của người học, các trường liên tiếp xin chỉ tiêu đào tạo sau ĐH. Quy mô đào tạo sau ĐH của các trường ĐH trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Chỉ riêng đợt 1 tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2012, trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội đưa ra chỉ tiêu tới 1.000 học viên. ĐH Sư phạm Hà Nội cũng thông báo tuyển 700 chỉ tiêu thạc sỹ trong đợt 1 năm 2012. Còn ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển đến 4.000 thạc sĩ, 376 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ năm 2011 trong khi chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy của trường được định hướng giữ nguyên quy mô với mức khoảng 5.500 sinh viên. Con số thống kê cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 20.000-25.000 thạc sỹ được đào tạo.
Số lượng đào tạo ngày càng lớn thì chất lượng khó có thể đòi hỏi cao. Điều này đã được chính các chuyên gia về đào tạo sau đại học nhìn nhận. PGS.TS Ngô Kim Thanh, Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định tình trạng đổ xô đi học thạc sĩ đang trở thành trào lưu trong xã hội. Một giảng viên có học vị tiến sĩ trong vòng một năm có thể hướng dẫn khoảng 10 đề tài thạc sĩ, chưa kể các luận văn đại học, thì không thể có chất lượng cho các đề tài luận văn thạc sĩ, nhiều luận văn được sao chép gần như hoàn toàn mà không hề bị các thầy phát hiện.
Rục rịch rà soát chất lượng
Không chỉ lo ngại về chất lượng luận văn thạc sỹ mà ngay cả luận án tiến sĩ cũng đang là đối tượng phải rà soát. Mới đây ĐH Bách khoa Hà Nội đã rà soát toàn bộ các bộ môn có nghiên cứu sinh trong trường. GS Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Hội đồng kỷ luật đã quyết định đình chỉ 2 nghiên cứu sinh đang làm luận án tiến sĩ. Nguyên do là những nghiên cứu sinh này cũng như thầy hướng dẫn hoàn toàn không có mặt ở khoa, không thực hiện quy chế làm việc ở trường. “Thậm chí cả năm trời không thấy đến trường, các thầy bộ môn không ai biết nghiên cứu sinh này vì họ không tham gia sinh hoạt chuyên môn, một trong những yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh” - GS Nguyễn Trọng Giảng cho biết. Hiện trường này đã ra một loạt quy định để đưa việc đào tạo thạc sỹ cũng như hướng dẫn nghiên cứu sinh vào nề nếp.
Đánh giá thực trạng các luận án tiến sĩ kinh tế ở các trường ĐH khối kinh tế, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Viện Kế toán - Kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, nhiều nghiên cứu sinh chưa thực sự dành tâm huyết cho quá trình học tập, nghiên cứu viết luận án. Có người đang trong thời gian viết luận án tiến sĩ nhưng một năm vẫn giảng 1.000 tiết ở một trường ĐH, hoặc tham gia kinh doanh công ty riêng.
Nhằm kiểm soát chất lượng đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, vừa qua ĐH Bách khoa Hà Nội đã có một số quy định mới, thậm chí gây phản ứng khá mạnh về quy định độ tuổi và giới hạn một trong 2 người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải là cán bộ của trường. Giải thích về việc này GS Nguyễn Trọng Giảng cho biết, trường có quyền đưa ra các quy chế chặt hơn của Bộ GD-ĐT, vì vậy các quy định mới nhằm đưa đào tạo thạc sỹ và hướng dẫn nghiên cứu sinh vào nền nếp.
Còn tại ĐH Kinh tế Quốc dân, việc đặt ra chuẩn đánh giá luận văn, luận án cũng đang được bàn tới để khắc phục chất lượng sản phẩm khoa học thấp do trình độ và ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ hướng dẫn cùng tâm lý dễ dãi với người học. Trong các hội đồng chấm, nhiều giám khảo nhận xét rất nghiêm khắc nhưng cuối cùng vẫn cho điểm cao. Điều này cho thấy cần xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá luận văn, luận án.
Ngày càng nhiều cử nhân muốn học cao học (Ảnh minh họa)
Lý do đi học cao học của M.N.Tuyết là để được cộng điểm thi công chức. Tuyết chọn một trường có mối quen biết cũ để vượt qua kỳ thi đầu vào với trình độ tiếng Anh chưa đủ để nói được một câu vì ra trường đã 10 năm nay. Trong khi đó, điều kiện đầu vào thạc sỹ hiện nay là trình độ A2 theo khung chuẩn châu Âu và tiến tới B1 trong thời gian tới. Theo lời khuyên của các bạn đã hoàn thành luận văn thạc sỹ thì Tuyết vẫn còn cơ hội hoàn thành “bổ túc” cao học trong 2 năm tới nếu không có gì thay đổi về quy chế hay bị thanh tra rà soát.
Để đáp ứng nhu cầu của người học, các trường liên tiếp xin chỉ tiêu đào tạo sau ĐH. Quy mô đào tạo sau ĐH của các trường ĐH trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Chỉ riêng đợt 1 tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2012, trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội đưa ra chỉ tiêu tới 1.000 học viên. ĐH Sư phạm Hà Nội cũng thông báo tuyển 700 chỉ tiêu thạc sỹ trong đợt 1 năm 2012. Còn ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển đến 4.000 thạc sĩ, 376 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ năm 2011 trong khi chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy của trường được định hướng giữ nguyên quy mô với mức khoảng 5.500 sinh viên. Con số thống kê cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 20.000-25.000 thạc sỹ được đào tạo.
Số lượng đào tạo ngày càng lớn thì chất lượng khó có thể đòi hỏi cao. Điều này đã được chính các chuyên gia về đào tạo sau đại học nhìn nhận. PGS.TS Ngô Kim Thanh, Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định tình trạng đổ xô đi học thạc sĩ đang trở thành trào lưu trong xã hội. Một giảng viên có học vị tiến sĩ trong vòng một năm có thể hướng dẫn khoảng 10 đề tài thạc sĩ, chưa kể các luận văn đại học, thì không thể có chất lượng cho các đề tài luận văn thạc sĩ, nhiều luận văn được sao chép gần như hoàn toàn mà không hề bị các thầy phát hiện.
Rục rịch rà soát chất lượng
Không chỉ lo ngại về chất lượng luận văn thạc sỹ mà ngay cả luận án tiến sĩ cũng đang là đối tượng phải rà soát. Mới đây ĐH Bách khoa Hà Nội đã rà soát toàn bộ các bộ môn có nghiên cứu sinh trong trường. GS Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Hội đồng kỷ luật đã quyết định đình chỉ 2 nghiên cứu sinh đang làm luận án tiến sĩ. Nguyên do là những nghiên cứu sinh này cũng như thầy hướng dẫn hoàn toàn không có mặt ở khoa, không thực hiện quy chế làm việc ở trường. “Thậm chí cả năm trời không thấy đến trường, các thầy bộ môn không ai biết nghiên cứu sinh này vì họ không tham gia sinh hoạt chuyên môn, một trong những yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh” - GS Nguyễn Trọng Giảng cho biết. Hiện trường này đã ra một loạt quy định để đưa việc đào tạo thạc sỹ cũng như hướng dẫn nghiên cứu sinh vào nề nếp.
Đánh giá thực trạng các luận án tiến sĩ kinh tế ở các trường ĐH khối kinh tế, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Viện Kế toán - Kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, nhiều nghiên cứu sinh chưa thực sự dành tâm huyết cho quá trình học tập, nghiên cứu viết luận án. Có người đang trong thời gian viết luận án tiến sĩ nhưng một năm vẫn giảng 1.000 tiết ở một trường ĐH, hoặc tham gia kinh doanh công ty riêng.
Nhằm kiểm soát chất lượng đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, vừa qua ĐH Bách khoa Hà Nội đã có một số quy định mới, thậm chí gây phản ứng khá mạnh về quy định độ tuổi và giới hạn một trong 2 người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải là cán bộ của trường. Giải thích về việc này GS Nguyễn Trọng Giảng cho biết, trường có quyền đưa ra các quy chế chặt hơn của Bộ GD-ĐT, vì vậy các quy định mới nhằm đưa đào tạo thạc sỹ và hướng dẫn nghiên cứu sinh vào nền nếp.
Còn tại ĐH Kinh tế Quốc dân, việc đặt ra chuẩn đánh giá luận văn, luận án cũng đang được bàn tới để khắc phục chất lượng sản phẩm khoa học thấp do trình độ và ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ hướng dẫn cùng tâm lý dễ dãi với người học. Trong các hội đồng chấm, nhiều giám khảo nhận xét rất nghiêm khắc nhưng cuối cùng vẫn cho điểm cao. Điều này cho thấy cần xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá luận văn, luận án.
Theo Dân Trí