- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tuần sau, học sinh trên cả nước bước vào năm học mới. Với nhiều phụ huynh, đây là thời điểm đầy những nỗi lo toan từ chuyện học phí, sách giáo khoa, đồng phục đến chất lượng giảng dạy...
Có thay đổi chất lượng giáo dục khi tăng học phí ?
Năm học 2013 - 2014, TP.HCM chính thức áp dụng mức thu học phí mới, tăng từ 2 - 6 lần so với mức hiện hành. Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Việc điều chỉnh học phí nhằm mục đích tạo điều kiện cho các trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường bên cạnh hoạt động giảng dạy trên lớp. Cụ thể là tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục văn - thể - mỹ”. Tuy nhiên, với phụ huynh, điều này cần phải cụ thể và sòng phẳng hơn.
Bà Hồ Thị Vân, phụ huynh học sinh Trường mầm non Cẩm Tú (Q.Bình Tân), thẳng thắn bày tỏ: “Phải có sự sòng phẳng. Dù số tiền không nhiều nhưng ngành GD phải chứng tỏ sự điều chỉnh đó là phù hợp và để phụ huynh cảm thấy yên tâm”. Bà Vân cho rằng: “Với mức thu này, các trường mầm non phải cam kết đồ chơi trong lớp cũng như ngoài trời phải phong phú, đảm bảo an toàn. Ở các bậc học cần có sự tăng cường các thiết bị thể dục thể thao. Đặc biệt, nhà nước chú ý nâng cao đời sống giáo viên để một bộ phận giáo viên không tổ chức bắt ép học sinh học thêm”.
Phụ huynh một trường mầm non ở P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú mong muốn: “Làm sao phòng học của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, trang bị nhiều đồ chơi và giáo viên phải tương ứng với sĩ số học sinh”. Cũng hết sức cụ thể, bà Nguyễn Bích Hạnh, phụ huynh học sinh một trường tiểu học tại Q.Tân Bình, đề nghị: “Tăng nguồn kinh phí như vậy, các trường chú ý đến cơ sở vật chất, đặc biệt là nhà vệ sinh để học sinh không phải sợ đến nỗi không dám vào khu vực này”.
Một giáo viên mầm non tại Q.5 hy vọng: “Học phí tăng tức kinh phí cho nhà trường cũng tăng thì chắc chắn đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ sẽ được đầu tư hơn trước. Có như vậy giáo viên mầm non mới đỡ cực”. Cũng ở khía cạnh này, hiệu trưởng một trường mầm non có uy tín tại Q.3 cho biết: “Nếu đã thay đổi mức học phí thì cần tính toán để thu nhập giáo viên nâng lên để họ yên tâm tập trung vào chất lượng giảng dạy”.
Thiếu giáo viên từ nội đến ngoại thành
Dù Sở GD-ĐT đã chuẩn bị tuyển dụng giáo viên ngay từ tháng 3 nhưng đến nay hầu như 24 quận, huyện của TP.HCM vẫn trong tình trạng thiếu giáo viên.
Theo thống kê của Phòng GD Q.9, năm nay bậc mầm non cần 23 giáo viên thì hiện tuyển được 17 người, tiểu học cần 56 mới tuyển được 24, THCS cần 16 thì cũng chỉ tuyển được khoảng 1/2. Lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết những năm trước chỉ các quận, huyện ngoại thành mới lo thiếu giáo viên nhưng năm nay ngay quận nội thành cũng thiếu. Chẳng hạn, tính cả giáo viên chuyển quận, đến nay Phòng GD Q.Bình Thạnh tuyển được 37 giáo viên mầm non trong khi nhu cầu là 59, tiểu học là 48 nhưng nhu cầu đến 65. Chỉ tiêu tuyển dụng của Q.4 là 108 nhưng mới chỉ nhận được 29 giáo viên cho cả 3 bậc học. Ông Lê Nguyên Vịnh, Trưởng phòng GD Q.11, thông tin: “Lo lắng nhất vẫn là đội ngũ giáo viên mầm non. Năm nay các trường cần khoảng 70 giáo viên nhưng đến giờ mới chỉ tuyển được khoảng 1/3”. Một trong những địa phương gay go nhất là H.Bình Chánh. Ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng GD, thông tin: “Bậc mầm non cần 43 giáo viên mới tuyển được 18, tiểu học cần 221 thì có 132, THCS cần 97 mới có 20. Tính chung thì mới tuyển được khoảng 1/2 so với nhu cầu thực tế”.
Vài năm trở lại đây, nhu cầu giáo viên bậc THCS, THPT ở TP.HCM đã bão hòa nhưng tiểu học và mầm non vẫn luôn thiếu. Lý giải về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Âu, Phó phòng Tổ chức cán bộ của Sở GD-ĐT, cho biết: “Hiện chế độ đãi ngộ, chính sách lương chưa thực sự tương xứng với công sức giáo viên mầm non bỏ ra nên chưa thu hút người học. Dù khoảng 2 năm trở lại đây, trước mỗi mùa tuyển sinh, các trường THPT đều tổ chức đưa học sinh đến tham quan, tìm hiểu về các trường đào tạo khối ngành sư phạm này nhưng hồ sơ đăng ký dự thi lại không đáng kể”. Ông Âu cũng cho rằng khá ít thí sinh đăng ký học ngành sư phạm tiểu học mà chủ yếu các ngành sư phạm khác để dạy bậc học cao hơn.
Trước tình trạng này, một số quận huyện đã đề xuất với TP chủ trương tuyển giáo viên có tạm trú (KT3) để đáp ứng kịp thời nhu cầu vào đầu năm học mới. Vừa qua, khi Ủy ban MTTQ TP.HCM tổ chức buổi làm việc với các quận 4, 11, Bình Thạnh, H.Hóc Môn để nắm tình hình chuẩn bị năm học mới, lãnh đạo cả 4 địa phương đều đặt vấn đề này. Nhiều quận còn tìm thêm những giải pháp khác. Chẳng hạn, ông Nguyễn Trí Dũng cho biết sắp tới H.Bình Chánh kết hợp với Trường ĐH Sài Gòn tổ chức lớp đào tạo giáo viên tại chỗ. Ứng viên của chương trình này là những người có hộ khẩu thường trú tại địa phương, tuổi từ 19 đến 28, đã tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, theo ông Bùi Ngọc Âu, thành phố cần có giải pháp bài bản hơn, đó là dự báo chính xác nhu cầu nhân lực ngành nghề. Trên cơ sở này, Sở sẽ kết hợp và đặt hàng các trường ĐH có đào tạo ngành sư phạm.
Phụ huynh mua đồng phục cho con tại Trường THPT Bùi Thị Xuân chuẩn bị năm học mới - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Có thay đổi chất lượng giáo dục khi tăng học phí ?
Năm học 2013 - 2014, TP.HCM chính thức áp dụng mức thu học phí mới, tăng từ 2 - 6 lần so với mức hiện hành. Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Việc điều chỉnh học phí nhằm mục đích tạo điều kiện cho các trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường bên cạnh hoạt động giảng dạy trên lớp. Cụ thể là tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục văn - thể - mỹ”. Tuy nhiên, với phụ huynh, điều này cần phải cụ thể và sòng phẳng hơn.
Bà Hồ Thị Vân, phụ huynh học sinh Trường mầm non Cẩm Tú (Q.Bình Tân), thẳng thắn bày tỏ: “Phải có sự sòng phẳng. Dù số tiền không nhiều nhưng ngành GD phải chứng tỏ sự điều chỉnh đó là phù hợp và để phụ huynh cảm thấy yên tâm”. Bà Vân cho rằng: “Với mức thu này, các trường mầm non phải cam kết đồ chơi trong lớp cũng như ngoài trời phải phong phú, đảm bảo an toàn. Ở các bậc học cần có sự tăng cường các thiết bị thể dục thể thao. Đặc biệt, nhà nước chú ý nâng cao đời sống giáo viên để một bộ phận giáo viên không tổ chức bắt ép học sinh học thêm”.
Phụ huynh một trường mầm non ở P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú mong muốn: “Làm sao phòng học của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, trang bị nhiều đồ chơi và giáo viên phải tương ứng với sĩ số học sinh”. Cũng hết sức cụ thể, bà Nguyễn Bích Hạnh, phụ huynh học sinh một trường tiểu học tại Q.Tân Bình, đề nghị: “Tăng nguồn kinh phí như vậy, các trường chú ý đến cơ sở vật chất, đặc biệt là nhà vệ sinh để học sinh không phải sợ đến nỗi không dám vào khu vực này”.
Một giáo viên mầm non tại Q.5 hy vọng: “Học phí tăng tức kinh phí cho nhà trường cũng tăng thì chắc chắn đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ sẽ được đầu tư hơn trước. Có như vậy giáo viên mầm non mới đỡ cực”. Cũng ở khía cạnh này, hiệu trưởng một trường mầm non có uy tín tại Q.3 cho biết: “Nếu đã thay đổi mức học phí thì cần tính toán để thu nhập giáo viên nâng lên để họ yên tâm tập trung vào chất lượng giảng dạy”.
Thiếu giáo viên từ nội đến ngoại thành
Dù Sở GD-ĐT đã chuẩn bị tuyển dụng giáo viên ngay từ tháng 3 nhưng đến nay hầu như 24 quận, huyện của TP.HCM vẫn trong tình trạng thiếu giáo viên.
Theo thống kê của Phòng GD Q.9, năm nay bậc mầm non cần 23 giáo viên thì hiện tuyển được 17 người, tiểu học cần 56 mới tuyển được 24, THCS cần 16 thì cũng chỉ tuyển được khoảng 1/2. Lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết những năm trước chỉ các quận, huyện ngoại thành mới lo thiếu giáo viên nhưng năm nay ngay quận nội thành cũng thiếu. Chẳng hạn, tính cả giáo viên chuyển quận, đến nay Phòng GD Q.Bình Thạnh tuyển được 37 giáo viên mầm non trong khi nhu cầu là 59, tiểu học là 48 nhưng nhu cầu đến 65. Chỉ tiêu tuyển dụng của Q.4 là 108 nhưng mới chỉ nhận được 29 giáo viên cho cả 3 bậc học. Ông Lê Nguyên Vịnh, Trưởng phòng GD Q.11, thông tin: “Lo lắng nhất vẫn là đội ngũ giáo viên mầm non. Năm nay các trường cần khoảng 70 giáo viên nhưng đến giờ mới chỉ tuyển được khoảng 1/3”. Một trong những địa phương gay go nhất là H.Bình Chánh. Ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng GD, thông tin: “Bậc mầm non cần 43 giáo viên mới tuyển được 18, tiểu học cần 221 thì có 132, THCS cần 97 mới có 20. Tính chung thì mới tuyển được khoảng 1/2 so với nhu cầu thực tế”.
Vài năm trở lại đây, nhu cầu giáo viên bậc THCS, THPT ở TP.HCM đã bão hòa nhưng tiểu học và mầm non vẫn luôn thiếu. Lý giải về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Âu, Phó phòng Tổ chức cán bộ của Sở GD-ĐT, cho biết: “Hiện chế độ đãi ngộ, chính sách lương chưa thực sự tương xứng với công sức giáo viên mầm non bỏ ra nên chưa thu hút người học. Dù khoảng 2 năm trở lại đây, trước mỗi mùa tuyển sinh, các trường THPT đều tổ chức đưa học sinh đến tham quan, tìm hiểu về các trường đào tạo khối ngành sư phạm này nhưng hồ sơ đăng ký dự thi lại không đáng kể”. Ông Âu cũng cho rằng khá ít thí sinh đăng ký học ngành sư phạm tiểu học mà chủ yếu các ngành sư phạm khác để dạy bậc học cao hơn.
Trước tình trạng này, một số quận huyện đã đề xuất với TP chủ trương tuyển giáo viên có tạm trú (KT3) để đáp ứng kịp thời nhu cầu vào đầu năm học mới. Vừa qua, khi Ủy ban MTTQ TP.HCM tổ chức buổi làm việc với các quận 4, 11, Bình Thạnh, H.Hóc Môn để nắm tình hình chuẩn bị năm học mới, lãnh đạo cả 4 địa phương đều đặt vấn đề này. Nhiều quận còn tìm thêm những giải pháp khác. Chẳng hạn, ông Nguyễn Trí Dũng cho biết sắp tới H.Bình Chánh kết hợp với Trường ĐH Sài Gòn tổ chức lớp đào tạo giáo viên tại chỗ. Ứng viên của chương trình này là những người có hộ khẩu thường trú tại địa phương, tuổi từ 19 đến 28, đã tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, theo ông Bùi Ngọc Âu, thành phố cần có giải pháp bài bản hơn, đó là dự báo chính xác nhu cầu nhân lực ngành nghề. Trên cơ sở này, Sở sẽ kết hợp và đặt hàng các trường ĐH có đào tạo ngành sư phạm.
Theo Xaluan