- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351
(kenhsinhvien.vn) Gần 75 năm sau vụ đánh bom tàn phá góp phần chấm dứt Thế Chiến II, thành phố này đã trở mình. Nhưng những ký ức và bài học chiến tranh vẫn còn âm ỉ.
Cột khói hình cây nấm cuồn cuộn trên thành phố Hiroshima, Nhật Bản ngày 6/8/1945 sau khi Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh. Ba ngày sau, quả bom nguyên tử thứ hai đã phá huỷ thành phố Nagasaki. Nhật Bản đầu hàng ngày 15 tháng 8, kết thúc Thế Chiến II.
ARCHIVO GBB/CONTRASTO/REDUX
ẢNH CHỤP BỞI HIROKI KOBAYASHI
Chín ngày sau vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima, sau khi mẹ cùng đứa em trai 12 tháng tuổi qua đời và ngôi nhà bị thiêu rụi, cậu bé Masaaki Tanabe 7 tuổi đã phải chứng kiến cảnh cha mình hấp hối. Cha cậu trăn trối: “Làm sĩ quan quân đội không có tương lai.” Là kẻ thù không đội trời chung với Mỹ, cha của Tanabe hy sinh khi thanh kiếm vẫn giắt bên người. Ông nội Tanabe muốn giữ lại thanh kiếm của con trai, nhưng lực lượng chiếm đóng đến và cướp lấy nó. “Quân đốn mạt,” cậu bé Tanabe thầm nghĩ. Cậu đã quyết chí trả thù Mỹ.
Thật xót xa. Cậu chẳng còn gì và hầu như không còn ai để mất. Nhà của cậu từng nằm bên cạnh Hội trường Xúc tiến Công nghiệp tỉnh Hiroshima, toà nhà có mái vòm khung sắt còn lại hiện là biểu tượng được gìn giữ như lời kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Giờ đây đã ngoài 80, Tanabe vẫn là một người đàn ông đẹp mã, hàm vuông vắn và lông mày ngả bạc. Ông toát lên vẻ truyền thống trong bộ trang phục jinbei xám có tay áo rộng. Ông cũng là người tháo vát và dễ thích nghi. Ông trở thành nhà làm phim và học đồ hoạ máy tính để có thể dựng nên phiên bản số của thành phố từng bị quả bom xoá sổ. Kết quả là bộ phim “Lời nhắn từ Hiroshima” ra đời, bao gồm các cuộc phỏng vấn với những người còn sống sau vụ thả bom ngày 6/8/1945 – cùng với vụ thả bom nguyên tử ở Nagasaki ba ngày sau đó – đã giết chết 200.000 người, buộc Nhật Bản đầu hàng trong Thế Chiến II và mở đường cho cuộc đổ bộ không cần thiết của quân đồng minh lên Nhật Bản khiến hàng triệu người thiệt mạng.
Câu chuyện của người sống sót
Là cư dân của Hiroshima, Masaaki Tanabe, giờ đã ngoài 80, chỉ mới 7 tuổi khi quả bom thiêu rụi ngôi nhà ông gần khu vực bình địa, giết chết cha mẹ và em trai ông, cùng khoảng 135.000 người khác. Nỗi đau và cơn giận trong ông kéo dài suốt nhiều năm. Nhưng khi con gái ông kết hôn với một người Mỹ, ông đã nguôi ngoai trước một thế giới đã đổi thay.
Naoe Takeshima đang là sinh viên điều dưỡng lúc quả bom đánh xuống. Suốt nhiều tháng, bà dành ra hàng giờ liền trong bệnh viện Chữ Thập Đỏ chật ních người, chăm sóc cho bệnh nhân bị bỏng và đang hấp hối, làm việc đến kiệt sức và không để tâm gì đến cái chân bị thương của mình. Giờ đây khi 92 tuổi, bà nghỉ hưu không làm y tá trường học nữa và sống trong viện dưỡng lão.
Teruko Ueno, 90 tuổi, ngồi nghỉ bên gốc cây đã lớn sau vụ đánh bom nguyên tử. Chị cả của bà không may mắn như vậy: Chị bà đã chết do nhiễm phóng xạ 4-5 năm sau vụ đánh bom. Giống như nhiều “hibakusha” khác, hay những người sống sót khác, chị của Ueno và nhiều bạn bè phải chịu sự kỳ thị từ những người Nhật khác vốn luôn xa lánh người nhiễm phóng xạ.
Tanabe không thể ngờ được những thay đổi đau lòng đang chờ đợi ông và Nhật Bản. Con gái ông kết hôn với một người Mỹ và định cư ở Hoa Kỳ. Tanabe cứ đấu tranh tư tưởng vì con gái mình đã tha thứ cho kẻ thù. 2-3 năm sau hôn lễ, Tanabe tìm ra bức thư con gái ông để lại dưới đế tượng Phật bằng đá ở tỉnh Yamaguchi, nơi ông nội của cô, cha ruột Tanabe, qua đời. Trong thư, cô xin tha lỗi nếu mình có làm ông nội cảm thấy thất vọng. Nhiều năm trôi qua, giống như nhiều người ở thế hệ của ông, Tanabe đã nguôi ngoai trước một thế giới đã đổi thay.
75 năm sau khi chiến tranh kết thúc, câu chuyện của Tanabe trở thành câu chuyện của Hiroshima, và cũng là của chính bản thân nước Nhật: sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại, giữa quyết tâm không bao giờ tha thứ cũng như lời hứa không để lịch sử rập khuôn. Và giống với Tanabe, những sự kiện công tư đã kéo hai kẻ thù cũ là Nhật Bản và Mỹ đến một tương lai chung.
Ngày 6 tháng 8 hằng năm, cả thành phố đều tỏ lòng thành kính tới hơn 135.000 nạn nhân của bom nguyên tử, khắc thêm những cái tên vào bia tưởng niệm. Còn những ngày khác, thành phố quyết tâm tiến về phía trước. Ngày nay, Hiroshima có lòng nhiệt thành gần như sục sôi với tư cách là nhà vô địch thế giới về giải trừ hạt nhân, thành phố cũng là trung tâm giải trí, nghiên cứu và thương mại sôi động.
Sau vụ thả bom, Hiroshima đầy những dịch vụ được khôi phục một cách thần kỳ – nước, điện, xe điện – và những anh hùng không tên gần xa đã giúp thổi sự sống trở lại thành phố trong nhiều năm sau đó.
Nanao Kamada lớn lên ở vùng nông thôn cách Hiroshima gần 400 dặm. Năm 1955, khi nộp đơn vào khoa y trên thành phố, anh đã không nghĩ nhiều về bom nguyên tử. Nhưng khi đến Hiroshima, chứng kiến cảnh người dân đội mũ và mặc áo dài tay trong cái nóng oi bức chỉ để che đi các vết bỏng, anh lại muốn trở thành một chuyên gia điều trị cho những nạn nhân của bom nguyên tử và nghiên cứu về phóng xạ.
Ngày nay, những vấn đề của Hiroshima cũng là những vấn đề của nhiều thành phố ở Nhật Bản – tỷ lệ sinh giảm, dân số già hoá, khách sạn không đủ sức chứa cho hơn 2 triệu du khách mỗi năm, các công trình và cơ sở hạ tầng dần xuống cấp. Nhưng lại ưu tiên gìn giữ ký ức của những người sống sót – những hibakusha. Có khoảng 47.000 người sống sót ở Hiroshima với độ tuổi trung bình là 82. Thành phố này đã cử các hibakusha đi khắp thế giới, trực tiếp và thông qua internet, để kể lại câu chuyện của họ. Bảo tàng Tưởng niệm Hoà bình Hiroshima có một thư viện video gồm hơn 1.500 chuyện kể của những người sống sót, khoảng 400 đoạn phim có thể xem trực tuyến. Một số người sống sót còn có thể họp hội nghị truyền hình. Nhiều người cho rằng chia sẻ câu chuyện của mình đem lại nhiều ý nghĩa hơn cho những khổ đau họ đã chịu đựng.
Là một trong số rất ít những toà nhà còn trụ vững gần khu vực bình địa, Hội trường Xúc tiến Công nghiệp tỉnh Hiroshima là lời nhắc rõ ràng về sức phá huỷ thành phố phải chịu. Hiện một phần của Công viên Tưởng niệm Hoà bình, địa điểm mang tính biểu tượng và linh thiêng nhất của thành phố, được những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến viếng thăm.
Đối với một số người còn sống, nỗi sợ không căn cứ của những công dân Nhật Bản còn lại đã trở thành gánh nặng nhiều hơn so với di chứng của phóng xạ.
Shoso Kawamoto 11 tuổi khi quả bom thả xuống. Anh mất đi cha mẹ, hai em gái và một em trai của mình. Em gái còn sống của anh thì chết do ung thư máu năm 17 tuổi. Dù mồ côi, nhưng anh vẫn còn may mắn: Rikiso Kawanaka, ông chủ của doanh nghiệp nước tương ở Tomo, ngôi làng cách Hiroshima khoảng 7 dặm, đã nhận nuôi anh.
Kawanaka cho Kawamoto cơm ăn áo mặc. Ông cũng đưa ra một đề nghị lạ thường: Nếu cậu bé chịu làm việc không lương trong 12 năm, Kawanaka sẽ cho anh một căn nhà. Nhiều năm trôi qua, Kawamoto đều thức dậy lúc 2 giờ sáng và làm việc tới 4 giờ chiều, hoàn toàn không công.
Khi Kawamoto 20 tuổi, anh gặp Motoko. Cô xinh đẹp và dễ gần, đang học may váy áo và kimono. Họ đã phải lòng nhau.
Khi Kawamoto 23 tuổi, Kawanaka đã thực hiện đúng lời hứa của mình: Ông cho Kawamoto căn nhà. Có được căn nhà của riêng mình, Kawamoto cảm thấy đã sẵn sàng tìm gặp cha Motoko để hỏi cưới con gái ông. Nhưng người cha biết Kawamoto đến từ Hiroshima. Ông bảo anh rằng bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra trong cuộc hôn nhân ấy đều có thể bị quái thai do phóng xạ (thật ra, không có ảnh hưởng sức khoẻ nào được tìm thấy ở những đứa con của những người sống sót ở Hiroshima). Ông đã ngăn cấm mối lương duyên này.
Cậu bé Shinichi Tetsutani 3 tuổi đang chạy chiếc xe đạp ba bánh này khi quả bom phát nổ. Chiếc xe đạp và nón bảo hiểm đó được chôn cất cùng cậu bé. Nhiều thập kỷ sau, khi hài cốt của Shinichi được chuyển tới khu mộ gia đình, cha cậu bé, Nobuo Tetsutani, đã quyên tặng những hiện vật này cho Bảo tàng Tưởng niệm Hoà Bình Hiroshima.
Kawamoto tan nát con tim. Hai ngày sau cuộc hôn nhân bị từ chối, chuyện vốn xảy ra với nhiều hibakusha, anh nghỉ việc, đi khỏi ngôi nhà mình từng hi sinh rất nhiều để có được, rời luôn ngôi làng của mình. Anh chưa bao giờ gặp lại Motoko lần nào nữa và không bao giờ cho phép bản thân yêu thêm ai, vì sợ phải đau khổ nhiều hơn. Cuộc sống của anh lao dốc. Anh chia sẻ mình từng cờ bạc và sa chân vào giang đạo – yakuza. Anh cũng từng nghĩ đến việc tự tử.
Sau đó anh tìm được việc trong một quán mì, cơ hội của anh chỉ giới hạn ở trình độ lớp 6 và vị thế là một hibakusha, như một con hủi thời hiện đại trong mắt người khác. Năm 70 tuổi, ông quay về Hiroshima. Ở đó, cuối cùng ông đã tìm được chút bình yên. Giờ đây khi 86 tuổi, ông trở thành một ông lão trong chiếc mũ rơm và áo ghi-lê bông, đang thò tay vào túi đồ và lấy ra những chiếc máy bay giấy và hạt giấy tặng trẻ em đến thăm Bảo tàng Tưởng niệm Hoà Bình Hiroshima. Kéo chiếc đuôi, ông vừa nói vừa cười rạng rỡ, và cánh sẽ vỗ. Trên những chiếc máy bay in dòng chữ “Hy vọng hoà bình.”
Không gì có thể xoá bỏ được sự kỳ thị mà Kawamoto và những người sống sót khác đã phải chịu đựng. Nhưng tại Viện Nghiên cứu Y Sinh Phóng xạ Đại học Hiroshima, giám đốc Satoshi Tashiro quyết tâm cố tránh sự kỳ thị như vậy trong tương lai. Viện hướng đến cải thiện giao tiếp giữa truyền thông và các nhà khoa học, để công chúng không còn bị dao động bởi nỗi sợ không chính đáng nữa. Anh cho biết, chuyện xảy ra với những hibakusha cũng xảy ra với những người sống gần nhà máy hạt nhân Chernobyl của Ukraine và lò phản ứng hạt nhân bị hư hại ở Fukushima của Nhật Bản.
Viện dưỡng lão Funairi Mutsumien là nhà của hàng trăm người sống sót sau vụ thả bom. Người trẻ nhất, giờ đã 74 tuổi, đang nằm trong bụng mẹ vào thời điểm diễn ra vụ nổ. Người già nhất là Tsurue Amenomori, 103 tuổi. Khi quả bom nổ, bà cách khu vực bình địa không quá một dặm, đang cho bố mẹ bệnh nằm liệt gi.ường uống thuốc. Bà bị bỏng trên mặt, tay và chân. Hôm nay bà rất vui và tự hào vì có thể tự đi lên cầu thang của viện dưỡng lão. Bà rất được lòng các nhân viên.
Kuniko Watanabe, 39 tuổi, đã kể lại nhiều lần câu chuyện của Keiji Nakazawa, một trong những người sống sót nổi tiếng nhất ở Hiroshima, trên phim, rạp hát, hội thảo, thậm chí trên các chuyến tham quan bằng xe điện. Bà ngoại cô, Teruko Ueno, cũng là người sống sót giống như mẹ cô, nhà hoạt động hoà bình Tomoko Watanabe nổi tiếng.
Việc chăm sóc những người sống sót đó thuộc về “Bộ phận hỗ trợ người sống sót sau vụ thả bom nguyên tử”, gồm có 32 nhân viên do Takeshi Yahata làm chủ, anh là con trai của một hibakusha. Ông của Takeshi đã vứt những xác chết sau vụ thả bom; giờ đây bộ phận của Yahata giúp những người còn sống, với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ xã hội, tư vấn, chi phí viện dưỡng lão và chi phí tang lễ.
Ngay cả bây giờ, chuyện của Hiroshima vẫn có thể gây tranh cãi. Cuộc triển lãm mới tại bảo tàng tưởng niệm hoà bình đã mất 16 năm để hoàn thành, một phần bởi vì những tranh chấp giữa các uỷ ban triển lãm, phó giám đốc bảo tàng Shuichi Kato cho biết. Một số thành viên muốn trưng bày những bức ảnh trần trụi về sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân; số khác lại muốn tiết chế, sợ làm khách du lịch sợ hãi. (Trong chuyến viếng thăm gần đây, tôi đã chứng kiến hai người ngất xỉu.)
Có một cuộc thảo luận về bức ảnh nào sẽ được trưng bày để đón khách du lịch đến bảo tàng. Vấn đề được giải quyết sau khi Tetsunobu Fujii, con trai của một người sống sót, thấy bức ảnh về một cô gái nhỏ tay băng bó, mặt đầy máu và vết bầm trên mạng. Anh đoan chắc đó là mẹ mình, Yukiko Fujii. Bảo tàng đã xác nhận đó đúng là bà lúc 10 tuổi. Uỷ ban nhất trí chọn bức ảnh ấy đặt ở cổng vào triển lãm. Bức ảnh bà lúc 20 tuổi sẽ đặt ở lối ra. (Bà mất năm 42 tuổi.) Đó là những bức ảnh có tính biểu tượng, khó lòng quên được.
Toàn cảnh Hiroshima, ảnh của Quân đội Hoa Kỳ chụp sau vụ thả bom vài tuần, cho thấy phạm vi gây thiệt hại.
ẢNH: BẢO TÀNG TƯỞNG NIỆM HOÀ BÌNH HIROSHIMA (ẢNH TOÀN CẢNH ĐƯỢC GHÉP KỸ THUẬT SỐ BỞI ARI BESER)
Với nhiều người còn sống sau vụ nổ, vết sẹo tâm lý và cảm giác tội lỗi vẫn cứ âm ỉ. Emiko Okada, 82 tuổi, đeo mặt dây chuyển hình chim hạc tượng trưng cho hy vọng và hoà bình. Bà mới 8 tuổi lúc quả bom thả xuống. Buổi sáng đó chị gái 12 tuổi của bà, Mieko Nakasako, nói sẽ ra ngoài. Mieko đã đi vào bán kính khu vực bình địa nửa dặm. Tôi hỏi Okada chị bà có qua đời trong vụ nổ không.
“Chị tôi mất tích,” bà trả lời.
“Mất tích?” Tôi lặp lại, tự hỏi điều đó có ý nghĩa gì không sau 75 năm đằng đẵng.
“Chị ấy vẫn chưa về nhà.” Có điều gì đó kỳ lạ ở từ “chưa,” như thể Okada có nửa phần mong chờ Nakasako sẽ đột ngột xuất hiện ở trước cửa. Cảm giác mơ hồ đó đã ám ảnh Okada.
Okada không mồ côi, nhưng bà không khác gì trẻ mồ côi. Cha mẹ bà tuyệt vọng tìm kiếm đứa con gái lớn, bỏ mặc Okada tự lang thang hè phố kiếm sống, ngủ trong hầm trú tránh máy bay không kích, ăn đồ thừa hoặc cướp được – một quả cà chua bị vứt, một quả sung rụng. Mãi sau này bà của Okada mới nhận nuôi cháu gái.
Những nạn nhân của vụ thả bom yên nghỉ tại nghĩa trang trên sườn đồi trong khu rừng đền thờ Mitaki thế kỷ thứ 9. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ ba con thác gần đó cung cấp nước cho Lễ tưởng niệm Hoà bình ở Hiroshima hằng năm.
“Cha mẹ tôi đã quẩn trí sau khi mất con gái,” Okada kể. Khi hoả táng mẹ, bà nói thêm, các mảnh thuỷ tinh từng bay như đạn lạc vào cái ngày định mệnh tháng 8 đó lại hiện ra giữa tro cốt của mẹ bà.
Đối với Okada và những người khác, nỗi kinh hoàng vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay. Okada ghét ánh chiều tà, “như hoàng hôn lúc bầu trời cam hồng hoặc đỏ rực, vì nó gợi nhớ tới cái đêm ngày 6 tháng 8.”
Ở Hiroshima, người trẻ tiếp cận quá khứ của thành phố theo cách của riêng mình. Kanade Nakahara, 18 tuổi, học về vụ đánh bom ở trường và đến Trân Châu Cảng tham quan thực tế tháng 3 năm 2019. Cô quyết định sẽ cống hiến vì hoà bình.
Những người khác thì không để tâm đến thời kỳ quá xa ấy. Gần Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, toà nhà vẫn tồn tại sau vụ nổ nhưng là nơi có 42 người bị thiệt mạng, tôi tìm thấy Kenta, 17 tuổi, là một game thủ. Cậu cho đó là “lịch sử xưa lắc” và không rõ vụ thả bom vào năm nào, chắc là năm 1964.
Trái lại, Haruna Kikuno, 18 tuổi, rùng mình khi nghe tiếng máy bay bay qua – cô cho biết đó là do đã đọc sách viết về vụ đánh bom khi còn nhỏ.
Trên chuyến bay từ Hiroshima đến Tokyo, tôi giới thiệu bản thân với nhà Hiyama. Câu chuyện của gia đình họ cũng là câu chuyện của Hiroshima và lịch sử khó tin của nó. Người cha, Akihiro Hiyama 44 tuổi, còn gọi là “Aki”, lớn lên ở Hiroshima trong một gia đình làm chính trị nổi danh. Ông nội ông, Sodeshirou Hiyama được dựng tượng vinh danh cho những đóng góp của mình vào sự tái sinh Hiroshima.
Bà ngoại của Hiyama, Keiko Ochiai, kể anh nghe về một người bạn của bà đã lên kế hoạch đi du lịch đúng vào ngày Hiroshima bị đánh bom, nhưng lại đổ bệnh. Thay vì để vé tàu lãng phí, người bạn đó đã cho Ochiai. Ngay khi đoàn tàu khởi hành, Ochiai nhìn ra cửa sổ và chứng kiến cột khói hình cây nấm. Bạn của bà đã không qua khỏi.
Khu vực bình địa năm 1945, Công viên Tưởng niệm Hoà bình Hiroshima giờ đây là hòn đảo xanh được bao quanh bởi thành phố chứa hơn một triệu dân. Hibakusha (những người còn sống sau vụ đánh bom) chỉ còn lại dưới 50.000 người, nhưng họ quyết định sẽ không bao giờ quên sự kinh hoàng của chiến tranh hạt nhân.
Nay Ochiai đã 91 tuổi. Bà từng kết hôn, có một đứa con gái và đã có cháu ngoại. Cháu trai Hiyama hiện đang sống tại Norfolk, bang Virginia, Hoa Kỳ. Ở đó, vào năm 2005, anh gặp gỡ Leah Shimer. Họ lấy nhau và sinh hai đứa con: con trai Kai 7 tuổi và con gái Emi 5 tuổi, đang ôm con kỳ lân nhồi bông của mình.
Trong trận chiến, ông của Shimer là Sterling Arthur Shimer đã giúp thiết kế động cơ máy bay ném bom Siêu pháo đài B-29. Chính là những chiếc máy bay B-29 đã trút hàng chục ngàn tấn thuốc nổ và bom cháy xuống Nhật Bản, và sau đó là bom nguyên tử đã tàn phá Hiroshima.
Giữa các chuyến bay, Hiyama, Shimer và tôi nói về những năm tháng chiến tranh đó. Cậu bé Kai lắng nghe, cố hiểu câu chuyện. “Mẹ ơi,” cậu hỏi, “chú hề nấm là gì?” Shimer buộc phải trả lời, “Cát bụi và mảnh vỡ bay lên trời khi bom nổ đó con,” cô nói với con trai. “Buồn lắm. Nhiều người đã phải chết.”
“Bọn trẻ thật là những đôi tai dễ thương và ngây thơ,” cô nói sau đó. “Tôi mừng vì mình có thể là người kể con nghe những chuyện này.” Nhưng Kai còn có một câu hỏi nữa: “Mỹ và Nhật còn là kẻ thù của nhau không mẹ?”
“Không con,” mẹ cậu bé đáp, “họ là bạn.” Nói đoạn, cả gia đình đi đến cửa vào chuyến bay đường dài về nhà.
Bài báo đã được cập nhật để đính chính những nội dung sau: Chỉnh sửa tên của bà ngoại Akihiro Hiyama thành Keiko Ochiai. Mẹ của Masaaki Tanabe mất trong vụ đánh bom, và cha mẹ của Shoso Kawamoto cũng đều mất trong vụ đánh bom ấy. Vị trí của Chernobyl bị sai trước đó.
Cột khói hình cây nấm cuồn cuộn trên thành phố Hiroshima, Nhật Bản ngày 6/8/1945 sau khi Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh. Ba ngày sau, quả bom nguyên tử thứ hai đã phá huỷ thành phố Nagasaki. Nhật Bản đầu hàng ngày 15 tháng 8, kết thúc Thế Chiến II.
ARCHIVO GBB/CONTRASTO/REDUX
ẢNH CHỤP BỞI HIROKI KOBAYASHI
Chín ngày sau vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima, sau khi mẹ cùng đứa em trai 12 tháng tuổi qua đời và ngôi nhà bị thiêu rụi, cậu bé Masaaki Tanabe 7 tuổi đã phải chứng kiến cảnh cha mình hấp hối. Cha cậu trăn trối: “Làm sĩ quan quân đội không có tương lai.” Là kẻ thù không đội trời chung với Mỹ, cha của Tanabe hy sinh khi thanh kiếm vẫn giắt bên người. Ông nội Tanabe muốn giữ lại thanh kiếm của con trai, nhưng lực lượng chiếm đóng đến và cướp lấy nó. “Quân đốn mạt,” cậu bé Tanabe thầm nghĩ. Cậu đã quyết chí trả thù Mỹ.
Thật xót xa. Cậu chẳng còn gì và hầu như không còn ai để mất. Nhà của cậu từng nằm bên cạnh Hội trường Xúc tiến Công nghiệp tỉnh Hiroshima, toà nhà có mái vòm khung sắt còn lại hiện là biểu tượng được gìn giữ như lời kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Giờ đây đã ngoài 80, Tanabe vẫn là một người đàn ông đẹp mã, hàm vuông vắn và lông mày ngả bạc. Ông toát lên vẻ truyền thống trong bộ trang phục jinbei xám có tay áo rộng. Ông cũng là người tháo vát và dễ thích nghi. Ông trở thành nhà làm phim và học đồ hoạ máy tính để có thể dựng nên phiên bản số của thành phố từng bị quả bom xoá sổ. Kết quả là bộ phim “Lời nhắn từ Hiroshima” ra đời, bao gồm các cuộc phỏng vấn với những người còn sống sau vụ thả bom ngày 6/8/1945 – cùng với vụ thả bom nguyên tử ở Nagasaki ba ngày sau đó – đã giết chết 200.000 người, buộc Nhật Bản đầu hàng trong Thế Chiến II và mở đường cho cuộc đổ bộ không cần thiết của quân đồng minh lên Nhật Bản khiến hàng triệu người thiệt mạng.
Câu chuyện của người sống sót
Là cư dân của Hiroshima, Masaaki Tanabe, giờ đã ngoài 80, chỉ mới 7 tuổi khi quả bom thiêu rụi ngôi nhà ông gần khu vực bình địa, giết chết cha mẹ và em trai ông, cùng khoảng 135.000 người khác. Nỗi đau và cơn giận trong ông kéo dài suốt nhiều năm. Nhưng khi con gái ông kết hôn với một người Mỹ, ông đã nguôi ngoai trước một thế giới đã đổi thay.
Naoe Takeshima đang là sinh viên điều dưỡng lúc quả bom đánh xuống. Suốt nhiều tháng, bà dành ra hàng giờ liền trong bệnh viện Chữ Thập Đỏ chật ních người, chăm sóc cho bệnh nhân bị bỏng và đang hấp hối, làm việc đến kiệt sức và không để tâm gì đến cái chân bị thương của mình. Giờ đây khi 92 tuổi, bà nghỉ hưu không làm y tá trường học nữa và sống trong viện dưỡng lão.
Teruko Ueno, 90 tuổi, ngồi nghỉ bên gốc cây đã lớn sau vụ đánh bom nguyên tử. Chị cả của bà không may mắn như vậy: Chị bà đã chết do nhiễm phóng xạ 4-5 năm sau vụ đánh bom. Giống như nhiều “hibakusha” khác, hay những người sống sót khác, chị của Ueno và nhiều bạn bè phải chịu sự kỳ thị từ những người Nhật khác vốn luôn xa lánh người nhiễm phóng xạ.
Tanabe không thể ngờ được những thay đổi đau lòng đang chờ đợi ông và Nhật Bản. Con gái ông kết hôn với một người Mỹ và định cư ở Hoa Kỳ. Tanabe cứ đấu tranh tư tưởng vì con gái mình đã tha thứ cho kẻ thù. 2-3 năm sau hôn lễ, Tanabe tìm ra bức thư con gái ông để lại dưới đế tượng Phật bằng đá ở tỉnh Yamaguchi, nơi ông nội của cô, cha ruột Tanabe, qua đời. Trong thư, cô xin tha lỗi nếu mình có làm ông nội cảm thấy thất vọng. Nhiều năm trôi qua, giống như nhiều người ở thế hệ của ông, Tanabe đã nguôi ngoai trước một thế giới đã đổi thay.
75 năm sau khi chiến tranh kết thúc, câu chuyện của Tanabe trở thành câu chuyện của Hiroshima, và cũng là của chính bản thân nước Nhật: sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại, giữa quyết tâm không bao giờ tha thứ cũng như lời hứa không để lịch sử rập khuôn. Và giống với Tanabe, những sự kiện công tư đã kéo hai kẻ thù cũ là Nhật Bản và Mỹ đến một tương lai chung.
Ngày 6 tháng 8 hằng năm, cả thành phố đều tỏ lòng thành kính tới hơn 135.000 nạn nhân của bom nguyên tử, khắc thêm những cái tên vào bia tưởng niệm. Còn những ngày khác, thành phố quyết tâm tiến về phía trước. Ngày nay, Hiroshima có lòng nhiệt thành gần như sục sôi với tư cách là nhà vô địch thế giới về giải trừ hạt nhân, thành phố cũng là trung tâm giải trí, nghiên cứu và thương mại sôi động.
Sau vụ thả bom, Hiroshima đầy những dịch vụ được khôi phục một cách thần kỳ – nước, điện, xe điện – và những anh hùng không tên gần xa đã giúp thổi sự sống trở lại thành phố trong nhiều năm sau đó.
Nanao Kamada lớn lên ở vùng nông thôn cách Hiroshima gần 400 dặm. Năm 1955, khi nộp đơn vào khoa y trên thành phố, anh đã không nghĩ nhiều về bom nguyên tử. Nhưng khi đến Hiroshima, chứng kiến cảnh người dân đội mũ và mặc áo dài tay trong cái nóng oi bức chỉ để che đi các vết bỏng, anh lại muốn trở thành một chuyên gia điều trị cho những nạn nhân của bom nguyên tử và nghiên cứu về phóng xạ.
Ngày nay, những vấn đề của Hiroshima cũng là những vấn đề của nhiều thành phố ở Nhật Bản – tỷ lệ sinh giảm, dân số già hoá, khách sạn không đủ sức chứa cho hơn 2 triệu du khách mỗi năm, các công trình và cơ sở hạ tầng dần xuống cấp. Nhưng lại ưu tiên gìn giữ ký ức của những người sống sót – những hibakusha. Có khoảng 47.000 người sống sót ở Hiroshima với độ tuổi trung bình là 82. Thành phố này đã cử các hibakusha đi khắp thế giới, trực tiếp và thông qua internet, để kể lại câu chuyện của họ. Bảo tàng Tưởng niệm Hoà bình Hiroshima có một thư viện video gồm hơn 1.500 chuyện kể của những người sống sót, khoảng 400 đoạn phim có thể xem trực tuyến. Một số người sống sót còn có thể họp hội nghị truyền hình. Nhiều người cho rằng chia sẻ câu chuyện của mình đem lại nhiều ý nghĩa hơn cho những khổ đau họ đã chịu đựng.
Là một trong số rất ít những toà nhà còn trụ vững gần khu vực bình địa, Hội trường Xúc tiến Công nghiệp tỉnh Hiroshima là lời nhắc rõ ràng về sức phá huỷ thành phố phải chịu. Hiện một phần của Công viên Tưởng niệm Hoà bình, địa điểm mang tính biểu tượng và linh thiêng nhất của thành phố, được những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến viếng thăm.
Đối với một số người còn sống, nỗi sợ không căn cứ của những công dân Nhật Bản còn lại đã trở thành gánh nặng nhiều hơn so với di chứng của phóng xạ.
Shoso Kawamoto 11 tuổi khi quả bom thả xuống. Anh mất đi cha mẹ, hai em gái và một em trai của mình. Em gái còn sống của anh thì chết do ung thư máu năm 17 tuổi. Dù mồ côi, nhưng anh vẫn còn may mắn: Rikiso Kawanaka, ông chủ của doanh nghiệp nước tương ở Tomo, ngôi làng cách Hiroshima khoảng 7 dặm, đã nhận nuôi anh.
Kawanaka cho Kawamoto cơm ăn áo mặc. Ông cũng đưa ra một đề nghị lạ thường: Nếu cậu bé chịu làm việc không lương trong 12 năm, Kawanaka sẽ cho anh một căn nhà. Nhiều năm trôi qua, Kawamoto đều thức dậy lúc 2 giờ sáng và làm việc tới 4 giờ chiều, hoàn toàn không công.
Khi Kawamoto 20 tuổi, anh gặp Motoko. Cô xinh đẹp và dễ gần, đang học may váy áo và kimono. Họ đã phải lòng nhau.
Khi Kawamoto 23 tuổi, Kawanaka đã thực hiện đúng lời hứa của mình: Ông cho Kawamoto căn nhà. Có được căn nhà của riêng mình, Kawamoto cảm thấy đã sẵn sàng tìm gặp cha Motoko để hỏi cưới con gái ông. Nhưng người cha biết Kawamoto đến từ Hiroshima. Ông bảo anh rằng bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra trong cuộc hôn nhân ấy đều có thể bị quái thai do phóng xạ (thật ra, không có ảnh hưởng sức khoẻ nào được tìm thấy ở những đứa con của những người sống sót ở Hiroshima). Ông đã ngăn cấm mối lương duyên này.
Cậu bé Shinichi Tetsutani 3 tuổi đang chạy chiếc xe đạp ba bánh này khi quả bom phát nổ. Chiếc xe đạp và nón bảo hiểm đó được chôn cất cùng cậu bé. Nhiều thập kỷ sau, khi hài cốt của Shinichi được chuyển tới khu mộ gia đình, cha cậu bé, Nobuo Tetsutani, đã quyên tặng những hiện vật này cho Bảo tàng Tưởng niệm Hoà Bình Hiroshima.
Kawamoto tan nát con tim. Hai ngày sau cuộc hôn nhân bị từ chối, chuyện vốn xảy ra với nhiều hibakusha, anh nghỉ việc, đi khỏi ngôi nhà mình từng hi sinh rất nhiều để có được, rời luôn ngôi làng của mình. Anh chưa bao giờ gặp lại Motoko lần nào nữa và không bao giờ cho phép bản thân yêu thêm ai, vì sợ phải đau khổ nhiều hơn. Cuộc sống của anh lao dốc. Anh chia sẻ mình từng cờ bạc và sa chân vào giang đạo – yakuza. Anh cũng từng nghĩ đến việc tự tử.
Sau đó anh tìm được việc trong một quán mì, cơ hội của anh chỉ giới hạn ở trình độ lớp 6 và vị thế là một hibakusha, như một con hủi thời hiện đại trong mắt người khác. Năm 70 tuổi, ông quay về Hiroshima. Ở đó, cuối cùng ông đã tìm được chút bình yên. Giờ đây khi 86 tuổi, ông trở thành một ông lão trong chiếc mũ rơm và áo ghi-lê bông, đang thò tay vào túi đồ và lấy ra những chiếc máy bay giấy và hạt giấy tặng trẻ em đến thăm Bảo tàng Tưởng niệm Hoà Bình Hiroshima. Kéo chiếc đuôi, ông vừa nói vừa cười rạng rỡ, và cánh sẽ vỗ. Trên những chiếc máy bay in dòng chữ “Hy vọng hoà bình.”
Không gì có thể xoá bỏ được sự kỳ thị mà Kawamoto và những người sống sót khác đã phải chịu đựng. Nhưng tại Viện Nghiên cứu Y Sinh Phóng xạ Đại học Hiroshima, giám đốc Satoshi Tashiro quyết tâm cố tránh sự kỳ thị như vậy trong tương lai. Viện hướng đến cải thiện giao tiếp giữa truyền thông và các nhà khoa học, để công chúng không còn bị dao động bởi nỗi sợ không chính đáng nữa. Anh cho biết, chuyện xảy ra với những hibakusha cũng xảy ra với những người sống gần nhà máy hạt nhân Chernobyl của Ukraine và lò phản ứng hạt nhân bị hư hại ở Fukushima của Nhật Bản.
Viện dưỡng lão Funairi Mutsumien là nhà của hàng trăm người sống sót sau vụ thả bom. Người trẻ nhất, giờ đã 74 tuổi, đang nằm trong bụng mẹ vào thời điểm diễn ra vụ nổ. Người già nhất là Tsurue Amenomori, 103 tuổi. Khi quả bom nổ, bà cách khu vực bình địa không quá một dặm, đang cho bố mẹ bệnh nằm liệt gi.ường uống thuốc. Bà bị bỏng trên mặt, tay và chân. Hôm nay bà rất vui và tự hào vì có thể tự đi lên cầu thang của viện dưỡng lão. Bà rất được lòng các nhân viên.
Kuniko Watanabe, 39 tuổi, đã kể lại nhiều lần câu chuyện của Keiji Nakazawa, một trong những người sống sót nổi tiếng nhất ở Hiroshima, trên phim, rạp hát, hội thảo, thậm chí trên các chuyến tham quan bằng xe điện. Bà ngoại cô, Teruko Ueno, cũng là người sống sót giống như mẹ cô, nhà hoạt động hoà bình Tomoko Watanabe nổi tiếng.
Việc chăm sóc những người sống sót đó thuộc về “Bộ phận hỗ trợ người sống sót sau vụ thả bom nguyên tử”, gồm có 32 nhân viên do Takeshi Yahata làm chủ, anh là con trai của một hibakusha. Ông của Takeshi đã vứt những xác chết sau vụ thả bom; giờ đây bộ phận của Yahata giúp những người còn sống, với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ xã hội, tư vấn, chi phí viện dưỡng lão và chi phí tang lễ.
Ngay cả bây giờ, chuyện của Hiroshima vẫn có thể gây tranh cãi. Cuộc triển lãm mới tại bảo tàng tưởng niệm hoà bình đã mất 16 năm để hoàn thành, một phần bởi vì những tranh chấp giữa các uỷ ban triển lãm, phó giám đốc bảo tàng Shuichi Kato cho biết. Một số thành viên muốn trưng bày những bức ảnh trần trụi về sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân; số khác lại muốn tiết chế, sợ làm khách du lịch sợ hãi. (Trong chuyến viếng thăm gần đây, tôi đã chứng kiến hai người ngất xỉu.)
Có một cuộc thảo luận về bức ảnh nào sẽ được trưng bày để đón khách du lịch đến bảo tàng. Vấn đề được giải quyết sau khi Tetsunobu Fujii, con trai của một người sống sót, thấy bức ảnh về một cô gái nhỏ tay băng bó, mặt đầy máu và vết bầm trên mạng. Anh đoan chắc đó là mẹ mình, Yukiko Fujii. Bảo tàng đã xác nhận đó đúng là bà lúc 10 tuổi. Uỷ ban nhất trí chọn bức ảnh ấy đặt ở cổng vào triển lãm. Bức ảnh bà lúc 20 tuổi sẽ đặt ở lối ra. (Bà mất năm 42 tuổi.) Đó là những bức ảnh có tính biểu tượng, khó lòng quên được.
Toàn cảnh Hiroshima, ảnh của Quân đội Hoa Kỳ chụp sau vụ thả bom vài tuần, cho thấy phạm vi gây thiệt hại.
ẢNH: BẢO TÀNG TƯỞNG NIỆM HOÀ BÌNH HIROSHIMA (ẢNH TOÀN CẢNH ĐƯỢC GHÉP KỸ THUẬT SỐ BỞI ARI BESER)
Với nhiều người còn sống sau vụ nổ, vết sẹo tâm lý và cảm giác tội lỗi vẫn cứ âm ỉ. Emiko Okada, 82 tuổi, đeo mặt dây chuyển hình chim hạc tượng trưng cho hy vọng và hoà bình. Bà mới 8 tuổi lúc quả bom thả xuống. Buổi sáng đó chị gái 12 tuổi của bà, Mieko Nakasako, nói sẽ ra ngoài. Mieko đã đi vào bán kính khu vực bình địa nửa dặm. Tôi hỏi Okada chị bà có qua đời trong vụ nổ không.
“Chị tôi mất tích,” bà trả lời.
“Mất tích?” Tôi lặp lại, tự hỏi điều đó có ý nghĩa gì không sau 75 năm đằng đẵng.
“Chị ấy vẫn chưa về nhà.” Có điều gì đó kỳ lạ ở từ “chưa,” như thể Okada có nửa phần mong chờ Nakasako sẽ đột ngột xuất hiện ở trước cửa. Cảm giác mơ hồ đó đã ám ảnh Okada.
Okada không mồ côi, nhưng bà không khác gì trẻ mồ côi. Cha mẹ bà tuyệt vọng tìm kiếm đứa con gái lớn, bỏ mặc Okada tự lang thang hè phố kiếm sống, ngủ trong hầm trú tránh máy bay không kích, ăn đồ thừa hoặc cướp được – một quả cà chua bị vứt, một quả sung rụng. Mãi sau này bà của Okada mới nhận nuôi cháu gái.
Những nạn nhân của vụ thả bom yên nghỉ tại nghĩa trang trên sườn đồi trong khu rừng đền thờ Mitaki thế kỷ thứ 9. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ ba con thác gần đó cung cấp nước cho Lễ tưởng niệm Hoà bình ở Hiroshima hằng năm.
“Cha mẹ tôi đã quẩn trí sau khi mất con gái,” Okada kể. Khi hoả táng mẹ, bà nói thêm, các mảnh thuỷ tinh từng bay như đạn lạc vào cái ngày định mệnh tháng 8 đó lại hiện ra giữa tro cốt của mẹ bà.
Đối với Okada và những người khác, nỗi kinh hoàng vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay. Okada ghét ánh chiều tà, “như hoàng hôn lúc bầu trời cam hồng hoặc đỏ rực, vì nó gợi nhớ tới cái đêm ngày 6 tháng 8.”
Ở Hiroshima, người trẻ tiếp cận quá khứ của thành phố theo cách của riêng mình. Kanade Nakahara, 18 tuổi, học về vụ đánh bom ở trường và đến Trân Châu Cảng tham quan thực tế tháng 3 năm 2019. Cô quyết định sẽ cống hiến vì hoà bình.
Những người khác thì không để tâm đến thời kỳ quá xa ấy. Gần Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, toà nhà vẫn tồn tại sau vụ nổ nhưng là nơi có 42 người bị thiệt mạng, tôi tìm thấy Kenta, 17 tuổi, là một game thủ. Cậu cho đó là “lịch sử xưa lắc” và không rõ vụ thả bom vào năm nào, chắc là năm 1964.
Trái lại, Haruna Kikuno, 18 tuổi, rùng mình khi nghe tiếng máy bay bay qua – cô cho biết đó là do đã đọc sách viết về vụ đánh bom khi còn nhỏ.
Trên chuyến bay từ Hiroshima đến Tokyo, tôi giới thiệu bản thân với nhà Hiyama. Câu chuyện của gia đình họ cũng là câu chuyện của Hiroshima và lịch sử khó tin của nó. Người cha, Akihiro Hiyama 44 tuổi, còn gọi là “Aki”, lớn lên ở Hiroshima trong một gia đình làm chính trị nổi danh. Ông nội ông, Sodeshirou Hiyama được dựng tượng vinh danh cho những đóng góp của mình vào sự tái sinh Hiroshima.
Bà ngoại của Hiyama, Keiko Ochiai, kể anh nghe về một người bạn của bà đã lên kế hoạch đi du lịch đúng vào ngày Hiroshima bị đánh bom, nhưng lại đổ bệnh. Thay vì để vé tàu lãng phí, người bạn đó đã cho Ochiai. Ngay khi đoàn tàu khởi hành, Ochiai nhìn ra cửa sổ và chứng kiến cột khói hình cây nấm. Bạn của bà đã không qua khỏi.
Khu vực bình địa năm 1945, Công viên Tưởng niệm Hoà bình Hiroshima giờ đây là hòn đảo xanh được bao quanh bởi thành phố chứa hơn một triệu dân. Hibakusha (những người còn sống sau vụ đánh bom) chỉ còn lại dưới 50.000 người, nhưng họ quyết định sẽ không bao giờ quên sự kinh hoàng của chiến tranh hạt nhân.
Nay Ochiai đã 91 tuổi. Bà từng kết hôn, có một đứa con gái và đã có cháu ngoại. Cháu trai Hiyama hiện đang sống tại Norfolk, bang Virginia, Hoa Kỳ. Ở đó, vào năm 2005, anh gặp gỡ Leah Shimer. Họ lấy nhau và sinh hai đứa con: con trai Kai 7 tuổi và con gái Emi 5 tuổi, đang ôm con kỳ lân nhồi bông của mình.
Trong trận chiến, ông của Shimer là Sterling Arthur Shimer đã giúp thiết kế động cơ máy bay ném bom Siêu pháo đài B-29. Chính là những chiếc máy bay B-29 đã trút hàng chục ngàn tấn thuốc nổ và bom cháy xuống Nhật Bản, và sau đó là bom nguyên tử đã tàn phá Hiroshima.
Giữa các chuyến bay, Hiyama, Shimer và tôi nói về những năm tháng chiến tranh đó. Cậu bé Kai lắng nghe, cố hiểu câu chuyện. “Mẹ ơi,” cậu hỏi, “chú hề nấm là gì?” Shimer buộc phải trả lời, “Cát bụi và mảnh vỡ bay lên trời khi bom nổ đó con,” cô nói với con trai. “Buồn lắm. Nhiều người đã phải chết.”
“Bọn trẻ thật là những đôi tai dễ thương và ngây thơ,” cô nói sau đó. “Tôi mừng vì mình có thể là người kể con nghe những chuyện này.” Nhưng Kai còn có một câu hỏi nữa: “Mỹ và Nhật còn là kẻ thù của nhau không mẹ?”
“Không con,” mẹ cậu bé đáp, “họ là bạn.” Nói đoạn, cả gia đình đi đến cửa vào chuyến bay đường dài về nhà.
Bài báo đã được cập nhật để đính chính những nội dung sau: Chỉnh sửa tên của bà ngoại Akihiro Hiyama thành Keiko Ochiai. Mẹ của Masaaki Tanabe mất trong vụ đánh bom, và cha mẹ của Shoso Kawamoto cũng đều mất trong vụ đánh bom ấy. Vị trí của Chernobyl bị sai trước đó.
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
(Theo National Geographic)