(Tin an ninh) Hàng giả, hàng nhái không chỉ có “giặc ngoài” thâm nhập vào thị trường nội địa, mà còn có cả “thù trong” xuất hiện từ một số cơ sở sản xuất ở các làng nghề…
Hàng “chính hãng”… hay Made in China
Ngày 24-11-2014, một lô hàng được mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, Cục Hải quan Hải Phòng. Theo khai báo của DN nhập khẩu là Cty TNHH phát triển XNK đầu tư Việt Mỹ- Khu đô thị mới Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội, lô hàng gồm 1.873 bộ vành xe máy (dạng vành đúc) nhãn hiệu YCJS, xuất xứ Trung Quốc, trị giá lô hàng 18.400 USD. Quá trình làm thủ tục, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ phát hiện dấu hiện nghi vấn và phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng. Theo kết quả kiểm tra, toàn bộ container có 1.319 bộ vành xe máy (dạng vành đúc) có nhãn hiệu Honda và 521 bộ vành xe máy (dạng vành đúc) nhãn hiệu Yamaha. Để che dấu hành vi vi phạm, DN đã dùng các miếng dán nhựa màu đen có dòng chữ METROPOLITAN dán đè lên để che dấu các dòng chữ Honda và Yamaha được đúc nổi trực tiếp trên vành xe.
Hải quan Hải Phòng đã gửi mẫu vật của lô hàng vi phạm đi giám định tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Theo kết quả giám định của Cục Sở hữu trí tuệ, các sản phẩm vành xe máy có dòng chữ Honda là hàng giả nhãn hiệu Honda của Cty HONDA GIKEN KOGYO KABUSHIKI KAISHA. Số hàng có gắn chữ Yamaha là hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu Yamaha của Cty YAMAHA HATSUDOKI KABUSHIKI KAISHA.
Làm việc với Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng, đại diện Cty TNHH phát triển XNK đầu tư Việt Mỹ cho biết, lô hàng được mua từ Cty Anhui Yuongchang Metal Products Co; Ltd China (Trung Quốc).
Đầu tháng 8-2014, Tổ Kiểm soát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan Cốc Nam (Cục Hải quan Lạng Sơn) bất ngờ phát hiện một số đối tượng gùi, cõng hàng hóa từ hướng Trung Quốc về Việt Nam có nhiều biểu hiện nghi vấn. Khi lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường, các đối tượng tình nghi đã nhanh chóng vứt hàng bỏ chạy về phía biên giới Trung Quốc. Kiểm tra chi tiết hàng hóa, lực lượng Hải quan phát hiện, thu giữ một thùng carton, bên trong chứa gần 200 bóng đèn Compact, loại 3UT4 20W, trên bao bì có ghi rõ nhãn hiệu Rạng Đông.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam Trịnh Văn Quý, đây là lần đầu tiên chi cục phát hiện, thu giữ mặt hàng giả trên. Toàn bộ lô hàng do lực lượng Hải quan thu giữ đều là hàng mới 100%, sản xuất từ Trung Quốc. Với những chi tiết thể hiện bao bì, sản phẩm có dán tem chống giả… bằng mắt thường rất khó phân biệt hàng giả, hàng thật. Quan sát kỹ sẽ phát hiện trên bao bì sản phẩm bóng đèn do lực lượng Hải quan thu giữ được in nhợt nhạt, gồm hai màu chủ đạo là xanh nhạt, vàng. Phía dưới lô gô: “Rạng Đông”, có ghi dòng chữ sai lỗi chính tả: “Vì lợi ích Gia đinh-lợi ích Quốc gia, Bạn hãy sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện!”. Ngoài ra, một loạt các chỉ dẫn, tiêu chí kỹ thuật, tuổi thọ của sản phẩm được in song ngữ bằng cả tiếng Việt, lẫn tiếng Anh khá mờ và sai lỗi chính tả. Để đảm bảo “lòng tin”, nhà sản xuất “hàng nhái” có gắn tem chống hàng giả trên sản phẩm.
Trong 8 tháng đầu năm 2014, chỉ tính riêng khu vực các tỉnh phía Bắc, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 18 vụ việc liên quan đến làm giả nhãn mác, bao bì, sản phẩm bóng đèn do Cty bóng đèn phích nước Rạng Đông sản xuất. Tổng số tang vật do các lực lượng phát hiện, thu giữ là 6.949 bóng đèn Compact gồm: 168 chiếc loại 2UT4 11W, 3.369 chiếc loại 3UT4 15W, 2.455 chiếc loại 3UT4 20 W, 199 loại 4UT5 50 W, 110 xoắn 30W, 648 chiếc bóng đèn sợi đốt. Phần lớn các vụ việc phát sinh tại các tỉnh biên giới như Lạng Sơn (5 vụ) và các tỉnh tiếp giáp như Bắc Giang (1 vụ) và Thái Nguyên (5 vụ).
Hàng giả, hàng nhái không chỉ có hàng nhập lậu, mà còn có hàng sản xuất trong nước
Ai tiếp tay?
Trong những năm quan, cơ quan chức năng đã liên tục điều tra, xử lý, triệt phá nhiều đường dây buôn lậu, vận chuyển hàng hóa từ biên giới Trung Quốc về Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tồn tại một thực trạng là việc các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tự phát trong nước đang tiếp tay cho hoạt động trái pháp luật này.
Gần đây nhất là vụ ngày 20-5, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) phối hợp với Thanh tra Bộ Khoa học và công nghệ và Công an huyện Phú Xuyên tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh Phong Hạnh (Hà Nội). Quá trình thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện, tạm giữ 1.607 sản phẩm là túi xách, ví da mang nhãn hiệu Dior, Hermes, Louis Vuitton. Đại diện sở hữu công nghiệp của các nhãn hiệu nêu trên khẳng định toàn bộ sản phẩm trên là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng chủ cơ sở sản xuất trên là Phạm Thị Hạnh (SN 1988) và Phạm Hữu Phong (SN 1984) trú tại xã Sơn Hà (Phú Xuyên, Hà Nội) khai nhận: Trước đây, cơ sở này chỉ sản xuất ví da, túi xách không nhãn mác nhưng từ tháng 4 phát hiện nhu cầu sử dụng hàng hóa thương hiệu nổi tiếng của khách hàng, các đối tượng đã mua logo, nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng để sản xuất hàng giả kiếm lời. Khoảng 2.000 túi xách, ví da giả nhãn hiệu nổi tiếng đã được cơ sở này bán ra thị trường. Đồng thời theo đối tượng Phạm Hữu Phong: “Tất cả các sản phẩm gồm: Túi xách nguyên chiếc, nguyên liệu để sản xuất hàng giả, tôi đều mua từ các cửa hàng bán thanh lý tại chợ Đồng Xuân, Ninh Hiệp. Những hành thanh lý này có giá từ 30.000-50.000 đồng/sản phẩm.
Còn các logo nhãn hiệu nổi tiếng, tôi mua từ các đại lý bán tại làng nghề quanh khu vực huyện Phú Xuyên. Các logo này sẽ được lắp vào các sản phẩm do cơ sở sản xuất tự thiết kế để trang trí và hấp dẫn hơn”. Mặt khác, Phạm Hữu Phong cũng thừa nhận do nhận thức kém, làm theo đơn đặt hàng của khách, khi bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ mới biết mình vi phạm pháp luật.
Để làm ra những sản phẩm hàng hiệu từ làng nghề này, các cơ sở sản xuất thường nhập nguyên vật liệu trên thị trường về sau đó may các sản phẩm tương tự của các nhãn hiệu nổi tiếng. Đồng thời, các cơ sở sản xuất cũng nhập nhãn mác dán vào túi để hàng hóa bán chạy hơn. Sản phẩm sau khi hoàn thành, tùy thuộc vào đơn đặt hàng được chuyển đi khắp nơi hay đến các tỉnh lân cận để tiêu thụ.
Doanh nghiệp trong nước thì thờ ơ
Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2015, trước tiên các lực lượng cần nhận thức rõ hơn nhiệm vụ chính trị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
Xác định được phương thức thủ đoạn, âm mưu tinh vi của các tổ chức buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phá hoại sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của nhân dân. Từng ngành, từng đơn vị, từng địa phương phải có kế hoạch đồng bộ, kiên quyết để triển khai nhiệm vụ. Thể hiện rõ quyết tâm chính trị, Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các bộ, ngành, các địa phương tuyên chiến và có thái độ kiên quyết chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; khẳng định chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đi liền với chống tiêu cực. Sự quan tâm chỉ đạo về cuộc chiến với hàng giả, hàng nhái của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia là vậy, nhưng ngược lại, liên quan đến hàng nghìn vụ hàng giả, hàng nhái được lực lượng chức năng phát hiện mỗi năm, nhưng các DN (có sản phẩm bị làm nhái, làm giả) vẫn không mấy quan tâm để bảo vệ cho sản phẩm chính hãng của mình.
Vụ phát hiện bắt giữ 1 container với gần 2.000 bộ vành xe máy có xuất xứ Trung Quốc giả nhãn hiệu của 2 nhà sản xuất tên tuổi ở trong nước là Honda và Yamaha. Trong quá trình cơ quan Hải quan liên hệ với “khổ chủ” là Honda và Yamaha để tiến hành các biện pháp xử lý thì DN sở hữu nhãn hiệu sản phẩm trên có thái độ khá thờ ơ. Một cán bộ của Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng chia sẻ: Khi đơn vị liên hệ với 2 DN có sản phẩm bị làm giả thì một DN không có thông tin phản hồi, một DN khác thì trao đổi thông tin khá dè dặt. Điều này làm cho việc hoàn thiện hồ sơ để xử lý đối tượng, tang vật vi phạm gặp nhiều khó khăn.
Tại Hội nghị giao ban quý I-2015 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia mới đây, ông Nguyễn Văn Cẩn- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, một lần nữa nêu lên thực trạng đáng buồn này. “Có lẽ không ở quốc gia nào như nước ta, hàng năm các lực lượng chức năng bắt giữ khoảng 17.000 vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả nhưng chỉ có khoảng 5 DN quan tâm, đến làm việc với cơ quan chức năng để trao đổi thông tin và phối hợp xử lý, còn phần lớn các DN vẫn thờ ơ” - Ông Cẩn cho biết. Như vậy, “cuộc chiến” chống hàng giả để bảo vệ lợi ích cho chính DN lại đang được DN phó mặc cho lực lượng chức năng.
Theo Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, năm 2014, các lực lượng đã phát hiện, xử lý 206.642 vụ vi phạm (tăng 12,11% so với năm 2013); thu nộp vào ngân sách Nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt 13.042,1 tỷ đồng (tăng 27,1% so với năm 2013); khởi tố 2.081 vụ án hình sự, 2.275 đối tượng.
Nguồn: tintuc.vn
Hàng “chính hãng”… hay Made in China
Ngày 24-11-2014, một lô hàng được mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, Cục Hải quan Hải Phòng. Theo khai báo của DN nhập khẩu là Cty TNHH phát triển XNK đầu tư Việt Mỹ- Khu đô thị mới Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội, lô hàng gồm 1.873 bộ vành xe máy (dạng vành đúc) nhãn hiệu YCJS, xuất xứ Trung Quốc, trị giá lô hàng 18.400 USD. Quá trình làm thủ tục, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ phát hiện dấu hiện nghi vấn và phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng. Theo kết quả kiểm tra, toàn bộ container có 1.319 bộ vành xe máy (dạng vành đúc) có nhãn hiệu Honda và 521 bộ vành xe máy (dạng vành đúc) nhãn hiệu Yamaha. Để che dấu hành vi vi phạm, DN đã dùng các miếng dán nhựa màu đen có dòng chữ METROPOLITAN dán đè lên để che dấu các dòng chữ Honda và Yamaha được đúc nổi trực tiếp trên vành xe.
Hải quan Hải Phòng đã gửi mẫu vật của lô hàng vi phạm đi giám định tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Theo kết quả giám định của Cục Sở hữu trí tuệ, các sản phẩm vành xe máy có dòng chữ Honda là hàng giả nhãn hiệu Honda của Cty HONDA GIKEN KOGYO KABUSHIKI KAISHA. Số hàng có gắn chữ Yamaha là hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu Yamaha của Cty YAMAHA HATSUDOKI KABUSHIKI KAISHA.
Làm việc với Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng, đại diện Cty TNHH phát triển XNK đầu tư Việt Mỹ cho biết, lô hàng được mua từ Cty Anhui Yuongchang Metal Products Co; Ltd China (Trung Quốc).
Đầu tháng 8-2014, Tổ Kiểm soát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan Cốc Nam (Cục Hải quan Lạng Sơn) bất ngờ phát hiện một số đối tượng gùi, cõng hàng hóa từ hướng Trung Quốc về Việt Nam có nhiều biểu hiện nghi vấn. Khi lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường, các đối tượng tình nghi đã nhanh chóng vứt hàng bỏ chạy về phía biên giới Trung Quốc. Kiểm tra chi tiết hàng hóa, lực lượng Hải quan phát hiện, thu giữ một thùng carton, bên trong chứa gần 200 bóng đèn Compact, loại 3UT4 20W, trên bao bì có ghi rõ nhãn hiệu Rạng Đông.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam Trịnh Văn Quý, đây là lần đầu tiên chi cục phát hiện, thu giữ mặt hàng giả trên. Toàn bộ lô hàng do lực lượng Hải quan thu giữ đều là hàng mới 100%, sản xuất từ Trung Quốc. Với những chi tiết thể hiện bao bì, sản phẩm có dán tem chống giả… bằng mắt thường rất khó phân biệt hàng giả, hàng thật. Quan sát kỹ sẽ phát hiện trên bao bì sản phẩm bóng đèn do lực lượng Hải quan thu giữ được in nhợt nhạt, gồm hai màu chủ đạo là xanh nhạt, vàng. Phía dưới lô gô: “Rạng Đông”, có ghi dòng chữ sai lỗi chính tả: “Vì lợi ích Gia đinh-lợi ích Quốc gia, Bạn hãy sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện!”. Ngoài ra, một loạt các chỉ dẫn, tiêu chí kỹ thuật, tuổi thọ của sản phẩm được in song ngữ bằng cả tiếng Việt, lẫn tiếng Anh khá mờ và sai lỗi chính tả. Để đảm bảo “lòng tin”, nhà sản xuất “hàng nhái” có gắn tem chống hàng giả trên sản phẩm.
Trong 8 tháng đầu năm 2014, chỉ tính riêng khu vực các tỉnh phía Bắc, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 18 vụ việc liên quan đến làm giả nhãn mác, bao bì, sản phẩm bóng đèn do Cty bóng đèn phích nước Rạng Đông sản xuất. Tổng số tang vật do các lực lượng phát hiện, thu giữ là 6.949 bóng đèn Compact gồm: 168 chiếc loại 2UT4 11W, 3.369 chiếc loại 3UT4 15W, 2.455 chiếc loại 3UT4 20 W, 199 loại 4UT5 50 W, 110 xoắn 30W, 648 chiếc bóng đèn sợi đốt. Phần lớn các vụ việc phát sinh tại các tỉnh biên giới như Lạng Sơn (5 vụ) và các tỉnh tiếp giáp như Bắc Giang (1 vụ) và Thái Nguyên (5 vụ).
Hàng giả, hàng nhái không chỉ có hàng nhập lậu, mà còn có hàng sản xuất trong nước
Ai tiếp tay?
Trong những năm quan, cơ quan chức năng đã liên tục điều tra, xử lý, triệt phá nhiều đường dây buôn lậu, vận chuyển hàng hóa từ biên giới Trung Quốc về Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tồn tại một thực trạng là việc các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tự phát trong nước đang tiếp tay cho hoạt động trái pháp luật này.
Gần đây nhất là vụ ngày 20-5, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) phối hợp với Thanh tra Bộ Khoa học và công nghệ và Công an huyện Phú Xuyên tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh Phong Hạnh (Hà Nội). Quá trình thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện, tạm giữ 1.607 sản phẩm là túi xách, ví da mang nhãn hiệu Dior, Hermes, Louis Vuitton. Đại diện sở hữu công nghiệp của các nhãn hiệu nêu trên khẳng định toàn bộ sản phẩm trên là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng chủ cơ sở sản xuất trên là Phạm Thị Hạnh (SN 1988) và Phạm Hữu Phong (SN 1984) trú tại xã Sơn Hà (Phú Xuyên, Hà Nội) khai nhận: Trước đây, cơ sở này chỉ sản xuất ví da, túi xách không nhãn mác nhưng từ tháng 4 phát hiện nhu cầu sử dụng hàng hóa thương hiệu nổi tiếng của khách hàng, các đối tượng đã mua logo, nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng để sản xuất hàng giả kiếm lời. Khoảng 2.000 túi xách, ví da giả nhãn hiệu nổi tiếng đã được cơ sở này bán ra thị trường. Đồng thời theo đối tượng Phạm Hữu Phong: “Tất cả các sản phẩm gồm: Túi xách nguyên chiếc, nguyên liệu để sản xuất hàng giả, tôi đều mua từ các cửa hàng bán thanh lý tại chợ Đồng Xuân, Ninh Hiệp. Những hành thanh lý này có giá từ 30.000-50.000 đồng/sản phẩm.
Còn các logo nhãn hiệu nổi tiếng, tôi mua từ các đại lý bán tại làng nghề quanh khu vực huyện Phú Xuyên. Các logo này sẽ được lắp vào các sản phẩm do cơ sở sản xuất tự thiết kế để trang trí và hấp dẫn hơn”. Mặt khác, Phạm Hữu Phong cũng thừa nhận do nhận thức kém, làm theo đơn đặt hàng của khách, khi bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ mới biết mình vi phạm pháp luật.
Để làm ra những sản phẩm hàng hiệu từ làng nghề này, các cơ sở sản xuất thường nhập nguyên vật liệu trên thị trường về sau đó may các sản phẩm tương tự của các nhãn hiệu nổi tiếng. Đồng thời, các cơ sở sản xuất cũng nhập nhãn mác dán vào túi để hàng hóa bán chạy hơn. Sản phẩm sau khi hoàn thành, tùy thuộc vào đơn đặt hàng được chuyển đi khắp nơi hay đến các tỉnh lân cận để tiêu thụ.
Doanh nghiệp trong nước thì thờ ơ
Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2015, trước tiên các lực lượng cần nhận thức rõ hơn nhiệm vụ chính trị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
Xác định được phương thức thủ đoạn, âm mưu tinh vi của các tổ chức buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phá hoại sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của nhân dân. Từng ngành, từng đơn vị, từng địa phương phải có kế hoạch đồng bộ, kiên quyết để triển khai nhiệm vụ. Thể hiện rõ quyết tâm chính trị, Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các bộ, ngành, các địa phương tuyên chiến và có thái độ kiên quyết chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; khẳng định chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đi liền với chống tiêu cực. Sự quan tâm chỉ đạo về cuộc chiến với hàng giả, hàng nhái của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia là vậy, nhưng ngược lại, liên quan đến hàng nghìn vụ hàng giả, hàng nhái được lực lượng chức năng phát hiện mỗi năm, nhưng các DN (có sản phẩm bị làm nhái, làm giả) vẫn không mấy quan tâm để bảo vệ cho sản phẩm chính hãng của mình.
Vụ phát hiện bắt giữ 1 container với gần 2.000 bộ vành xe máy có xuất xứ Trung Quốc giả nhãn hiệu của 2 nhà sản xuất tên tuổi ở trong nước là Honda và Yamaha. Trong quá trình cơ quan Hải quan liên hệ với “khổ chủ” là Honda và Yamaha để tiến hành các biện pháp xử lý thì DN sở hữu nhãn hiệu sản phẩm trên có thái độ khá thờ ơ. Một cán bộ của Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng chia sẻ: Khi đơn vị liên hệ với 2 DN có sản phẩm bị làm giả thì một DN không có thông tin phản hồi, một DN khác thì trao đổi thông tin khá dè dặt. Điều này làm cho việc hoàn thiện hồ sơ để xử lý đối tượng, tang vật vi phạm gặp nhiều khó khăn.
Tại Hội nghị giao ban quý I-2015 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia mới đây, ông Nguyễn Văn Cẩn- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, một lần nữa nêu lên thực trạng đáng buồn này. “Có lẽ không ở quốc gia nào như nước ta, hàng năm các lực lượng chức năng bắt giữ khoảng 17.000 vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả nhưng chỉ có khoảng 5 DN quan tâm, đến làm việc với cơ quan chức năng để trao đổi thông tin và phối hợp xử lý, còn phần lớn các DN vẫn thờ ơ” - Ông Cẩn cho biết. Như vậy, “cuộc chiến” chống hàng giả để bảo vệ lợi ích cho chính DN lại đang được DN phó mặc cho lực lượng chức năng.
Theo Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, năm 2014, các lực lượng đã phát hiện, xử lý 206.642 vụ vi phạm (tăng 12,11% so với năm 2013); thu nộp vào ngân sách Nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt 13.042,1 tỷ đồng (tăng 27,1% so với năm 2013); khởi tố 2.081 vụ án hình sự, 2.275 đối tượng.
Nguồn: tintuc.vn