cacabala00
Cựu quản lý
- Tham gia
- 26/5/2010
- Bài viết
- 811
“Quanh năm suốt tháng tụi tôi sống cùng với người quá cố, đây là cái nghiệp cha truyền con nối. Cũng nhiều người thấy ghê, nhưng quan trọng là có đủ tiền lo được cho gia đình”, đó là tâm sự của những người chăm sóc mộ ở nghĩa trang Gò Dưa.
Tất cả họ đều có cuộc sống rất khó khăn, nguồn thu nhập từ công việc này rất ít ỏi và bấp bênh, nhưng đây là nguồn sống của cả gia đình.
Nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức, TP HCM nằm trên đồi cao vùng ngoại ô và cách trung tâm TP khoảng 20 km. Từ cổng nghĩa trang, chi chít những phần mộ và những cây sứ cùi chạy dài hai bên đường. Chiếc chiếu cói được trải xuống nền đất phẳng lì bên cây sứ to cao nhất có tán lá xòe bóng mát rượi.
Những giây phút vui vẻ của những người đào huyệt
Hưởng “lộc” của người chết
Những người chăm sóc mộ phần với đôi bàn tay, chân sần sùi, chai sạn đang ngồi quây quần rất vui vẻ. Bữa rượu đơn sơ, đậm chất Nam bộ với một li rượu đế nhỏ để xoay vòng và các món đồ nhắm “cây nhà lá vườn”. Nhóm người gồm ông sáu Trung, anh Út, trẻ hơn là cậu Gừng, Sứt, Vẹm và Ba Thun, họ vốn là những thợ đào huyệt từ hơn 10 năm trước. Trong đó, ông sáu Trung, 53 tuổi, là người có thâm niên nhất, đã hơn 20 năm đào huyệt tại nghĩa trang này.
Vừa rót đầy li rượu đế, sáu Trung chỉ tay vào những món ăn và giới thiệu: “Cái này là măng nấu với thịt heo, măng được trồng tại nghĩa trang này luôn đó. Còn đây là “lộc” của người quá cố nè”. Ngoài món măng được trồng trên vùng đất “u tịch” này, “lộc” còn có các loại trái cây như thanh long, quýt và có cả trái sầu riêng thơm nức.
Sứt nhanh nhảu nói: “Ở đây là một “vườn trái cây” ăn quanh năm, mùa nào thức đó”. Thế rồi chuyện trên trời, dưới đất cứ tuần tự theo li rượu chuyền tay nhau, mọi người khoe, về mùa mưa các món “đặc sản” có rất nhiều tại nghĩa trang này là dế cơm chiên giòn, ếch nấu lá giang...
Nghề “cha truyền con nối”
Nghề đào mộ thoạt nghe có vẻ ghê gớm và dường như những thợ ở đây đa phần không được những người xung quanh nhìn với ánh mắt thiện chí. Ông sáu Trung tâm sự: “Nhiều người họ gọi chúng tôi là “cô hồn sống”, sống bám víu vào phần mộ người đã khuất. Nhưng đó cũng là một cái nghề mà. Mỗi khi khách đến, chúng tôi cầm chổi, xách nước để rửa mộ người quá cố rồi họ cho mình ít tiền lẻ. Đâu phải chúng tôi chầu chực ở nghĩa trang chờ khách đến rồi quét vài cái, nhổ cỏ qua loa rồi xòe tay xin tiền. Anh em ở đây chia nhau ra, hằng ngày phải đi làm cỏ cho từng mộ phần, tối ngủ bảo vệ nghĩa trang để canh chừng mấy ông nghiện ma túy vào đây hút chích, ăn cắp đồ.
Ông cho rằng dù nhiều mộ phần của gia đình giàu có cả khuôn viên bao xung quanh, xây hàng rào sắt, làm cửa sắt khóa lại. Nhưng nếu không có họ chăm nom thì chắc mấy khung sắt, cửa sắt này mất từ lâu rồi. “Ngoài việc chăm sóc mộ phần ra, gia đình ai có yêu cầu làm gì thì chúng tôi làm nấy” - ông nói.
Ngoài việc chăm sóc các mộ phần, nguồn sống của họ là làm nghề đào huyệt, cải táng mộ. Tất cả họ đều có cuộc sống rất khó khăn, nguồn thu nhập từ công việc này rất ít ỏi và bấp bênh, nhưng đây là nguồn sống của cả gia đình. Anh Út chia sẻ: “Gia cảnh rất khó khăn, chỉ có một mình anh kiếm tiền lo cho cha mẹ đã lớn tuổi và con cái còn nhỏ. Riêng vợ anh vẫn chưa kiếm được việc làm. Ngày trước gia đình nghèo không có điều kiện học hành, nghỉ học sớm để bươn chải kiếm sống khắp nơi, số phận đưa đẩy cuối cùng quay về đây làm cái nghề này. Tuy thu nhập bấp bênh, nhưng với tôi công việc này có ý nghĩa lắm”.
Hầu hết những “phu huyệt” nơi đây đều khó khăn, từ lúc khai sinh ra nghĩa trang này ông cha họ đã chọn công việc này để mưu sinh, cứ vậy “cha truyền con nối” dù khó khăn nhưng vẫn quyết chọn cái nghề dễ “mang tiếng” này.
Nghĩa trang Gò Dưa được chia nhiều khu để dễ dàng quản lý và chăm sóc mộ. Mỗi khu có 1 người đảm trách lo việc chăm sóc và khách đến viếng mộ tại khu vực nào thì người phụ trách khu vực đó hưởng “lộc”. Đó là quy luật ở đây, nhưng không phải “giang hồ” mà là anh em nâng đỡ với nhau. Anh Út cười: “Đứng đầu quản trang khu vực này là anh Sầu Riêng, anh ấy sống rất tình cảm, đứng ra sắp xếp cho anh em, chúng tôi sống thương yêu nhau như anh em. Kể ra nghĩa trang này hàng ngàn phần mộ, nhưng vì ngày nào cũng chăm sóc bảo vệ, nên mỗi khi có người nhà viếng thăm chỉ cần nói họ tên là chúng tôi dẫn tới nơi”.
Tất cả họ đều có cuộc sống rất khó khăn, nguồn thu nhập từ công việc này rất ít ỏi và bấp bênh, nhưng đây là nguồn sống của cả gia đình.
Nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức, TP HCM nằm trên đồi cao vùng ngoại ô và cách trung tâm TP khoảng 20 km. Từ cổng nghĩa trang, chi chít những phần mộ và những cây sứ cùi chạy dài hai bên đường. Chiếc chiếu cói được trải xuống nền đất phẳng lì bên cây sứ to cao nhất có tán lá xòe bóng mát rượi.
Hưởng “lộc” của người chết
Những người chăm sóc mộ phần với đôi bàn tay, chân sần sùi, chai sạn đang ngồi quây quần rất vui vẻ. Bữa rượu đơn sơ, đậm chất Nam bộ với một li rượu đế nhỏ để xoay vòng và các món đồ nhắm “cây nhà lá vườn”. Nhóm người gồm ông sáu Trung, anh Út, trẻ hơn là cậu Gừng, Sứt, Vẹm và Ba Thun, họ vốn là những thợ đào huyệt từ hơn 10 năm trước. Trong đó, ông sáu Trung, 53 tuổi, là người có thâm niên nhất, đã hơn 20 năm đào huyệt tại nghĩa trang này.
Vừa rót đầy li rượu đế, sáu Trung chỉ tay vào những món ăn và giới thiệu: “Cái này là măng nấu với thịt heo, măng được trồng tại nghĩa trang này luôn đó. Còn đây là “lộc” của người quá cố nè”. Ngoài món măng được trồng trên vùng đất “u tịch” này, “lộc” còn có các loại trái cây như thanh long, quýt và có cả trái sầu riêng thơm nức.
Sứt nhanh nhảu nói: “Ở đây là một “vườn trái cây” ăn quanh năm, mùa nào thức đó”. Thế rồi chuyện trên trời, dưới đất cứ tuần tự theo li rượu chuyền tay nhau, mọi người khoe, về mùa mưa các món “đặc sản” có rất nhiều tại nghĩa trang này là dế cơm chiên giòn, ếch nấu lá giang...
Nghề “cha truyền con nối”
Nghề đào mộ thoạt nghe có vẻ ghê gớm và dường như những thợ ở đây đa phần không được những người xung quanh nhìn với ánh mắt thiện chí. Ông sáu Trung tâm sự: “Nhiều người họ gọi chúng tôi là “cô hồn sống”, sống bám víu vào phần mộ người đã khuất. Nhưng đó cũng là một cái nghề mà. Mỗi khi khách đến, chúng tôi cầm chổi, xách nước để rửa mộ người quá cố rồi họ cho mình ít tiền lẻ. Đâu phải chúng tôi chầu chực ở nghĩa trang chờ khách đến rồi quét vài cái, nhổ cỏ qua loa rồi xòe tay xin tiền. Anh em ở đây chia nhau ra, hằng ngày phải đi làm cỏ cho từng mộ phần, tối ngủ bảo vệ nghĩa trang để canh chừng mấy ông nghiện ma túy vào đây hút chích, ăn cắp đồ.
Ông cho rằng dù nhiều mộ phần của gia đình giàu có cả khuôn viên bao xung quanh, xây hàng rào sắt, làm cửa sắt khóa lại. Nhưng nếu không có họ chăm nom thì chắc mấy khung sắt, cửa sắt này mất từ lâu rồi. “Ngoài việc chăm sóc mộ phần ra, gia đình ai có yêu cầu làm gì thì chúng tôi làm nấy” - ông nói.
Ngoài việc chăm sóc các mộ phần, nguồn sống của họ là làm nghề đào huyệt, cải táng mộ. Tất cả họ đều có cuộc sống rất khó khăn, nguồn thu nhập từ công việc này rất ít ỏi và bấp bênh, nhưng đây là nguồn sống của cả gia đình. Anh Út chia sẻ: “Gia cảnh rất khó khăn, chỉ có một mình anh kiếm tiền lo cho cha mẹ đã lớn tuổi và con cái còn nhỏ. Riêng vợ anh vẫn chưa kiếm được việc làm. Ngày trước gia đình nghèo không có điều kiện học hành, nghỉ học sớm để bươn chải kiếm sống khắp nơi, số phận đưa đẩy cuối cùng quay về đây làm cái nghề này. Tuy thu nhập bấp bênh, nhưng với tôi công việc này có ý nghĩa lắm”.
Hầu hết những “phu huyệt” nơi đây đều khó khăn, từ lúc khai sinh ra nghĩa trang này ông cha họ đã chọn công việc này để mưu sinh, cứ vậy “cha truyền con nối” dù khó khăn nhưng vẫn quyết chọn cái nghề dễ “mang tiếng” này.
Nghĩa trang Gò Dưa được chia nhiều khu để dễ dàng quản lý và chăm sóc mộ. Mỗi khu có 1 người đảm trách lo việc chăm sóc và khách đến viếng mộ tại khu vực nào thì người phụ trách khu vực đó hưởng “lộc”. Đó là quy luật ở đây, nhưng không phải “giang hồ” mà là anh em nâng đỡ với nhau. Anh Út cười: “Đứng đầu quản trang khu vực này là anh Sầu Riêng, anh ấy sống rất tình cảm, đứng ra sắp xếp cho anh em, chúng tôi sống thương yêu nhau như anh em. Kể ra nghĩa trang này hàng ngàn phần mộ, nhưng vì ngày nào cũng chăm sóc bảo vệ, nên mỗi khi có người nhà viếng thăm chỉ cần nói họ tên là chúng tôi dẫn tới nơi”.
Theo Thể thao & Văn hóa