- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo
My Quibble With Facebook
Why sharing our thoughts and feelings renders them less special.
Published on May 11, 2012 by Sonja Lyubomirsky, Ph.D. in How of Happiness
Tại sao chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta làm chúng trở nên kém đặc biệt hơn
Cuối cùng tôi đã nhận ra lý do tại sao tôi không thích dùng Facebook. Đó không phải là những lí do rõ ràng: Không phải cách con người lẫn lộn giữa lòng tự trọng và sự tôn trọng với số lượng “bạn bè” và “lượt like” của họ hoặc những người gửi ảnh có xu hướng “dãn nhãn” cho bản thân họ. Nó thậm chí không phải là sự ngớ ngẩn của những thông báo của hầu hết mọi người (nói thật, trừ khi bạn là bạn rất thân của tôi, tôi không quan tâm đến chuyến cắm trại vào cuối tuần của bạn).
Lý do tôi hầu như không có được niềm vui nào với Facebook đó là nó tầm thường hóa những người bạn của chúng ta, những thành viên gia đình, những người quen và đồng nghiệp của chúng ta. Nó làm cho những con người độc nhất có những phẩm chất kích thích sự tò mò được giữ kín và biến họ thành người bình thường, tầm thường và đôi lúc thậm chí là tẻ nhạt.
1 trong những “người bạn” Facebook của tôi là 1 đồng nghiệp tôi thực sự thích. Tôi chỉ gặp được anh ấy tại những hội nghị - 1 năm 1 lần – và tôi luôn thấy nó là điều thú vị khi có cơ hội dành thời gian với anh ấy. Anh ấy thú vị, hài hước và 1 chút bí ẩn, khó hiểu. Mỗi lần tôi gặp anh, tôi nhìn thấy 1 chút xíu của khía cạnh khác biệt ở anh, và lúc nào cũng khám phá được điều gì đó mới lạ. Nhưng trên Facebook, anh ấy chỉ là 1 anh chàng bình thường. Đó không phải vì những thông báo trên Facebook của anh là nhảm nhí hoặc gây bực bội – đôi lúc chúng thật dễ thương hoặc kích thích suy ngẫm. Nhưng, có lẽ do tiết lộ quá nhiều về bản thân anh, anh trở thành 1 Joe bình thường. Trong 1 cuộc trò chuyện ngoài đời, lời tự thú của anh vì xúc động bởi chiến công mới nhất của con trai anh có thể là 1 khoảnh khắc đánh nhớ hoặc đặc biệt, nhưng lời tự thú tương tự trên Facebook làm anh không khác biệt so với 5.6 tỷ phụ huynh trên thế giới. Khi chúng ta cô đọng thành 2 dòng và đăng lên Facebook cho cả thế giới xem thì những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta không còn quá đặc biệt nữa.
Nguồn: PsychologyToday
My Quibble With Facebook
Why sharing our thoughts and feelings renders them less special.
Published on May 11, 2012 by Sonja Lyubomirsky, Ph.D. in How of Happiness
Tại sao chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta làm chúng trở nên kém đặc biệt hơn
Cuối cùng tôi đã nhận ra lý do tại sao tôi không thích dùng Facebook. Đó không phải là những lí do rõ ràng: Không phải cách con người lẫn lộn giữa lòng tự trọng và sự tôn trọng với số lượng “bạn bè” và “lượt like” của họ hoặc những người gửi ảnh có xu hướng “dãn nhãn” cho bản thân họ. Nó thậm chí không phải là sự ngớ ngẩn của những thông báo của hầu hết mọi người (nói thật, trừ khi bạn là bạn rất thân của tôi, tôi không quan tâm đến chuyến cắm trại vào cuối tuần của bạn).
Lý do tôi hầu như không có được niềm vui nào với Facebook đó là nó tầm thường hóa những người bạn của chúng ta, những thành viên gia đình, những người quen và đồng nghiệp của chúng ta. Nó làm cho những con người độc nhất có những phẩm chất kích thích sự tò mò được giữ kín và biến họ thành người bình thường, tầm thường và đôi lúc thậm chí là tẻ nhạt.
1 trong những “người bạn” Facebook của tôi là 1 đồng nghiệp tôi thực sự thích. Tôi chỉ gặp được anh ấy tại những hội nghị - 1 năm 1 lần – và tôi luôn thấy nó là điều thú vị khi có cơ hội dành thời gian với anh ấy. Anh ấy thú vị, hài hước và 1 chút bí ẩn, khó hiểu. Mỗi lần tôi gặp anh, tôi nhìn thấy 1 chút xíu của khía cạnh khác biệt ở anh, và lúc nào cũng khám phá được điều gì đó mới lạ. Nhưng trên Facebook, anh ấy chỉ là 1 anh chàng bình thường. Đó không phải vì những thông báo trên Facebook của anh là nhảm nhí hoặc gây bực bội – đôi lúc chúng thật dễ thương hoặc kích thích suy ngẫm. Nhưng, có lẽ do tiết lộ quá nhiều về bản thân anh, anh trở thành 1 Joe bình thường. Trong 1 cuộc trò chuyện ngoài đời, lời tự thú của anh vì xúc động bởi chiến công mới nhất của con trai anh có thể là 1 khoảnh khắc đánh nhớ hoặc đặc biệt, nhưng lời tự thú tương tự trên Facebook làm anh không khác biệt so với 5.6 tỷ phụ huynh trên thế giới. Khi chúng ta cô đọng thành 2 dòng và đăng lên Facebook cho cả thế giới xem thì những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta không còn quá đặc biệt nữa.
Nguồn: PsychologyToday