- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Năm học lớp 10, tôi có một cậu bạn thân. Khi ấy, cậu đang muốn trau dồi tiếng Anh nhưng lại không có điều kiện như tôi - được gia đình tài trợ cho đi học ở trung tâm ngoại ngữ với giáo viên người nước ngoài.
Thế là cậu bạn tôi nghĩ ra cách khác, cậu ấy xem phim trên ti vi, những bộ phim Mỹ có phụ đề và say sưa nghe họ nói rồi đọc phần dịch Việt Ngữ. Điều mà bạn tôi có được sau mỗi bộ phim là một vài câu nói kiểu văn phong khẩu ngữ, không được dạy trong trường hay sách vở ngữ pháp nào. Hơn thế, bạn tôi còn học được một ý nghĩa gì đó từ bộ phim. Một hôm, bạn tôi hớn hở nói với tôi về những kiểu chơi chữ của người Mỹ. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên, vì có khi những thành ngữ và kiểu chơi chữ này, cô bạn luôn có điểm phẩy Anh Văn cao nhất lớp tôi cũng chưa chắc gì hiểu được, cảm được cái sự hài hước hay ý nghĩa sâu xa phía sau nó.
Chúng tôi bây giờ đã là sinh viên, tôi nhớ về người bạn siêng năng của mình và chợt nhớ ra cậu ta chưa một lần nào đạt nổi danh hiệu học sinh khá. Hiện tại, cậu ấy cũng chỉ là một sinh viên cao đẳng vì không đủ điểm thi đậu vào đại học. Nhưng lần nào chúng tôi gặp nhau, tôi cũng đều cảm thấy một niềm vui sống dạt dào từ khóe miệng, ánh mắt của cậu ấy.
- Vì tớ không phải học đại học nên tớ có thể ra trường sớm một năm, có hơn cậu 1 năm kinh nghiệm thực tế nhé!
Cậu ấy hiện vừa đi học, vừa đi làm phục vụ tại một quán trà sữa. Chủ quán là một doanh nhân giỏi, cậu luôn được trò chuyện và được ông dạy rất nhiều về các bài học quản lý, đầu tư cân đối thời gian, kế toán….Cậu nói rằng đây công việc tuyệt vời nhất quả đất, cậu không những không phải chi tiền để mua kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống, mà còn được trả lương cuối tháng.
Tôi nhớ lại lần cuối gặp một nhóm bạn đang làm thực tập sinh cho một tòa soạn lớn của thành phố và họ đã than trách, đã tỏ ra mình đang chết dở thế nào vì phải chịu đựng quá nhiều sự sai bảo. Một thực tập sinh tại tòa soạn và một phục vụ viên ở trà sữa, ai làm việc nặng nhọc và ít lương hơn ai?
Bạn tôi không chỉ siêng năng còn biết hưởng thụ. Cậu ấy nói:
- Muốn được đi chơi để không phí tuổi trẻ thì phải siêng năng chuẩn bị tiền.
Đó là lý do mà tôi hơi khó hẹn cậu ấy đi uống café vỉa hè để chuyện trò. Sự siêng năng cần cù nhưng không lam lũ và than thở của cậu ấy khiến tôi đôi lúc thật sự cảm thấy chạnh lòng. Chạnh lòng cho chính mình. Nhìn vào bàn tay mình, tôi thấy nó chưa một lần thật sự lao động. Nhìn vào đôi mắt mình, tôi chưa thấy một lần nào nó thật sự đong đầy hạnh phúc. Tôi luôn nghĩ bản thân mình thiếu cái này, kém cái kia, nếu có thêm chút này nữa thì tôi sẽ hạnh phúc lắm…cứ như thế.
Cậu bạn tôi hay trốn biệt thành phố và đi du lịch xa, cậu ấy làm cật lực để tiêu, sau khi tiêu thì lại trở về làm cật lực. Cậu ấy hoàn toàn không có thẻ ATM hay sổ tiết kiệm.
- Tớ không biết tương lai mình phải cần bao nhiêu tiền, nhưng tớ biết là hiện tại tớ cần tiền để tháng nữa đi phượt qua Cam - pu - chia….Sao phải chuẩn bị cho những cái cậu không biết trong khi những thứ cậu muốn ở hiện tại thì lại làm lơ nó đi?
Tôi chưa bao giờ hỏi cậu ấy có hạnh phúc hay không. Vì dù gia đình cậu ấy ở căn nhà nhỏ hơn tôi, trong một con hẻm sâu hút, cậu ấy chỉ đi chiếc xe máy Cub 50, quần áo chỉ có vài bộ thay đi thay lại, nhưng ánh mắt cậu ấy lúc nào cũng đong đầy sự thỏa mãn với cuộc đời.
Thế là cậu bạn tôi nghĩ ra cách khác, cậu ấy xem phim trên ti vi, những bộ phim Mỹ có phụ đề và say sưa nghe họ nói rồi đọc phần dịch Việt Ngữ. Điều mà bạn tôi có được sau mỗi bộ phim là một vài câu nói kiểu văn phong khẩu ngữ, không được dạy trong trường hay sách vở ngữ pháp nào. Hơn thế, bạn tôi còn học được một ý nghĩa gì đó từ bộ phim. Một hôm, bạn tôi hớn hở nói với tôi về những kiểu chơi chữ của người Mỹ. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên, vì có khi những thành ngữ và kiểu chơi chữ này, cô bạn luôn có điểm phẩy Anh Văn cao nhất lớp tôi cũng chưa chắc gì hiểu được, cảm được cái sự hài hước hay ý nghĩa sâu xa phía sau nó.
Chúng tôi bây giờ đã là sinh viên, tôi nhớ về người bạn siêng năng của mình và chợt nhớ ra cậu ta chưa một lần nào đạt nổi danh hiệu học sinh khá. Hiện tại, cậu ấy cũng chỉ là một sinh viên cao đẳng vì không đủ điểm thi đậu vào đại học. Nhưng lần nào chúng tôi gặp nhau, tôi cũng đều cảm thấy một niềm vui sống dạt dào từ khóe miệng, ánh mắt của cậu ấy.
- Vì tớ không phải học đại học nên tớ có thể ra trường sớm một năm, có hơn cậu 1 năm kinh nghiệm thực tế nhé!
Cậu ấy hiện vừa đi học, vừa đi làm phục vụ tại một quán trà sữa. Chủ quán là một doanh nhân giỏi, cậu luôn được trò chuyện và được ông dạy rất nhiều về các bài học quản lý, đầu tư cân đối thời gian, kế toán….Cậu nói rằng đây công việc tuyệt vời nhất quả đất, cậu không những không phải chi tiền để mua kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống, mà còn được trả lương cuối tháng.
Tôi nhớ lại lần cuối gặp một nhóm bạn đang làm thực tập sinh cho một tòa soạn lớn của thành phố và họ đã than trách, đã tỏ ra mình đang chết dở thế nào vì phải chịu đựng quá nhiều sự sai bảo. Một thực tập sinh tại tòa soạn và một phục vụ viên ở trà sữa, ai làm việc nặng nhọc và ít lương hơn ai?
Bạn tôi không chỉ siêng năng còn biết hưởng thụ. Cậu ấy nói:
- Muốn được đi chơi để không phí tuổi trẻ thì phải siêng năng chuẩn bị tiền.
Đó là lý do mà tôi hơi khó hẹn cậu ấy đi uống café vỉa hè để chuyện trò. Sự siêng năng cần cù nhưng không lam lũ và than thở của cậu ấy khiến tôi đôi lúc thật sự cảm thấy chạnh lòng. Chạnh lòng cho chính mình. Nhìn vào bàn tay mình, tôi thấy nó chưa một lần thật sự lao động. Nhìn vào đôi mắt mình, tôi chưa thấy một lần nào nó thật sự đong đầy hạnh phúc. Tôi luôn nghĩ bản thân mình thiếu cái này, kém cái kia, nếu có thêm chút này nữa thì tôi sẽ hạnh phúc lắm…cứ như thế.
Cậu bạn tôi hay trốn biệt thành phố và đi du lịch xa, cậu ấy làm cật lực để tiêu, sau khi tiêu thì lại trở về làm cật lực. Cậu ấy hoàn toàn không có thẻ ATM hay sổ tiết kiệm.
- Tớ không biết tương lai mình phải cần bao nhiêu tiền, nhưng tớ biết là hiện tại tớ cần tiền để tháng nữa đi phượt qua Cam - pu - chia….Sao phải chuẩn bị cho những cái cậu không biết trong khi những thứ cậu muốn ở hiện tại thì lại làm lơ nó đi?
Tôi chưa bao giờ hỏi cậu ấy có hạnh phúc hay không. Vì dù gia đình cậu ấy ở căn nhà nhỏ hơn tôi, trong một con hẻm sâu hút, cậu ấy chỉ đi chiếc xe máy Cub 50, quần áo chỉ có vài bộ thay đi thay lại, nhưng ánh mắt cậu ấy lúc nào cũng đong đầy sự thỏa mãn với cuộc đời.
Theo Mực Tím
Hiệu chỉnh bởi quản lý: