Ebook Ngọn Đèn Dầu Giữa Trời Đêm

Georgy Vasilevsky

Thành viên
Tham gia
27/12/2022
Bài viết
2
1672113932254.png
Tác giả: Marnianna
Thể loại: Lịch sử, Tiểu thuyết, ĐIền văn
, Thuần Việt
Đánh giá truyện theo độ tuổi
: 13 tuổi trở lên
Tình trạng: Đang sáng tác
Chú ý: Bối cảnh trong truyện lấy ý tưởng từ thời chống Mỹ của dân tộc Việt Nam, nên tên nhân vật, tên nơi ở của nhân vật cũng không có thật. Ngôn ngữ của nhân vật sử dụng tùy thuộc vào quê hương của người đó, nên đôi chỗ sẽ có từ ngữ Nam Bộ, lẫn Bắc Bộ (những từ như vậy tác giả sẽ chú thích ở dưới cùng tác phẩm). Cuối cùng, chúc mọi người đọc vui vẻ.
Giới thiệu: Ngọn đèn dầu sáng lấp lánh trong đêm Việt Bắc, tỏa sáng xung quanh như tâm hồn của em, người con gái Hà Nội.
 
Chương 1: Cuốn hồi kí của một người lính.

Sang thu, khung cảnh lột xác hẳn. Mặc dù vẫn còn đâu đó cái cảm giác ngột ngạt, khó chịu đến ê ẩm của mùa trước, hay dòng người ồ ạt lướt trên con phố o ẹp, nhỏ thấp đang thưa dần và những người công nhân vẫn cần mẫn chăm chỉ làm việc đi qua tiết trời nóng như thổi lửa của mùa hạ. Thế nhưng, như có một dịp đặc biệt nào đó khiến cho bầu không khí lúc này mang lại cho cô gái một cảm xúc bồi hồi khó tả. Một niềm vui hớn hở nảy nở trong trái tim đỏ hồng của người thầy giáo. Ngày tựu trường sắp tới rồi.

Cô gái trẻ dạo quanh con đường làng xưa để một phần nào chút ít được hưởng thụ niềm hân hoan của năm học mới.

Đằng xa kia, cây phượng rì rào trong gió những khúc hát nhớ thương những bạn học cũ, mai đây sẽ quay lại mái trường thân thương để góp niềm vui trong công cuộc tiếp bước thế hệ xưa nhằm đổi mới nước nhà. Nếu để ý kĩ, điều đặc biệt của cây lại chính là điều đặc biệt của mùa khai trường, nhúm chồi non bám chặt vào cành để được vươn ra bầu trời lớn lao ngoài kia, chúng sẽ được chiếm ngưỡng những điều xa lạ nhưng hay ho nhất của cuộc đời.

Cánh phượng là cánh mùa thu, như cánh diều đưa ước mơ đến với hiện thực, là cuốn nhật kí ghi lại những kỉ niệm khó phai.

Rồi đến cuối thu, hoa phượng sẽ nở, sẽ đầy sức sống như bao mơ mộng của tuổi học trò.

Bỗng đôi mắt cô gái mở to tròn như hòn bi ve, một điều lạ lùng nhưng đỗi thú vị khiến cô phải ngỡ ngàng.

Chà! Đúng là người đã thay đổi thì vật cũng vậy. Cô gái bất ngờ với khung cảnh trước mắt. Bóng dáng trẻ con thơ nô nức trên nẻo đường xưa giờ đã còn đâu, mái nhà tranh rách áo đã lột xác thành căn nhà mái đỏ được phủ đầy vôi sữa và tiếng cây bàng khúc khích trên vỉa hè đã cuốn đi theo chiều gió mùa thu. Nhớ lại cái thuở còn thiếu ăn, thiếu mặc mà lòng cô gái xôn xao, sống mũi còn cay cay.

Bỗng cô gái mỉm cười. Hôm nay đã đánh dấu cho sự thịnh vượng của quê nhà, đó là các em học sinh có thể thoải mái đến trường, không bị ràng buộc hay phân biệt mà chỉ có sự bình đẳng và giàu lòng yêu thương. Các em còn có thể được học tập trong “mái nhà chung”, được học về lịch sử và văn hóa tổ quốc. Ôi! Điều đó thật khiến cô gái xúc động không lên lời!

Trong chốc lát, cô thấy cái dư vị khó cưỡng của mùa thu đang đọng lại trên lá cây chùm ruột tựa ở cuối ngõ. Nắng mai len lỏi qua kẽ lá, dạo nhanh trên những nẻo đường được trải quét vôi trắng mướt và ấm cúng đến lạ thường. Bàn tay to lớn của gió lướt qua cô xách theo những vang âm của tiếng chim ngói nâu nhặt thóc trên những cánh đồng phương Bắc.

Trông thấy các em học sinh đang tất bật đến trường, cô gái như sống lại thời niên thiếu của mình, một thứ xúc cảm cứ thế mà dâng trào khiến lòng cô xao xuyến một nỗi nhớ không thôi.

Cô gái nhẹ nhàng tựa mình lên ghế đá. Tay cầm hộp xôi nếp dở và chăm chú nhìn mọi thứ xung quanh. Rồi cô thầm nhận định:

Dẫu cho đã được chiêm ngưỡng sự thay đổi lớn lao của đất nước nhưng dường như nơi đây vẫn không hề nhạt nhoà đi một thứ tình cảm đáng quý, một phẩm chất lâu đời của dân tộc: Lá lành đùm lá rách.

…..

Giờ đã chín giờ sáng, các em đã ngồi yên vị trên lớp học. Còn cô cũng ăn xong phần của mình. cô đứng dậy. Nhấc tay lên nhìn đồng hồ rồi từ từ đi đến khu phố 9.

Khu phố chín trên con đường Long Thuận, một khu tấp nập những ngôi nhà ôm nhau chen chúc trên dải đường nhỏ hẹp. Cô gái nhìn ngó xung quanh.

- Này, có việc gì không cháu?

Bất chợt một bàn tay chạm lên vai cô khiến giật mình. Một người đàn bà tầm tuổi trung niên đang hỏi cô.

Thấy vậy, cô gái trẻ vội đáp:

- A! Bác ơi, ở khu này có ai tên Linh không ạ?

- Sao cháu hỏi thế? Cháu quen bác ấy à? - Người đàn bà ấy có vẻ ngạc nhiên. Bác hỏi vòng lại cô.

- Dạ, quen thì không phải nhưng cháu có việc cần gặp ạ.

Bỗng người đàn bà ấy im lặng một hồi, mặt cứ nhìn chằm chằm vào người con gái ấy. Bà ta cau mày trông như đang nghĩ điều gì thầm kín lắm.

- Bác ấy ở trong ngôi nhà thứ mười đấy. - Đột nhiên người đàn bà ấy trả lời, giọng nhẹ nhàng.

Mặc dầu có hơi bần thần song cô lấy lại bình tĩnh và cảm ơn bác ta, rồi nhanh chân chạy đến cuối khu phố.

Bỗng trong ngôi nhà thứ mười thuộc dãy bên phải đang lấp ló một tấm thân nhỏ nhắn, gầy gộc. Đó là một người đàn ông đã qua tuổi lục tuần. Cô gái chầm chập lại gần. Gặng hỏi:

- Bác có phải là Trần Văn Linh không ạ?

Bác ta không trả lời, chỉ im lặng đi từ từ về phía thùng rác rồi ngoảnh mặt đi.

Thấy vậy, như chợt nhận ra điều gì đó, cô nhanh miệng đáp lại:

- Dạ, cháu là một nhà báo và đang tìm tài liệu cho một bộ phim tư liệu về thời chiến tranh chống Mỹ ạ. Cháu từng nghe ba cháu kể về bác hồi còn sống nên cháu đến đây vừa tiện đưa cho bác cái này vừa tìm thêm thông tin ạ.

Nói xong cô liền cho tay vào cặp mò mẫm một thứ gì đó. Bất ngờ cô lôi ra một tấm thư rồi đưa cho người đàn ông kia.

Rất kinh ngạc, người đàn ông bỗng đứng khựng lại. Đôi mắt ông ta mở to, tròng mắt rưng rưng, nước mắt giàn ra. Chợt như thấy được vẻ kinh ngạc của cô gái, ông vội lau những giọt nước mắt trên khóe mi và khe khẽ chạm vào lá thư. Ông nhận thư như một đứa trẻ nhận quà của thầy nó, chầm chậm, trực trào và run run trên từng đầu ngón tay.

Khi mở thư, ông đọc kĩ từng dòng một. Tuy nhiên, khi đọc đến nửa tờ giấy, ông vội đưa cho cô gái trẻ rồi nhờ cô đọc hộ. Thì ra, ông ấy chỉ đọc được những từ dễ chứ những từ khó thì chịu nên ông không hay ra ngoài để người ta không biết ông ít học.

Cô gái chỉ im lặng rồi cúi mặt xuống đọc. Cô đọc to rõ từng ý một, đôi khi cô còn lén nhìn người đàn ông kia rồi nhanh chóng đọc tiếp. Cô thấy ông ấy vừa khóc vừa nắm chặt tay đưa lên trước mặt. Cô biết người đàn ông này là bạn của cha cô nhưng cô không hiểu tại sao cha cô không kể cho cô nghe về thời chiến của mình và người bạn khác của cha nữa. Cho đến khi gần kề nơi suối vàng, ông mới tiết lộ cho cô về một người bạn tên Linh.

Bấy giờ sau khi đọc xong đến gần cuối lá thư, cô mới ngơ ngác nhìn lời dặn của cha ở dòng cuối cùng: "...Đã đến lúc phải nói tất cả, chỉ tiếc là tôi không thể nào nhìn nó tốt nghiệp rồi kết hôn nữa nên nhờ anh hãy thay tôi làm những thứ mà tôi chưa làm được. Thân. Người bạn chiến của anh. Nam"

Cô không ngờ được rằng, cha cô lại nhắn như vậy. Dẫu có phần xúc động nhưng cô cũng cảm thấy có đôi chút khó chịu, bởi lẽ cô đâu biết người đàn ông này là ai, làm sao có thể chấp nhận ông được?

- Bác biết, cháu không dễ dàng tin tưởng bác nhưng con gái của Nam cũng như con gái của bác nên mỗi khi cần giúp đỡ hay không có ai ở bên hãy gọi đến bác, bác sẽ luôn dõi theo cháu. - Người đàn ông nhìn cô hồi lâu rồi khẽ nói, miệng cười để lộ những chiếc răng đã mất đi một phần, nhưng bằng một điều kì diệu nào đó, cô lại thấy ấm áp và chân thành đến lạ. Đặc biệt, nụ cười ấy rất giống với cha cô!

Cô gái trẻ trong chốc lát cảm thấy cả người như ấm lên, những cảm xúc đau khổ khi mất cha trên từng thớ thịt dần nhẹ hơn. Cô thấy cảm động và đôi mắt dần ngấn lệ như sắp khóc. Cha cô đã đi đến nơi có Cụ Hồ vĩ đại, đến nơi mà đồng chí của cha đang trừng trực đợi ở đó. Nghĩ đến đây, cô gái trẻ bất giác nhìn người đàn ông trước mặt, đôi mắt đen lay láy bỗng xôn xao.

Cô dịu dàng mỉm cười rồi cất tiếng nói một điều mà lâu rồi chưa nghĩ đến:

- Cảm ơn bác, từ khi cha mất, đây là lần đầu tiên mới có người nói với cháu như vậy.

- Thôi! Đứng ở đây lâu cũng mỏi chân, ta hãy vào nhà nhé! - Chợt vị cựu binh già đột nhiên tuyên bố.
- A, vâng ạ!

Khi bước vào căn nhà, khác với những gì mình tưởng tượng, cô gái ngạc nhiên khi đó là một căn ba gian gọn gàng, sạch sẽ, tươm tất và không vướng mùi thuốc thang như trong căn bốn cấp của chú ruột mình. Cô có thể thấy từng bức tranh dù đã bạc màu nhưng đều được đóng khung và cất giữ kĩ càng. Từng tranh treo trên tường đều mang hình dáng của những người chiến sĩ, có lẽ họ là đồng đội của ông. Tất nhiên, trong đó có bức của cha cô. Còn rất trẻ và đang mặc đồ lính.

- Nam là một người dũng cảm, anh là bạn thân của bác và cũng từng là ân nhân của bác. - Linh đột nhiên cất tiếng, ông đang chầm chậm rót nước trà vào li rồi đưa đến gần miệng để nhâm nhi cốc trà nóng hổi, thơm ngọt.

Cô gái thấy vậy cũng vội vàng ngồi xuống, nhận li trà trên tay, cô liền hớp một hơi thật sâu rồi xin miếng nữa. Lâu rồi cô mới uống trà, hồi bố cô còn sống, ông thường pha một ấm thật đầy ự để cô có thể uống thỏa thích nhưng từ khi lên thành phố học đại học cô chẳng còn thời gian để pha nữa và cũng không còn cha để làm điều đấy nữa.

Mặt cô cúi gầm xuông, trầm tư về những khoảng khắc đang sống dậy trong cô. Hai lưng tròng lúc này chỉ muốn khóc, đôi mắt nơm nớp dán xuống sàn như có thể thấy được cha cô đang ở đấy, lòng cô nặng trĩu, rồi đến đau nhói như có hàng ngàn miếng gai nhọn cứa vào. Miệng mím chặt, chẳng lẽ cô không muốn khóc trước mặt một người đàn ông xa lạ? Hay vì cô đang cố níu lại những cơn nấc dồn dập trong cuống họng và những kí ức sâu thẳm xưa kia ùa về như thác lũ?

Dường như đọc được tâm trạng của cô gái trẻ, người cựu chiến binh già lặng lẽ đưa li trà đến trước mặt cô rồi lấy trong hộc dưới bàn một tấm hình đã phai màu nhưng còn rõ nét và một quyển sổ đã mất bìa, rách từng trang giấy. Ông đưa cho cô gái và bảo:

- Trong đó có cha cháu đấy, hãy mang về và xem như nó là một món quà cuối cùng của cha cháu dành cho cháu, còn quyển sổ này có tất cả thông tin cháu cần cũng như là câu chuyện mà cha cháu muốn nhắn gửi trong đây, cho người con gái anh ấy yêu. Những hãy nhớ, phải đọc từ đầu trang đến cuối trang, cháu mới hiểu được lời gửi gắm cuối cùng ấy.

Thấy nhiệm vụ của mình đã xong xuôi, ông im lặng đi ra ngoài cổng, kéo cửa rồi nói với giọng tiếc nuối:

- Giờ đã hơn mười giờ, chắc cũng đã đến lúc cháu về rồi nhỉ?

Cô gái ngẩng đầu lên nhìn ông một hồi lâu, nhưng rồi cũng nhẹ nhàng đứng dậy. Bước chân xuống bậc thềm tam cấp. Cô chào người lính già rồi đi qua làn cửa, bỏ mặc cái nhìn đượm buồn của cây xoài cổ trồng trước nhà. Cây man mác trong lòng người, cây muốn giữ người con gái lại một chút nữa để nói hết tất cả, muốn trao cho cô cái ôm của một người cha, muốn hôn cô như ngày còn bé. Thế nhưng, cây không làm được, vì cây đã không còn cơ hội để làm điều đó nữa rồi.

...

Khác với vẻ vui mừng ban đầu, cô nhà báo đăm chiêu nhìn vào cuốn sổ, cô nửa ngẫm nghĩ nửa thắc mắc một điều mà sau này cô mới biết: ở đây có lời dặn của cha cô sao? Cô nghĩ mãi, và cũng đau đầu mãi. Khi về nhà, cô liền đặt quyển sổ lên bàn và thực hiện những công việc đơn điệu của bản thân.

Sau khi cơm nước no nê, cô ngả lưng một lúc được ba mươi phút thì phải xách cặp tất bật đến toà soạn báo. Cứ như thế, cô chẳng còn thời gian để đọc quyển sổ kia nữa.

...

Bận bịu đến năm rưỡi mới xong việc. Trên đường về nhà, cô chợt va phải một bà cụ. Bà ấy có một mái tóc khá lạ, một bên đầu đã không còn tóc mà chỉ loang lổ một vết sẹo rõ to, màu trắng ngà và lỗ chỗ những vết phồng rộp như những cục u rất lớn.

Thấy đầu của bà như vậy, cô gái không khỏi ngỡ ngàng. Bỗng bà cụ hỏi:

- Sao thế cháu?

Cô gái chợt bừng tỉnh, cô cúi đầu xin lỗi bà rồi loay hoay đỡ bà dậy. Bà cụ có vẻ gì đó rất tự nhiên nở nụ cười và lẩm nhẩm:

- Đúng là cha nào con nấy, giống nhau lắm!

- Ơ, dạ bà nói gì ạ? - Cô nhà báo bất ngờ hỏi lại

Bà lão đăm đăm nhìn vào cô gái rồi cất giọng:

- Rồi đến một ngày cháu sẽ nhận ra thôi.

- Nhận ra điều gì ạ? Bà nói khó hiểu quá. - Cô gái trẻ không hiểu chuyện gì bèn hỏi lại.

- Thì tương lai sẽ giải mã câu hỏi ấy. - Bà lão nhẹ nhàng cười rồi ngoảnh mặt đi về hướng ngược lại.

Lúc ấy cô ấy vẫn chưa hiểu ra chuyện gì thì bà lão đã đi mất rồi. Cô ngơ ngác nhìn bóng lưng của cụ già mà trong lòng đang đan lại những nút thắt khó gỡ.....

Còn tiếp
 
×
Quay lại
Top