- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Ý nghĩ tự tử thường xuất hiện ở nhiều học sinh vào thời điểm trước hoặc sau các kỳ thi. Áp lực học hành dễ khiến học sinh chán đời, ích kỷ với bản thân.
Càng gần đến mùa thi cử, áp lực càng đè nặng lên vai các sĩ tử. Có không ít học sinh trường THPT không thể chịu nổi sức ép học hành, sự kỳ vọng của nhà trường hoặc bố mẹ, đã tìm đến cái chết để giải thoát.
Ngày 29/4/2011, một học sinh lớp 10 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng treo cổ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh cho biết bị thầy giáo mắng trong giờ học môn Hóa hôm trước.
Ngày 5/3/2013, em Lê Chí H, học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở Hải Xuân, Hải Năng, tỉnh Quảng Trị cũng bị gia đình la mắng do mải chơi game, không lo chuyện học hành. Bực tức, em H đã nhảy sông tự tử.
Ngày 6/3/2013, em H, học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trung Thiên, huyện Thạch Hà, Hã Tĩnh đã gieo mình xuống sông tìm đến cái chết. Theo thông tin trên báo chí, trước đó, H làm mất một số ghế nhựa của nhà trường nên bị thầy la mắng, bắt làm kiểm điểm. Trong hai tháng 3 và 4/2013, ở Hà Tĩnh có 3 vụ học sinh tự tử.
Tôi chỉ “dọa” để con học tốt
Chia sẻ về vấn đề có hay không áp lực trong học tập đến mức quá sức chịu đựng ở các em học sinh, phần lớn bậc cha mẹ đều cho rằng họ cũng không ít lần gây áp lực cho con, nhưng chỉ trên tinh thần “dọa” để các em học hành tốt hơn.
Chiếc cầu nơi em H, học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trung Thiên tự tử (Ảnh: Vietnamnet)
Bà Lâm Tuyết Lan, 54 tuổi ở Phường Hoàng Liệt, quận Thanh Xuân cho biết, con gái bà đang học lớp 12 trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội. Gia đình bà rất quan tâm chuyện học hành của con, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ngoài việc động viên con học, bà cũng không ít lần “hù dọa” để mong con học tốt hơn.
“Những lúc thấy con ngồi chểnh mảng xem tivi không học bài buổi tối, tôi từng dọa con nếu không chăm chỉ học hành sẽ cho nghỉ học, ở nhà đi làm”, bà Lan kể.
Phụ huynh Nguyễn Thị Linh 46 tuổi, ở quận Đống Đa có con trai học sinh lớp 12 trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa cho hay, bà cũng đã không ít lần mắng con bởi nhiều khi thấy con không chịu lo học hành, chỉ chăm chăm vào điện thoại nhắn tin. Có lần bà Linh bực mình nói: “Không chịu học hành, không thi đỗ thì từ năm sau không có thi lại hay học hành gì hết”.
Ông Lê Ngọc Hưng 57 tuổi ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa chia sẻ, ông cũng đã nhiều lần có chút nổi nóng, nói sau này sẽ cho con đi làm những việc cực nhọc, khi thấy con chăm chú vào máy vi tính chơi game, không lo học bài. “Tôi nói thế cũng chỉ với mục đích dọa để con sợ mà lo học”, ông Hưng nói.
Cha mẹ hãy là bạn của con
Cô Dung, giáo viên trường THPT dân lập Lương Thế Vinh chia sẻ, hiện nay áp lực học hành đè lên vai học sinh khá nặng. Đặc biệt là đối với những em học sinh cuối cấp, chuẩn bị ôn thi vào đại học, cao đẳng.
Ở trên lớp, học sinh được giáo viên truyền tải kiến thức khoảng 30%, còn lại là tự học qua bài tập, sách tham khảo. Với lượng kiến thức này, học sinh không bị áp lực quá nhiều trên lớp. Tuy nhiên, học sinh thường bị áp lực nhiều hơn từ phía gia đình, bởi các bậc cha mẹ thường muốn con mình phải học giỏi, đạt bằng loại giỏi, thi đỗ các trường đại học nổi tiếng… Do vậy, nhiều em bị choáng ngợp, căng thẳng.
Thêm nữa, nhiều em cũng bị thúc ép học thêm. Lịch học thêm, ôn thi của các em luôn dày kín. Do vậy các em không có thời gian vui chơi, dẫn đến tâm lý căng thẳng, bị stress.
Theo cô Dung, khi thấy các em có biểu hiện ít nói, lảng tránh giao tiếp, tinh thần hoang mang, mệt mỏi…, bậc phụ huynh nên gần gũi, chia sẻ cùng con xem các em đang vướng mắc gì, khó khăn ở đâu, để ngăn cản ý nghĩ dại dột ở con, động viên con cùng vượt qua khó khăn.
“Tôi nghĩ phụ huynh cần trở thành người bạn đồng hành, chia sẻ cùng con, như vậy các em sẽ gạt bỏ được áp lực”, cô Dung nói.
Chuyên gia tâm lý, Trịnh Trung Hòa cho biết, tâm lý các em học sinh ở lứa tuổi mới lớn thường chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng. Khi con cái chơi với bạn bè xấu hoặc có tâm lý bất thường, bậc cha mẹ cần gần gũi và quan tâm con nhiều hơn.
Theo ông Hòa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các em tìm đến cái chết, nhưng một trong những nguyên chính xuất phát từ việc các em bị áp lực quá lớn từ gia đình.
Những học sinh có ý nghĩ tự tử thường xảy ra thời điểm trước hoặc sau kỳ thi. Khi kết quả học tập thấp, học sinh thường bị cha mẹ la mắng. Tâm lý nhiều em chán đời, ích kỷ với bản thân, tìm đến con đường tự tử.
Ông Hòa cho rằng, trong hoàn cảnh này, cha mẹ không nên la mắng con, cần phải động viên, cảm thông, an ủi con nhiều hơn. Nếu trong đợt thi tuyển sinh vượt cấp, thi đại học, cao đẳng, con cái không đỗ, cha mẹ có thể động viên con đợi sang năm thi lại hoặc tìm hướng khác cho con.
“Có nhiều phụ huynh nghĩ, con đường vào đại học là con đường duy nhất đối với các con. Tôi nghĩ rằng đó chưa hẳn, bởi các em học sinh vẫn có thể thi lại ở năm sau, hoặc chuyển sang làm kinh doanh”, ông Hòa nói.
Chuyên gia tâm lý cho rằng, khi học sinh có biểu hiện thất vọng, chán nản, phụ huynh cần tìm cách cho thấy họ coi con là con ngoan, khỏe mạnh và luôn hài lòng về con. Bố mẹ cũng cần tổ chức những chuyến du lịch, tạo cho con cảm giác gia đình luôn yêu thương quý mến con. Để từ đó các em nhận thức được tầm quan trọng của gia đình khi bất chợt nghĩ đến hành động tự tử.
Thông thường, ai cũng mong con cái học giỏi, thành đạt. Tuy nhiên, việc các bậc phụ huynh nuôi hoài bão quá lớn về con hoặc ép các em học hành quá nhiều có thể dẫn đến hệ lụy đau lòng. Do vậy, dù có giáo dục con với phương châm nào đi nữa, phụ huynh cũng nên gần con, chia sẻ, để các em không bị áp lực quá lớn.
Nguồn : tinmoi.vn
Càng gần đến mùa thi cử, áp lực càng đè nặng lên vai các sĩ tử. Có không ít học sinh trường THPT không thể chịu nổi sức ép học hành, sự kỳ vọng của nhà trường hoặc bố mẹ, đã tìm đến cái chết để giải thoát.
Ngày 29/4/2011, một học sinh lớp 10 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng treo cổ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh cho biết bị thầy giáo mắng trong giờ học môn Hóa hôm trước.
Ngày 5/3/2013, em Lê Chí H, học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở Hải Xuân, Hải Năng, tỉnh Quảng Trị cũng bị gia đình la mắng do mải chơi game, không lo chuyện học hành. Bực tức, em H đã nhảy sông tự tử.
Ngày 6/3/2013, em H, học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trung Thiên, huyện Thạch Hà, Hã Tĩnh đã gieo mình xuống sông tìm đến cái chết. Theo thông tin trên báo chí, trước đó, H làm mất một số ghế nhựa của nhà trường nên bị thầy la mắng, bắt làm kiểm điểm. Trong hai tháng 3 và 4/2013, ở Hà Tĩnh có 3 vụ học sinh tự tử.
Tôi chỉ “dọa” để con học tốt
Chia sẻ về vấn đề có hay không áp lực trong học tập đến mức quá sức chịu đựng ở các em học sinh, phần lớn bậc cha mẹ đều cho rằng họ cũng không ít lần gây áp lực cho con, nhưng chỉ trên tinh thần “dọa” để các em học hành tốt hơn.
|
Bà Lâm Tuyết Lan, 54 tuổi ở Phường Hoàng Liệt, quận Thanh Xuân cho biết, con gái bà đang học lớp 12 trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội. Gia đình bà rất quan tâm chuyện học hành của con, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ngoài việc động viên con học, bà cũng không ít lần “hù dọa” để mong con học tốt hơn.
“Những lúc thấy con ngồi chểnh mảng xem tivi không học bài buổi tối, tôi từng dọa con nếu không chăm chỉ học hành sẽ cho nghỉ học, ở nhà đi làm”, bà Lan kể.
Phụ huynh Nguyễn Thị Linh 46 tuổi, ở quận Đống Đa có con trai học sinh lớp 12 trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa cho hay, bà cũng đã không ít lần mắng con bởi nhiều khi thấy con không chịu lo học hành, chỉ chăm chăm vào điện thoại nhắn tin. Có lần bà Linh bực mình nói: “Không chịu học hành, không thi đỗ thì từ năm sau không có thi lại hay học hành gì hết”.
Ông Lê Ngọc Hưng 57 tuổi ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa chia sẻ, ông cũng đã nhiều lần có chút nổi nóng, nói sau này sẽ cho con đi làm những việc cực nhọc, khi thấy con chăm chú vào máy vi tính chơi game, không lo học bài. “Tôi nói thế cũng chỉ với mục đích dọa để con sợ mà lo học”, ông Hưng nói.
Cha mẹ hãy là bạn của con
Cô Dung, giáo viên trường THPT dân lập Lương Thế Vinh chia sẻ, hiện nay áp lực học hành đè lên vai học sinh khá nặng. Đặc biệt là đối với những em học sinh cuối cấp, chuẩn bị ôn thi vào đại học, cao đẳng.
Ở trên lớp, học sinh được giáo viên truyền tải kiến thức khoảng 30%, còn lại là tự học qua bài tập, sách tham khảo. Với lượng kiến thức này, học sinh không bị áp lực quá nhiều trên lớp. Tuy nhiên, học sinh thường bị áp lực nhiều hơn từ phía gia đình, bởi các bậc cha mẹ thường muốn con mình phải học giỏi, đạt bằng loại giỏi, thi đỗ các trường đại học nổi tiếng… Do vậy, nhiều em bị choáng ngợp, căng thẳng.
Thêm nữa, nhiều em cũng bị thúc ép học thêm. Lịch học thêm, ôn thi của các em luôn dày kín. Do vậy các em không có thời gian vui chơi, dẫn đến tâm lý căng thẳng, bị stress.
Theo cô Dung, khi thấy các em có biểu hiện ít nói, lảng tránh giao tiếp, tinh thần hoang mang, mệt mỏi…, bậc phụ huynh nên gần gũi, chia sẻ cùng con xem các em đang vướng mắc gì, khó khăn ở đâu, để ngăn cản ý nghĩ dại dột ở con, động viên con cùng vượt qua khó khăn.
“Tôi nghĩ phụ huynh cần trở thành người bạn đồng hành, chia sẻ cùng con, như vậy các em sẽ gạt bỏ được áp lực”, cô Dung nói.
Chuyên gia tâm lý, Trịnh Trung Hòa cho biết, tâm lý các em học sinh ở lứa tuổi mới lớn thường chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng. Khi con cái chơi với bạn bè xấu hoặc có tâm lý bất thường, bậc cha mẹ cần gần gũi và quan tâm con nhiều hơn.
Theo ông Hòa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các em tìm đến cái chết, nhưng một trong những nguyên chính xuất phát từ việc các em bị áp lực quá lớn từ gia đình.
Những học sinh có ý nghĩ tự tử thường xảy ra thời điểm trước hoặc sau kỳ thi. Khi kết quả học tập thấp, học sinh thường bị cha mẹ la mắng. Tâm lý nhiều em chán đời, ích kỷ với bản thân, tìm đến con đường tự tử.
Ông Hòa cho rằng, trong hoàn cảnh này, cha mẹ không nên la mắng con, cần phải động viên, cảm thông, an ủi con nhiều hơn. Nếu trong đợt thi tuyển sinh vượt cấp, thi đại học, cao đẳng, con cái không đỗ, cha mẹ có thể động viên con đợi sang năm thi lại hoặc tìm hướng khác cho con.
“Có nhiều phụ huynh nghĩ, con đường vào đại học là con đường duy nhất đối với các con. Tôi nghĩ rằng đó chưa hẳn, bởi các em học sinh vẫn có thể thi lại ở năm sau, hoặc chuyển sang làm kinh doanh”, ông Hòa nói.
Chuyên gia tâm lý cho rằng, khi học sinh có biểu hiện thất vọng, chán nản, phụ huynh cần tìm cách cho thấy họ coi con là con ngoan, khỏe mạnh và luôn hài lòng về con. Bố mẹ cũng cần tổ chức những chuyến du lịch, tạo cho con cảm giác gia đình luôn yêu thương quý mến con. Để từ đó các em nhận thức được tầm quan trọng của gia đình khi bất chợt nghĩ đến hành động tự tử.
Thông thường, ai cũng mong con cái học giỏi, thành đạt. Tuy nhiên, việc các bậc phụ huynh nuôi hoài bão quá lớn về con hoặc ép các em học hành quá nhiều có thể dẫn đến hệ lụy đau lòng. Do vậy, dù có giáo dục con với phương châm nào đi nữa, phụ huynh cũng nên gần con, chia sẻ, để các em không bị áp lực quá lớn.
Nguồn : tinmoi.vn