- Tham gia
- 18/7/2011
- Bài viết
- 37
Người nào đó đã nói rằng: “Trên thế giới có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan vĩ đại nhất chính là trái tim người mẹ”. Đúng vậy, con người ta từ lúc lọt lòng, đến lúc nằm nôi, hay khi đã trưởng thành cũng đều tắm trong dòng sông tình yêu của mẹ. “Mẹ” là tiếng gọi thân thương nhất, trìu mến nhất mà con người ta may mắn có được. Mẹ chính là cội nguồn của thương yêu, là phước lành mà Tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người.
Văn chương nhân loại trước nay có không ít tác phẩm ngợi ca tình mẹ, lòng mẹ. Với Tagore, người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học, một triết gia và nhà văn hóa lớn của Ấn Độ, trong tập thơ “Trăng non” đã dành những lời thơ thiết tha, ngọt ngào và sâu lắng để ngợi ca tình mẹ thiêng liêng. Nổi bật nhất là “Bài hát của mẹ”, bài hát của yêu thương.
Uốn khúc nhạc quanh con
Như vòng tay ôm ấp
Tỏa hơi ấm tình thương
Bài hát của mẹ
Vuốt ve vầng trán con
Ban con niềm hạnh phúc
Ta có thể hình dung cảnh tượng một người mẹ đang âu yếm ôm đứa con của mình vào lòng, và cất cao tiếng hát hòa với nhịp đập trái tim để mang đến cho đứa con thân yêu niềm hạnh phúc của cuộc sống.
Lời hát của mẹ là tình thương của mẹ, là ước vọng, là niềm tin của mẹ. Lời hát ấy xuất phát từ trái tim của mẹ và mẹ dành tất cả tình cảm trọn vẹn ấy cho con.
Sự vuốt ve, che chở của người mẹ đối với đứa con chính là biểu hiện của tấm lòng thương yêu. Mẹ đang ôm con, đang nâng niu sinh mạng bé nhỏ trong vòng tay, và ngắm nhìn thật kỹ đứa con yêu của mình. Có lẽ người mẹ này đang ru con ngủ. Trong lúc đứa bé đang mê ngủ, người mẹ dành khoảng thời gian quý báu của đời mình để ngắm nghía đứa con. Người mẹ khẽ vuốt những sợi tóc tơ đang vương trên trán con, nhìn vào đôi má hồng hào, gương mặt thơ ngây như thiên thần của con và người mẹ đang cầu nguyện… Người mẹ hy vọng mọi vất vả, lo toan của cuộc đời sẽ không đặt nặng trên vai đứa bé, bà cũng mong sao hạnh phúc sẽ đến với đứa con thân yêu của mình.
Ban con niềm hạnh phúc
Người mẹ hiện lên như một nữ thần nhân từ, ban phát tình yêu rộng rãi của mình. Và giờ đây, với đứa con bé nhỏ, bà muốn mang đến cho con mọi hạnh phúc của thế gian.
Khi con ngồi cô đơn
Bức tường xa cách mẹ
Bài hát mẹ khe khẽ
Chắp cánh vào giấc mơ
Đưa con đến bến bờ
Như ngôi sao chiếu sáng
Trong đêm tối con đi
Đứa bé dần lớn lên theo thời gian. Những xô bồ, những ồn ào trong cuộc sống vây quanh nó. Đôi lúc đứa bé cũng cô đơn. Giờ đây nhờ tiếng hát của mẹ mà đứa con đi đến những bến bờ của hạnh phúc.
Khi con ngồi cô đơn
Bức tường xa cách mẹ
Bài hát mẹ khe khẽ
Trong thời khắc con cảm thấy mình lạc lõng, cô đơn giữa kiếp người, khi giữa mẹ và con có một “bức tường” ngăn cách, thì bài hát của mẹ lại vang lên, khe khẽ, dịu dàng như xóa tan đi mọi nỗi cô đơn, sầu muộn trong tâm hồn con.
Lời hát của mẹ như “ngôi sao chiếu sáng” mọi tối tăm, cùng quẫn, bế tắc của đời con, mở ra cho con những con đường tươi sáng. Chính lời hát ấy mang đến cho con những điều kỳ diệu và nguồn hạnh phúc khôn nguôi.
Bất cứ nơi đâu, lúc nào, dù con làm gì thì mẹ luôn dõi mắt theo con. Lời hát của mẹ là tất cả tình yêu của mẹ, là món quà vô giá mà mẹ đã dành tặng cho con, là suối nguồn không bao giờ cạn.
Trong “Con cò”, Chế Lan Viên cũng viết:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Đôi mắt mẹ vẫn mãi dõi theo con, quan sát con. Cho nên mọi nỗi khó khăn, mọi nỗi u sầu cũng như những phút giây hạnh phúc của con, mẹ đều nhìn thấy rất rõ, rõ như nhìn thấy chính cuộc đời của mẹ vậy. Vì thế mà mẹ cất tiếng hát để xóa bỏ cô đơn, buồn bã trong con, để mẹ luôn luôn được gần bên con, bảo vệ cho con.
Bài hát của mẹ
Ở trong đáy mắt con
Giúp con nhìn xuyên suốt
Mọi vật ở trên đời
Tình yêu mà mẹ dành cho con lớn đến nỗi nhờ tình yêu ấy mà con nhìn nhận cuộc sống một cách rõ ràng, sáng tỏ. Mẹ như đôi mắt của con, giúp con định hướng những bước đi cho mình.
Cuộc đời này vốn muôn hồng nghìn tía, sẽ có lúc con lầm lạc. Nhưng tình yêu của mẹ sẽ giúp con vượt qua những cạm bẫy của đời thường, để con biết được đâu là cái Chân, cái Thiện.
Khi tiếng mẹ lặng im
Hòa vào trong cõi chết
Bài hát của mẹ
Cất cao trong trái tim
Trẻ trung của đời con
Lá vàng thì lá rụng. Ấy là quy luật của Tạo hóa, muôn loài không ai cưỡng lại được. Đến một ngày kia, khi mẹ không còn nữa, mẹ không thể nào hát cho con nghe. Nhưng lúc ấy, bài hát của mẹ sẽ thấm đậm, sẽ khắc ghi trong trái tim con. Con sẽ giữ lấy nó trong sự trẻ trung và sung mãn của đời con, và vì thế, bài hát ấy của mẹ sẽ luôn luôn tồn tại trong con.
Dường như đây chính là sự tiếp nối của cuộc sống, tiếp nối của con đường tình yêu. Nguồn mạch tình yêu trong con người của mẹ đang chảy sang con. Mai này, khi khôn lớn thành người, khi con có con, nguồn mạch ấy sẽ tiếp tục được truyền sang con của con. Cũng như lúc xưa, mẹ đã nhận lấy nguồn mạch ấy từ mẹ của mình.
Bài hát của mẹ
Cất cao trong trái tim
Trẻ trung của đời con
Dù mẹ có đi vào nơi vĩnh hằng thì tình yêu mà mẹ dành cho con vẫn vĩnh viễn tồn tại và không bao giờ thay đổi. Tình yêu ấy đã chảy trong trái tim con, mỗi nhịp đập của con đều mang hơi thở của bài hát ấy.
Xuyên suốt “Bài hát của mẹ” là tình yêu dạt dào mà người mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. Người mẹ đã hát cho con nghe mọi lúc, mọi nơi khi đứa con cần có mẹ. Lúc mẹ ôm ấp con trong lòng, mẹ hát để ban cho con tình yêu và hạnh phúc. Lúc con cô đơn, sầu muộn mẹ lại hát để xua tan u buồn, khơi gợi cho con những chân trời mới. Lúc con bế tắc, mẹ lại hát cho con nghe, giúp con nhận thức được “mọi vật ở trên đời”. Và đến lúc mẹ lặng im, khi cánh cửa cuộc sống đã khép lại với mẹ, mẹ hòa tiếng hát của mẹ vào nhịp trái tim con, để con sống trọn vẹn và để mẹ luôn được bên con.
Đọc “Trăng non” của Tagore là đọc tấm lòng yêu trẻ thơ, sự nâng niu những giá trị của cuộc sống. “Bài hát của mẹ” đã thể hiện một cách sâu sắc, đầy ý nghĩa thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của loài người: Tình Mẹ.
Cũng trong “Trăng non”, với “Buổi sơ khai”, Tagore đã viết:
Con đã sống trong mọi niềm hy vọng,
thương yêu trong đời mẹ,
Và trong cuộc đời của mẹ mẹ nữa kia
Phải chăng, chỉ có mẹ là người yêu thương ta ngay cả khi ta còn chưa được sinh ra trên cõi đời này? Là người duy nhất nhìn thấy ta trong “những món đồ chơi tuổi nhỏ”? Để rồi, khi ta cất tiếng khóc chào đời, trở thành một thành viên của cuộc sống, mẹ đã dành trọn vẹn niềm hy vọng, tình thương yêu cho ta.
Với đặc trưng thi pháp có sự kết hợp hài hòa giữa ngòi bút hiện thực và chất lãng mạn huyền ảo, giữa chất trữ tình và triết lý, thơ Tagore đã thể hiện sâu sắc và đầy ý nhị tình cảm thiêng liêng của con người. Khác với Heinrich Heine:
Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kỳ
Nếu có vị Chúa nào nhìn con vào mắt
Con chẳng chút nào cúi mặt trước uy nghi
Nhưng mẹ ơi con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất
Con thấy mình bé nhỏ làm sao
(Gởi mẹ)
Lời thơ của Heine mang đậm chất hiện thực, thể hiện tấm lòng bao dung độ lượng của người mẹ, khi mà:
Con bỗng thấy một tình yêu chân thật
Trong đôi mắt dịu hiền của mẹ, mẹ ơi!
(Gởi mẹ)
Thơ Tagore mềm mại, uyển chuyển, mang đến cho người đọc những dư âm thi vị, qua đó truyền tải sâu sắc tình mẹ đến mỗi độc giả. Trong tác phẩm, cụm từ “bài hát của mẹ” được lặp lại rất nhiều lần, nó là điểm nhấn cho cả bài thơ. Bởi chính nhờ bài hát ấy mà đứa con khôn lớn, trưởng thành. Bài hát ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn con, để con sống cuộc sống đầy ý nghĩa và trọn vẹn nhất.
“Bài hát của mẹ” không đơn thuần là một bài hát, nó là tình thương yêu của người mẹ, là bao nỗi niềm chất chứa, hy vọng mà mỗi người mẹ đều muốn dành riêng cho con mình. Ai may mắn được nghe lời ru của mẹ từ tấm bé sẽ không bao giờ quên được cái âm thanh ngọt ngào, dịu nhẹ ấy. Và những ai may mắn khi có mẹ bên cạnh hát cho nghe lời hát từ trái tim thì ũe là những người hạnh phúc nhất.
Ngôn ngữ bài thơ nhẹ nhàng, truyền cảm. Tiết tấu chậm rãi. Hình ảnh thơ mang tính biểu trưng cao. Chính những điều đó đã tạo nên thành công của tác phẩm, nó làm cho người đọc như được đắm mình trong thế giới nghệ thuật với đầy đủ những cung bậc tình cảm. Ở đó, ta luôn luôn có mẹ bên cạnh, sẵn sàng chở che, bảo vệ ta trước những gian khó cuộc đời. Lòng mẹ chở nặng yêu thương, khoan dung, vị tha và luôn cháy lên niềm hy vọng về tương lai tưới sáng của con.
Hình tượng người mẹ mà Tagore xây dựng chính là kết tinh của mọi vẻ đẹp. Người mẹ đó luôn dõi theo con và bài hát tình thương của mẹ sẽ luôn cất lên trong tim mỗi người.
------------
Bài hát của mẹ do Lưu Đức Trung dịch từ nguyên văn My song
Văn chương nhân loại trước nay có không ít tác phẩm ngợi ca tình mẹ, lòng mẹ. Với Tagore, người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học, một triết gia và nhà văn hóa lớn của Ấn Độ, trong tập thơ “Trăng non” đã dành những lời thơ thiết tha, ngọt ngào và sâu lắng để ngợi ca tình mẹ thiêng liêng. Nổi bật nhất là “Bài hát của mẹ”, bài hát của yêu thương.
Uốn khúc nhạc quanh con
Như vòng tay ôm ấp
Tỏa hơi ấm tình thương
Bài hát của mẹ
Vuốt ve vầng trán con
Ban con niềm hạnh phúc
Ta có thể hình dung cảnh tượng một người mẹ đang âu yếm ôm đứa con của mình vào lòng, và cất cao tiếng hát hòa với nhịp đập trái tim để mang đến cho đứa con thân yêu niềm hạnh phúc của cuộc sống.
Lời hát của mẹ là tình thương của mẹ, là ước vọng, là niềm tin của mẹ. Lời hát ấy xuất phát từ trái tim của mẹ và mẹ dành tất cả tình cảm trọn vẹn ấy cho con.
Sự vuốt ve, che chở của người mẹ đối với đứa con chính là biểu hiện của tấm lòng thương yêu. Mẹ đang ôm con, đang nâng niu sinh mạng bé nhỏ trong vòng tay, và ngắm nhìn thật kỹ đứa con yêu của mình. Có lẽ người mẹ này đang ru con ngủ. Trong lúc đứa bé đang mê ngủ, người mẹ dành khoảng thời gian quý báu của đời mình để ngắm nghía đứa con. Người mẹ khẽ vuốt những sợi tóc tơ đang vương trên trán con, nhìn vào đôi má hồng hào, gương mặt thơ ngây như thiên thần của con và người mẹ đang cầu nguyện… Người mẹ hy vọng mọi vất vả, lo toan của cuộc đời sẽ không đặt nặng trên vai đứa bé, bà cũng mong sao hạnh phúc sẽ đến với đứa con thân yêu của mình.
Ban con niềm hạnh phúc
Người mẹ hiện lên như một nữ thần nhân từ, ban phát tình yêu rộng rãi của mình. Và giờ đây, với đứa con bé nhỏ, bà muốn mang đến cho con mọi hạnh phúc của thế gian.
Khi con ngồi cô đơn
Bức tường xa cách mẹ
Bài hát mẹ khe khẽ
Chắp cánh vào giấc mơ
Đưa con đến bến bờ
Như ngôi sao chiếu sáng
Trong đêm tối con đi
Đứa bé dần lớn lên theo thời gian. Những xô bồ, những ồn ào trong cuộc sống vây quanh nó. Đôi lúc đứa bé cũng cô đơn. Giờ đây nhờ tiếng hát của mẹ mà đứa con đi đến những bến bờ của hạnh phúc.
Khi con ngồi cô đơn
Bức tường xa cách mẹ
Bài hát mẹ khe khẽ
Trong thời khắc con cảm thấy mình lạc lõng, cô đơn giữa kiếp người, khi giữa mẹ và con có một “bức tường” ngăn cách, thì bài hát của mẹ lại vang lên, khe khẽ, dịu dàng như xóa tan đi mọi nỗi cô đơn, sầu muộn trong tâm hồn con.
Lời hát của mẹ như “ngôi sao chiếu sáng” mọi tối tăm, cùng quẫn, bế tắc của đời con, mở ra cho con những con đường tươi sáng. Chính lời hát ấy mang đến cho con những điều kỳ diệu và nguồn hạnh phúc khôn nguôi.
Bất cứ nơi đâu, lúc nào, dù con làm gì thì mẹ luôn dõi mắt theo con. Lời hát của mẹ là tất cả tình yêu của mẹ, là món quà vô giá mà mẹ đã dành tặng cho con, là suối nguồn không bao giờ cạn.
Trong “Con cò”, Chế Lan Viên cũng viết:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Đôi mắt mẹ vẫn mãi dõi theo con, quan sát con. Cho nên mọi nỗi khó khăn, mọi nỗi u sầu cũng như những phút giây hạnh phúc của con, mẹ đều nhìn thấy rất rõ, rõ như nhìn thấy chính cuộc đời của mẹ vậy. Vì thế mà mẹ cất tiếng hát để xóa bỏ cô đơn, buồn bã trong con, để mẹ luôn luôn được gần bên con, bảo vệ cho con.
Bài hát của mẹ
Ở trong đáy mắt con
Giúp con nhìn xuyên suốt
Mọi vật ở trên đời
Tình yêu mà mẹ dành cho con lớn đến nỗi nhờ tình yêu ấy mà con nhìn nhận cuộc sống một cách rõ ràng, sáng tỏ. Mẹ như đôi mắt của con, giúp con định hướng những bước đi cho mình.
Cuộc đời này vốn muôn hồng nghìn tía, sẽ có lúc con lầm lạc. Nhưng tình yêu của mẹ sẽ giúp con vượt qua những cạm bẫy của đời thường, để con biết được đâu là cái Chân, cái Thiện.
Khi tiếng mẹ lặng im
Hòa vào trong cõi chết
Bài hát của mẹ
Cất cao trong trái tim
Trẻ trung của đời con
Lá vàng thì lá rụng. Ấy là quy luật của Tạo hóa, muôn loài không ai cưỡng lại được. Đến một ngày kia, khi mẹ không còn nữa, mẹ không thể nào hát cho con nghe. Nhưng lúc ấy, bài hát của mẹ sẽ thấm đậm, sẽ khắc ghi trong trái tim con. Con sẽ giữ lấy nó trong sự trẻ trung và sung mãn của đời con, và vì thế, bài hát ấy của mẹ sẽ luôn luôn tồn tại trong con.
Dường như đây chính là sự tiếp nối của cuộc sống, tiếp nối của con đường tình yêu. Nguồn mạch tình yêu trong con người của mẹ đang chảy sang con. Mai này, khi khôn lớn thành người, khi con có con, nguồn mạch ấy sẽ tiếp tục được truyền sang con của con. Cũng như lúc xưa, mẹ đã nhận lấy nguồn mạch ấy từ mẹ của mình.
Bài hát của mẹ
Cất cao trong trái tim
Trẻ trung của đời con
Dù mẹ có đi vào nơi vĩnh hằng thì tình yêu mà mẹ dành cho con vẫn vĩnh viễn tồn tại và không bao giờ thay đổi. Tình yêu ấy đã chảy trong trái tim con, mỗi nhịp đập của con đều mang hơi thở của bài hát ấy.
Xuyên suốt “Bài hát của mẹ” là tình yêu dạt dào mà người mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. Người mẹ đã hát cho con nghe mọi lúc, mọi nơi khi đứa con cần có mẹ. Lúc mẹ ôm ấp con trong lòng, mẹ hát để ban cho con tình yêu và hạnh phúc. Lúc con cô đơn, sầu muộn mẹ lại hát để xua tan u buồn, khơi gợi cho con những chân trời mới. Lúc con bế tắc, mẹ lại hát cho con nghe, giúp con nhận thức được “mọi vật ở trên đời”. Và đến lúc mẹ lặng im, khi cánh cửa cuộc sống đã khép lại với mẹ, mẹ hòa tiếng hát của mẹ vào nhịp trái tim con, để con sống trọn vẹn và để mẹ luôn được bên con.
Đọc “Trăng non” của Tagore là đọc tấm lòng yêu trẻ thơ, sự nâng niu những giá trị của cuộc sống. “Bài hát của mẹ” đã thể hiện một cách sâu sắc, đầy ý nghĩa thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của loài người: Tình Mẹ.
Cũng trong “Trăng non”, với “Buổi sơ khai”, Tagore đã viết:
Con đã sống trong mọi niềm hy vọng,
thương yêu trong đời mẹ,
Và trong cuộc đời của mẹ mẹ nữa kia
Phải chăng, chỉ có mẹ là người yêu thương ta ngay cả khi ta còn chưa được sinh ra trên cõi đời này? Là người duy nhất nhìn thấy ta trong “những món đồ chơi tuổi nhỏ”? Để rồi, khi ta cất tiếng khóc chào đời, trở thành một thành viên của cuộc sống, mẹ đã dành trọn vẹn niềm hy vọng, tình thương yêu cho ta.
Với đặc trưng thi pháp có sự kết hợp hài hòa giữa ngòi bút hiện thực và chất lãng mạn huyền ảo, giữa chất trữ tình và triết lý, thơ Tagore đã thể hiện sâu sắc và đầy ý nhị tình cảm thiêng liêng của con người. Khác với Heinrich Heine:
Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kỳ
Nếu có vị Chúa nào nhìn con vào mắt
Con chẳng chút nào cúi mặt trước uy nghi
Nhưng mẹ ơi con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất
Con thấy mình bé nhỏ làm sao
(Gởi mẹ)
Lời thơ của Heine mang đậm chất hiện thực, thể hiện tấm lòng bao dung độ lượng của người mẹ, khi mà:
Con bỗng thấy một tình yêu chân thật
Trong đôi mắt dịu hiền của mẹ, mẹ ơi!
(Gởi mẹ)
Thơ Tagore mềm mại, uyển chuyển, mang đến cho người đọc những dư âm thi vị, qua đó truyền tải sâu sắc tình mẹ đến mỗi độc giả. Trong tác phẩm, cụm từ “bài hát của mẹ” được lặp lại rất nhiều lần, nó là điểm nhấn cho cả bài thơ. Bởi chính nhờ bài hát ấy mà đứa con khôn lớn, trưởng thành. Bài hát ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn con, để con sống cuộc sống đầy ý nghĩa và trọn vẹn nhất.
“Bài hát của mẹ” không đơn thuần là một bài hát, nó là tình thương yêu của người mẹ, là bao nỗi niềm chất chứa, hy vọng mà mỗi người mẹ đều muốn dành riêng cho con mình. Ai may mắn được nghe lời ru của mẹ từ tấm bé sẽ không bao giờ quên được cái âm thanh ngọt ngào, dịu nhẹ ấy. Và những ai may mắn khi có mẹ bên cạnh hát cho nghe lời hát từ trái tim thì ũe là những người hạnh phúc nhất.
Ngôn ngữ bài thơ nhẹ nhàng, truyền cảm. Tiết tấu chậm rãi. Hình ảnh thơ mang tính biểu trưng cao. Chính những điều đó đã tạo nên thành công của tác phẩm, nó làm cho người đọc như được đắm mình trong thế giới nghệ thuật với đầy đủ những cung bậc tình cảm. Ở đó, ta luôn luôn có mẹ bên cạnh, sẵn sàng chở che, bảo vệ ta trước những gian khó cuộc đời. Lòng mẹ chở nặng yêu thương, khoan dung, vị tha và luôn cháy lên niềm hy vọng về tương lai tưới sáng của con.
Hình tượng người mẹ mà Tagore xây dựng chính là kết tinh của mọi vẻ đẹp. Người mẹ đó luôn dõi theo con và bài hát tình thương của mẹ sẽ luôn cất lên trong tim mỗi người.
------------
Bài hát của mẹ do Lưu Đức Trung dịch từ nguyên văn My song