- Tham gia
- 1/1/2012
- Bài viết
- 4.527
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Tháng Mười Một, 1969.
Buổi sáng hôm thứ bảy cuối tháng Mười một năm cuối cùng của thập niên sáu mươi thế kỷ XX ấy, có nhiều việc lạ lùng xẩy ra trên chiếc tàu khách sang trọng chạy đường biển khi nó chuẩn bị rời New York để bắt đầu cuộc hải hành xuyên Đại Tây Dương tới Le Havre, châu Âu. Đó là tàu S. S Bretagne của Pháp, trọng tải ngót sáu chục ngàn tấn.
Trưởng ban điều hành Claude Dessard đã gắn bó với Bretagne ngót hai mươi năm nay và chưa từng bó tay trước một tình huống nào xẩy ra trên tàu, dù bất ngờ hoặc nghiêm trọng tới đâu, thì lần này, chẳng những tay chịu bó mà cả đầu óc ông cũng dường như tê liệt, mụ mị, chẳng phán đoán mà cũng chẳng giải thích được gì. Niềm an ủi duy nhất của ông là sau đó, ngay cả cảnh sát Pháp, Mỹ, rồi cả Interpol, dư thừa điều kiện và thời gian điều tra mà cuối cùng cũng đành gác vụ việc lại.
Báo chí cả thế giới được phen ầm ĩ, vì những người gây ra những chuyện lạ lùng kia đều không những nổi tiếng về nhiều mặt mà lại nổi tiếng đã từ rất lâu, và dư luận luôn khát khao biết về họ nhiều hơn. Song ầm ĩ thì cứ ầm ĩ vậy thôi, tấm màn bí mật vẫn hoàn toàn che phủ.
Rồi Claude Dessard bỏ tàu Bretagne, bỏ chức quản lý, bỏ luôn cả nghề đi biển, mở một quán rượu nhỏ ở tại Nice, một thành phố nghỉ mát nổi danh ở miền Nam nước Pháp. Khách hàng của ông ngày càng đông, song không phải vì rượu hay đồ ăn ngon, mà vì muốn được nghe tận tai do một người được chứng kiến tận mắt kể về những sự kiện lạ lùng xẩy ra trên con tàu Bretagne vào cái ngày cuối tháng Mười Một của năm 1969 ấy.
o O o
Sự việc, theo Dessard, bắt đầu từ khi lẵng hoa của Tổng thống Mỹ được chuyển lên tàu, một giờ trước khi nhổ neo. Lẵng hồng trắng được một người bận comple đen bước ra từ chiếc Limousine đen trao tới tay sĩ quan trực ban tàu Bretagne, Alain Safford, rồi qua tay sĩ quan Janin trước khi tới đúng địa chỉ. Sau đó, Janin báo cáo với Dessard: “Tôi nghĩ ngài cần phải biết. Hoa của Tổng thống Mỹ gửi tặng quý bà Temple. ”
Jill Temple! Dessard đã quá quen với các tên, và cả gương mặt bà ta, bởi suốt năm qua, tên bà, hình bà đã liên tục xuất hiện trên trang nhất các nhật báo hoặc trang bìa các tạp chí xuất bản tại các thủ đô lớn trên khắp thế giới. Và trong một cuộc thăm dò gần đây bà đã đứng đầu danh sách những phụ nữ được thế giới ngưỡng mộ. Rất nhiều cháu gái chào đời được mang tên thánh Jill. Nghị lực, lòng quả cảm và cuộc chiến đấu vĩ đại mà bà, thoạt tiên chiến thắng nhưng cuối cùng vẫn thất bại, đã khiến loài người nín thở theo dõi. Đó quả là thiên chuyện tình có một không hai.
Vốn không ưa người Mỹ lắm nhưng với bà Jill Temple, Dessard tự cho phép mình xoá bỏ mối ác cảm kia, và thầm hứa sẽ cố gắng ở mức cao nhất để bà phải nhớ mãi những ngày vượt Đại Tây Dương trên con tàu Bretagne do ông điều hành này.
Gạt hình ảnh bà khách đặc biệt sang bên, Dessard cẩn thận xem xét thêm lần nữa danh sách hành khách. Liên tục, ông bắt gặp những cái tên đặc Mỹ, mà kèm theo đó là cái ghi chú viết bằng chữ Hoa – VIP, một cách gọi tắt mà Dessard chẳng mấy ưa, bởi nó ám chỉ không mấy tế nhị rằng ta đây là nhân vật quan trọng. Người Mỹ dường như ham thích cái sự khoe khoang đó. Dessard dừng mắt ở cái tên bà vợ một nhà công nghiệp giàu có, chị đi du lịch một mình; rồi ông sục tìm một cái tên khác và gật đầu với vẻ hài lòng xen lẫn am hiểu khi thấy nó: Matt Ellis, ngôi sao bóng bầu dục, người da đen. Ông còn bắt gặp cái tên của một thượng nghị sĩ Mỹ khá tiếng tăm và tên một vũ nữ thoát y thường được báo chí nhắc kèm với nhau, nay thuê hai buồng cạnh nhau trên tàu. Rồi Đavi Kenyon, rám nắng, đẹp trai, tiền như núi, ít nói và oai vệ, khách cũ của Bretagne. Dessard đánh một ký hiệu nhỏ sau cái tên kenyon để nhớ xếp ông ta ngồi ở bàn ăn cùng thuyền trưởng. Còn nữa, đây là Clifton Lawrence, đặt vé vào phút cuối cùng. Xưa thì chả nói, ngay lập tức Dessard sẽ xếp ông ta vào bàn thuyền trưởng, và cả bàn ăn sẽ liên tục vang lên những trận cười bởi cái kho truyện vui của ông ta. Clifton gắn đời mình vào sân khấu và từng có thời cùng lúc là đại lý của vô số các ngôi sao. Tiếc thay, ánh hào quang đã tắt và nay, thay vì thuê cả lô phòng dành cho bậc vua chúa như xưa kia, ông ta chỉ thuê một phòng đơn, khoang dưới, tuy vẫn hạng nhất. Cư xử thế nào với ông ta là cả vấn đề đây. Thôi, cứ đặt tạm sang bên đã. Còn ai VIP không nào?
Cũng còn đấy. Vài người dòng dõi hoàng tộc, một ca sĩ opera tiếng tăm, một nhà văn từ chối nhận giải thưởng Nobel...
Có tiếng gõ cửa gấp gáp. Rồi lao động Antoine bước vào, vẻ e dè hiện lên cả trên gương mặt lẫn trong giọng nói: “Thưa, ngài ra lệnh khoá cửa phòng chiếu phim? ”.
Dessard hơi nhíu mày không hiểu: “Tôi lại ra cái lệnh lạ thế ư? ”.
Antoine ngơ ngác: “Còn ai dám nữa? Mấy phút trước, tôi đi xem xét lại mọi việc lần cuối cùng thì thấy các cửa ra vào phòng chiếu đều khoá, song lại nghe như có tiếng máy chiếu phim đang chạy trong đó”.
Dessard lắc mạnh đầu: “Không ai chiếu phim khi tàu đang neo ở cảng. Và cũng không ai cho phép khoá các cửa ra vào đó cả. Tôi sẽ lưu ý việc này”.
Giá đang rảnh rỗi, hẳn Dessard sẽ tới đó ngay nhưng ông hiện đang ngập đầu vào công việc, mà việc nào, theo ông, cũng quan trọng hơn nhiều lần cái phòng chiếu đó, nhất là khi chỉ còn một giờ nữa là Bretagne khởi hành. Nào là phải đếm số đôla Mỹ mà ông trực tiếp nhận, nào là căn phòng sang trọng nhất trên tàu bị đặt trùng chỗ tới hai lần, nào quà cưới mà thuyền trưởng Montaigne đặt làm quà tặng lại bị chuyển nhầm địa chỉ... Không, chưa phải lúc này, cái phòng chiếu đó.
Nhưng nào người ta có để ông yên. Người gõ cửa và bước vào lần này là Léon, nhân viên phục vụ trên boong. Thấy vẻ sốt ruột của Dessard, anh ta nói ngay: ”Thưa, có chuyện liên quan đến bà Temple”.
Vẻ phòng bị lập tức xuất hiện trên gương mặt Dessard khi ông ngẩng phắt lên: ”Chuyện gì? ”.
“Tôi đi ngang cửa phòng bà ấy, thấy vang ra mấy giọng đối đáp và cả tiếng la thét. Nghe như có câu Ông giết tôi. Ông giết tôi rồi... Tôi không dám vào, nên phải chạy đến báo ngài biết”.
“Giá như ai cũng biết hành xử như anh. Tôi sẽ tìm hiểu ngay để biết không có sự việc gì đáng tiếc đã xẩy ra. Về làm việc tiếp đi. Cảm ơn anh”.
Cái này thì không thế nấn ná. Ông đội mũ, liếc nhanh qua tấm gương và vừa dợm chân bước ra thì tiếng chuông điện thoại bỗng đổ dồn, thúc bách. Ông nhấc máy: “Dessard xin nghe”.
“Claude, ” ông nhận ra giọng viên thuyền phó thứ ba. “Hãy cho người tới phòng chiếu phim, thật nhanh. Máu lênh lắng khắp”.
Cảm giác như bị ai đám mạnh vào bụng, giọng ông nghẹn lại. “Tôi làm ngay đây”. Cắt cử người xong, ông quay số máy hỏi viên bác sĩ trên tàu, cố giữ giọng bình thường. “André phải không? Claude đây. Này, sức khoẻ hành khách nói chung có gì đặc biệt không? À, tôi đang lo có một người... Không, không phải chuyện say sóng. Người này có thể bị thương, và có thể nặng đấy. Được, tôi tin ở anh. Cảm ơn anh... ”.
Ông đặt máy, bồn chồn đi tới lô phòng của bà Temple. Nhưng lại có một chuyện xảy ra khiến ông phải dừng lại. Đặt chân lên boong, ông bỗng cảm thấy mình như hơi mất đà. Quả nhiên, con tàu Bretagne, khi đang được dắt lùi để tới ngọn hải đăng Ambrose sẽ tháo dây khỏi tàu kéo để quay hướng ra biển khơi và bắt đầu cuộc hành trình, thì nay bỗng dừng lại. Dường như chưa bao giờ có hiện tượng này.
Dessard vội bước tới sát lan can cúi đầu nhìn xuống, thì thấy chiếc tàu dắt đang áp mạn vào cửa hầm khoang chứa hàng của tàu Bretagne và có mấy thuỷ thủ đang chuyển hành lý sang đó. Cùng lúc, ông thấy một hành khách cũng bước theo sang. Vừa nhìn từ trên cao, vừa chỉ thấy đằng lưng nên ông chỉ có thể đoán là ai, song ông cho là mình đoán nhầm. Nếu đó đúng là một khách đi tàu thì việc rời tàu theo cung cách này quả là đặc biệt, và báo hiệu tin xấu hơn là tin tốt. Ông xoay người và đi như chạy về lô phòng của bà Temple. Ông gõ cửa, mạnh và dồn dập, nhưng không có tiếng thưa. Ông xưng danh, xưng cả chức trách, vẫn không có lời đáp. Và thế là linh tính lập tức mách bảo ông đã có chuyện không hay xảy ra với người đàn bà nổi tiếng này. Bị giết? Bị khống chế? Bị bắt cóc? Và có thể, biết đâu, bị cưỡng hiếp, cộng thêm nhục hình? Trong cái thế giới đảo điên này điều gì mà không thể xảy ra?
Ông xoay nắm đấm, mừng vì thấy cửa không khoá, song vẫn dè dặt khi mở ra và sững sờ khi thấy bà Temple đứng bất động trong góc phòng, như bức tượng, hoặc như xác chết được dựng dậy. Bà không nghe thấy ông gõ cửa, ông gọi, và cũng không hề biết ông đã mở cửa, đã bước vào? Dessard đang lúng túng xem nên cất tiếng hỏi hay nên lùi ra thì bỗng giật bắn mình vì một tiếng kêu đau đớn, như tiếng con thú bị thương, ré lên. Hoảng sợ vì tiếng kêu ấy, và cả vì sự bất lực của chính mình, ông nhón chân lui ra, khẽ khàng khép cửa lại.
Đầu óc trống rỗng, Dessard lê chân đến phòng chiếu phim và thấy người lao công đang lau những vết máu trước cửa phòng. Lạy Chúa, còn chuyện gì nữa đây? Ông tự hỏi, mở bung cánh cửa ra, bước vào căn phòng rộng rãi có sức chứa trên sáu trăm người. Không có ai. Ông đi lên phòng máy. Cửa khoá. Chỉ hai người có chìa khoá phòng này là ông và người thợ máy chiếu. Ông mở khoá và đẩy cửa ra rồi lập tức đi tới hai chiếc máy, đặt tay lên chúng. Một chiếc vẫn còn ấm.
Ông đi tìm người thợ máy chiếu và đầu óc càng rối bời khi nghe anh ta nói như thề rằng không hề biết có chuyện gì đã xảy ra ở phòng chiếu phim.
Khi quay về phòng mình, ngang qua khu bếp, Dessard bị người đầu bếp ngăn lại, nói với ông bằng một giọng cáu kỉnh. “Ai đã gây ra chuyện này, ông biết không? Nếu không biết thì phải tìm cho ra chứ”.
Nhìn theo tay anh ta, Dessard thấy trên chiếc bàn kê ở chính giữa phòng ăn là một chiếc bánh cưới nhiều tầng lộng lẫy. Tầng trên cùng là hình cô dâu chú rể nặn rất đạp bằng kẹo màu hồng. Nhưng bàn tay thô bạo nào đó đã vò nát đầu cô dâu.
“Và tôi hiểu rằng, ”, Dessard gật gù kết luận với đám khách trong quán rượu của ông đang há hốc mồm nghe, “một chuyện chết người sắp xảy ra”.
Tháng Mười Một, 1969.
Buổi sáng hôm thứ bảy cuối tháng Mười một năm cuối cùng của thập niên sáu mươi thế kỷ XX ấy, có nhiều việc lạ lùng xẩy ra trên chiếc tàu khách sang trọng chạy đường biển khi nó chuẩn bị rời New York để bắt đầu cuộc hải hành xuyên Đại Tây Dương tới Le Havre, châu Âu. Đó là tàu S. S Bretagne của Pháp, trọng tải ngót sáu chục ngàn tấn.
Trưởng ban điều hành Claude Dessard đã gắn bó với Bretagne ngót hai mươi năm nay và chưa từng bó tay trước một tình huống nào xẩy ra trên tàu, dù bất ngờ hoặc nghiêm trọng tới đâu, thì lần này, chẳng những tay chịu bó mà cả đầu óc ông cũng dường như tê liệt, mụ mị, chẳng phán đoán mà cũng chẳng giải thích được gì. Niềm an ủi duy nhất của ông là sau đó, ngay cả cảnh sát Pháp, Mỹ, rồi cả Interpol, dư thừa điều kiện và thời gian điều tra mà cuối cùng cũng đành gác vụ việc lại.
Báo chí cả thế giới được phen ầm ĩ, vì những người gây ra những chuyện lạ lùng kia đều không những nổi tiếng về nhiều mặt mà lại nổi tiếng đã từ rất lâu, và dư luận luôn khát khao biết về họ nhiều hơn. Song ầm ĩ thì cứ ầm ĩ vậy thôi, tấm màn bí mật vẫn hoàn toàn che phủ.
Rồi Claude Dessard bỏ tàu Bretagne, bỏ chức quản lý, bỏ luôn cả nghề đi biển, mở một quán rượu nhỏ ở tại Nice, một thành phố nghỉ mát nổi danh ở miền Nam nước Pháp. Khách hàng của ông ngày càng đông, song không phải vì rượu hay đồ ăn ngon, mà vì muốn được nghe tận tai do một người được chứng kiến tận mắt kể về những sự kiện lạ lùng xẩy ra trên con tàu Bretagne vào cái ngày cuối tháng Mười Một của năm 1969 ấy.
o O o
Sự việc, theo Dessard, bắt đầu từ khi lẵng hoa của Tổng thống Mỹ được chuyển lên tàu, một giờ trước khi nhổ neo. Lẵng hồng trắng được một người bận comple đen bước ra từ chiếc Limousine đen trao tới tay sĩ quan trực ban tàu Bretagne, Alain Safford, rồi qua tay sĩ quan Janin trước khi tới đúng địa chỉ. Sau đó, Janin báo cáo với Dessard: “Tôi nghĩ ngài cần phải biết. Hoa của Tổng thống Mỹ gửi tặng quý bà Temple. ”
Jill Temple! Dessard đã quá quen với các tên, và cả gương mặt bà ta, bởi suốt năm qua, tên bà, hình bà đã liên tục xuất hiện trên trang nhất các nhật báo hoặc trang bìa các tạp chí xuất bản tại các thủ đô lớn trên khắp thế giới. Và trong một cuộc thăm dò gần đây bà đã đứng đầu danh sách những phụ nữ được thế giới ngưỡng mộ. Rất nhiều cháu gái chào đời được mang tên thánh Jill. Nghị lực, lòng quả cảm và cuộc chiến đấu vĩ đại mà bà, thoạt tiên chiến thắng nhưng cuối cùng vẫn thất bại, đã khiến loài người nín thở theo dõi. Đó quả là thiên chuyện tình có một không hai.
Vốn không ưa người Mỹ lắm nhưng với bà Jill Temple, Dessard tự cho phép mình xoá bỏ mối ác cảm kia, và thầm hứa sẽ cố gắng ở mức cao nhất để bà phải nhớ mãi những ngày vượt Đại Tây Dương trên con tàu Bretagne do ông điều hành này.
Gạt hình ảnh bà khách đặc biệt sang bên, Dessard cẩn thận xem xét thêm lần nữa danh sách hành khách. Liên tục, ông bắt gặp những cái tên đặc Mỹ, mà kèm theo đó là cái ghi chú viết bằng chữ Hoa – VIP, một cách gọi tắt mà Dessard chẳng mấy ưa, bởi nó ám chỉ không mấy tế nhị rằng ta đây là nhân vật quan trọng. Người Mỹ dường như ham thích cái sự khoe khoang đó. Dessard dừng mắt ở cái tên bà vợ một nhà công nghiệp giàu có, chị đi du lịch một mình; rồi ông sục tìm một cái tên khác và gật đầu với vẻ hài lòng xen lẫn am hiểu khi thấy nó: Matt Ellis, ngôi sao bóng bầu dục, người da đen. Ông còn bắt gặp cái tên của một thượng nghị sĩ Mỹ khá tiếng tăm và tên một vũ nữ thoát y thường được báo chí nhắc kèm với nhau, nay thuê hai buồng cạnh nhau trên tàu. Rồi Đavi Kenyon, rám nắng, đẹp trai, tiền như núi, ít nói và oai vệ, khách cũ của Bretagne. Dessard đánh một ký hiệu nhỏ sau cái tên kenyon để nhớ xếp ông ta ngồi ở bàn ăn cùng thuyền trưởng. Còn nữa, đây là Clifton Lawrence, đặt vé vào phút cuối cùng. Xưa thì chả nói, ngay lập tức Dessard sẽ xếp ông ta vào bàn thuyền trưởng, và cả bàn ăn sẽ liên tục vang lên những trận cười bởi cái kho truyện vui của ông ta. Clifton gắn đời mình vào sân khấu và từng có thời cùng lúc là đại lý của vô số các ngôi sao. Tiếc thay, ánh hào quang đã tắt và nay, thay vì thuê cả lô phòng dành cho bậc vua chúa như xưa kia, ông ta chỉ thuê một phòng đơn, khoang dưới, tuy vẫn hạng nhất. Cư xử thế nào với ông ta là cả vấn đề đây. Thôi, cứ đặt tạm sang bên đã. Còn ai VIP không nào?
Cũng còn đấy. Vài người dòng dõi hoàng tộc, một ca sĩ opera tiếng tăm, một nhà văn từ chối nhận giải thưởng Nobel...
Có tiếng gõ cửa gấp gáp. Rồi lao động Antoine bước vào, vẻ e dè hiện lên cả trên gương mặt lẫn trong giọng nói: “Thưa, ngài ra lệnh khoá cửa phòng chiếu phim? ”.
Dessard hơi nhíu mày không hiểu: “Tôi lại ra cái lệnh lạ thế ư? ”.
Antoine ngơ ngác: “Còn ai dám nữa? Mấy phút trước, tôi đi xem xét lại mọi việc lần cuối cùng thì thấy các cửa ra vào phòng chiếu đều khoá, song lại nghe như có tiếng máy chiếu phim đang chạy trong đó”.
Dessard lắc mạnh đầu: “Không ai chiếu phim khi tàu đang neo ở cảng. Và cũng không ai cho phép khoá các cửa ra vào đó cả. Tôi sẽ lưu ý việc này”.
Giá đang rảnh rỗi, hẳn Dessard sẽ tới đó ngay nhưng ông hiện đang ngập đầu vào công việc, mà việc nào, theo ông, cũng quan trọng hơn nhiều lần cái phòng chiếu đó, nhất là khi chỉ còn một giờ nữa là Bretagne khởi hành. Nào là phải đếm số đôla Mỹ mà ông trực tiếp nhận, nào là căn phòng sang trọng nhất trên tàu bị đặt trùng chỗ tới hai lần, nào quà cưới mà thuyền trưởng Montaigne đặt làm quà tặng lại bị chuyển nhầm địa chỉ... Không, chưa phải lúc này, cái phòng chiếu đó.
Nhưng nào người ta có để ông yên. Người gõ cửa và bước vào lần này là Léon, nhân viên phục vụ trên boong. Thấy vẻ sốt ruột của Dessard, anh ta nói ngay: ”Thưa, có chuyện liên quan đến bà Temple”.
Vẻ phòng bị lập tức xuất hiện trên gương mặt Dessard khi ông ngẩng phắt lên: ”Chuyện gì? ”.
“Tôi đi ngang cửa phòng bà ấy, thấy vang ra mấy giọng đối đáp và cả tiếng la thét. Nghe như có câu Ông giết tôi. Ông giết tôi rồi... Tôi không dám vào, nên phải chạy đến báo ngài biết”.
“Giá như ai cũng biết hành xử như anh. Tôi sẽ tìm hiểu ngay để biết không có sự việc gì đáng tiếc đã xẩy ra. Về làm việc tiếp đi. Cảm ơn anh”.
Cái này thì không thế nấn ná. Ông đội mũ, liếc nhanh qua tấm gương và vừa dợm chân bước ra thì tiếng chuông điện thoại bỗng đổ dồn, thúc bách. Ông nhấc máy: “Dessard xin nghe”.
“Claude, ” ông nhận ra giọng viên thuyền phó thứ ba. “Hãy cho người tới phòng chiếu phim, thật nhanh. Máu lênh lắng khắp”.
Cảm giác như bị ai đám mạnh vào bụng, giọng ông nghẹn lại. “Tôi làm ngay đây”. Cắt cử người xong, ông quay số máy hỏi viên bác sĩ trên tàu, cố giữ giọng bình thường. “André phải không? Claude đây. Này, sức khoẻ hành khách nói chung có gì đặc biệt không? À, tôi đang lo có một người... Không, không phải chuyện say sóng. Người này có thể bị thương, và có thể nặng đấy. Được, tôi tin ở anh. Cảm ơn anh... ”.
Ông đặt máy, bồn chồn đi tới lô phòng của bà Temple. Nhưng lại có một chuyện xảy ra khiến ông phải dừng lại. Đặt chân lên boong, ông bỗng cảm thấy mình như hơi mất đà. Quả nhiên, con tàu Bretagne, khi đang được dắt lùi để tới ngọn hải đăng Ambrose sẽ tháo dây khỏi tàu kéo để quay hướng ra biển khơi và bắt đầu cuộc hành trình, thì nay bỗng dừng lại. Dường như chưa bao giờ có hiện tượng này.
Dessard vội bước tới sát lan can cúi đầu nhìn xuống, thì thấy chiếc tàu dắt đang áp mạn vào cửa hầm khoang chứa hàng của tàu Bretagne và có mấy thuỷ thủ đang chuyển hành lý sang đó. Cùng lúc, ông thấy một hành khách cũng bước theo sang. Vừa nhìn từ trên cao, vừa chỉ thấy đằng lưng nên ông chỉ có thể đoán là ai, song ông cho là mình đoán nhầm. Nếu đó đúng là một khách đi tàu thì việc rời tàu theo cung cách này quả là đặc biệt, và báo hiệu tin xấu hơn là tin tốt. Ông xoay người và đi như chạy về lô phòng của bà Temple. Ông gõ cửa, mạnh và dồn dập, nhưng không có tiếng thưa. Ông xưng danh, xưng cả chức trách, vẫn không có lời đáp. Và thế là linh tính lập tức mách bảo ông đã có chuyện không hay xảy ra với người đàn bà nổi tiếng này. Bị giết? Bị khống chế? Bị bắt cóc? Và có thể, biết đâu, bị cưỡng hiếp, cộng thêm nhục hình? Trong cái thế giới đảo điên này điều gì mà không thể xảy ra?
Ông xoay nắm đấm, mừng vì thấy cửa không khoá, song vẫn dè dặt khi mở ra và sững sờ khi thấy bà Temple đứng bất động trong góc phòng, như bức tượng, hoặc như xác chết được dựng dậy. Bà không nghe thấy ông gõ cửa, ông gọi, và cũng không hề biết ông đã mở cửa, đã bước vào? Dessard đang lúng túng xem nên cất tiếng hỏi hay nên lùi ra thì bỗng giật bắn mình vì một tiếng kêu đau đớn, như tiếng con thú bị thương, ré lên. Hoảng sợ vì tiếng kêu ấy, và cả vì sự bất lực của chính mình, ông nhón chân lui ra, khẽ khàng khép cửa lại.
Đầu óc trống rỗng, Dessard lê chân đến phòng chiếu phim và thấy người lao công đang lau những vết máu trước cửa phòng. Lạy Chúa, còn chuyện gì nữa đây? Ông tự hỏi, mở bung cánh cửa ra, bước vào căn phòng rộng rãi có sức chứa trên sáu trăm người. Không có ai. Ông đi lên phòng máy. Cửa khoá. Chỉ hai người có chìa khoá phòng này là ông và người thợ máy chiếu. Ông mở khoá và đẩy cửa ra rồi lập tức đi tới hai chiếc máy, đặt tay lên chúng. Một chiếc vẫn còn ấm.
Ông đi tìm người thợ máy chiếu và đầu óc càng rối bời khi nghe anh ta nói như thề rằng không hề biết có chuyện gì đã xảy ra ở phòng chiếu phim.
Khi quay về phòng mình, ngang qua khu bếp, Dessard bị người đầu bếp ngăn lại, nói với ông bằng một giọng cáu kỉnh. “Ai đã gây ra chuyện này, ông biết không? Nếu không biết thì phải tìm cho ra chứ”.
Nhìn theo tay anh ta, Dessard thấy trên chiếc bàn kê ở chính giữa phòng ăn là một chiếc bánh cưới nhiều tầng lộng lẫy. Tầng trên cùng là hình cô dâu chú rể nặn rất đạp bằng kẹo màu hồng. Nhưng bàn tay thô bạo nào đó đã vò nát đầu cô dâu.
“Và tôi hiểu rằng, ”, Dessard gật gù kết luận với đám khách trong quán rượu của ông đang há hốc mồm nghe, “một chuyện chết người sắp xảy ra”.