- Tham gia
- 16/10/2018
- Bài viết
- 61
Chuyên gia: 'Nghiện game online tác hại như nghiện ma túy'
TP HCMBan đầu chỉ chơi game online để giải trí, nhiều học sinh sau đó trở nên nghiện ngập các trò chơi có hành vi bạo lực và rất khó bỏ.
Tại tọa đàm Nghiện game online - hậu quả khôn lường ngày 16/6 ở trường THPT Thành Nhân với hơn 300 học sinh, một nữ sinh kể về quá trình nghiện game online quên ăn quên ngủ của mình.
Bị nhốt trong nhà, em đã trốn ra ngoài, sống lang thang, tự kiếm tiền để chơi game. Em được gia đình tìm thấy, đưa đi cai nghiện game và sau nửa năm tâm lý dần ổn định.
"Chỉ vì mê game, tôi đã bỏ gia đình, bỏ đi ước mơ và tương lai của mình. May mắn tôi có gia đình bên cạnh, giúp đỡ nên rời xa được game. Nếu không bây giờ tôi đang sống lang thang hoặc sa ngã", nữ sinh tâm sự.
Về vấn đề này, ông Đặng Lê Anh (Viện phó Nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao) ví tác hại nghiện game online không thua nghiện ma túy.
Là người tiếp xúc, trị liệu chứng nghiện game online cho hàng trăm học sinh, ông Anh đúc kết khi các em đã nghiện game rất khó bỏ, gia đình khuyên giải như "nước đổ lá khoai".
Thực tế, nhiều em nghiện game online học giỏi, giành học bổng du học. Ban đầu, các em chỉ chơi 1-2 tiếng mỗi ngày, nhưng lâu dần không kiểm soát được nên thời gian chơi tăng lên. Có em mỗi ngày chơi 20 tiếng, ăn ngủ cùng game.
Ông Đặng Lê Anh, Viện phó Nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao, chia sẻ tại tọa đàm sáng 16/6. Ảnh: Mạnh Tùng.
Với học sinh nghiện game, nếu việc uốn nắn và giáo dục không đúng cách có thể phản tác dụng. Nhiều em mê game bị trường học, cha mẹ dùng hình phạt nặng xử lý đã bỏ học, luôn chán nản trong cuộc sống.
Ông Lê Anh kể, có gia đình tìm cách nhốt con em trong nhà với hy vọng cai nghiện game nhưng không hiệu quả. Trẻ tìm mọi cách thoát khỏi sự ràng buộc để tiếp tục chơi hoặc dẫn tới hành vi xấu, bạo lực.
Do đó, để một học sinh nghiện game trở về nhịp sống bình thường, bên cạnh khuyên răn, gia đình và nhà trường tạo điều kiện cho trẻ cân bằng tinh thần bằng cách chơi thể dục, thể thao. Từ đó, các sang chấn tâm lý của trẻ dần khắc phục, các rối loạn cũng giảm dần.
"Học sinh nếu có chơi game nên dưới 30 phút mỗi ngày, chọn những trò chơi nhẹ nhàng, vui nhộn, trí tuệ, tránh xa các trò bạo lực", ông Lê Anh khuyên.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Huỳnh An (giảng viên Bộ môn Tâm lý học, Đại học Nguyễn Tất Thành) dẫn câu chuyện nam sinh ở Nghệ An ám ảnh trò chơi trong game (điều tra ban đầu) đã bắt cóc bé trai 5 tuổi khiến em này tử vong để nói lên tác hại trẻ nghiện game online.
"Nghiện game online khiến học sinh nhập tâm vào thế giới ảo, tách rời xã hội. Các em luôn cảm thấy cuộc sống bên ngoài không có gì thú vị, dần trở nên cô đơn, muốn xa lánh mọi người", bà An nói.
Bổ sung quan điểm trên, TS Lê Hoàng Việt Lâm (giảng viên Đại học An ninh Nhân dân) nói game online thường tạo ra tâm lý hiếu thắng, ăn thua cay cú. Chơi game online lâu khiến người trẻ mê muội, hay bị ám thị bởi những tình huống trận chiến hay vật phẩm.
Nghiện game online dễ phát sinh tình huống: Trộm cắp, cướp giật để có tiền chơi game; cáu gắt, chửi bới, dọa đánh thậm chí giết người khi gia đình không cho tiền chơi.. Việc mua bán các vật dụng trên game online dẫn đến bất hòa, xung đột giữa cá nhân, nhóm ngoài đời gây ra hậu quả xấu.
Theo ông Lâm, gia đình có trách nhiệm lớn nhất nếu học sinh nghiện game online. "Nhiều em nghiện game xuất phát từ gia đình. Một số cha mẹ cho trẻ chơi game để dỗ trẻ ăn, khi thấy trẻ khóc đòi hoặc không muốn chúng quấy", ông Lâm nêu ví dụ.
Ông cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ việc trẻ chơi game và tuyệt đối không đặt phần thưởng bằng việc cho chơi game. Phụ huynh nên dành thời gian cho trẻ, đưa con đến những vui chơi bổ ích, tiếp xúc với đời sống thật.
Bác sĩ Nguyễn Văn Ca, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện Quân y 175) nói về cách điều trị nghiện game online. Ảnh: Mạnh Tùng.
Nói về điều trị nghiện game online, bác sĩ Nguyễn Văn Ca (Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 175) cho biết tùy trường hợp nghiện sẽ có những biện pháp chữa trị khác nhau. Hiện TP HCM chưa có nhiều cơ sở điều trị người nghiện game và chưa có nhiều liên kết giữa các cơ sở.
"Quan trọng nhất gia đình phải quan tâm con cái, phát hiện sớm, tạo ra môi trường thuận lợi để điều trị", ông Ca nói.
Theo tác giả Mạnh Hùng, nguồn báo vnexpress
TP HCMBan đầu chỉ chơi game online để giải trí, nhiều học sinh sau đó trở nên nghiện ngập các trò chơi có hành vi bạo lực và rất khó bỏ.
Tại tọa đàm Nghiện game online - hậu quả khôn lường ngày 16/6 ở trường THPT Thành Nhân với hơn 300 học sinh, một nữ sinh kể về quá trình nghiện game online quên ăn quên ngủ của mình.
Bị nhốt trong nhà, em đã trốn ra ngoài, sống lang thang, tự kiếm tiền để chơi game. Em được gia đình tìm thấy, đưa đi cai nghiện game và sau nửa năm tâm lý dần ổn định.
"Chỉ vì mê game, tôi đã bỏ gia đình, bỏ đi ước mơ và tương lai của mình. May mắn tôi có gia đình bên cạnh, giúp đỡ nên rời xa được game. Nếu không bây giờ tôi đang sống lang thang hoặc sa ngã", nữ sinh tâm sự.
Về vấn đề này, ông Đặng Lê Anh (Viện phó Nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao) ví tác hại nghiện game online không thua nghiện ma túy.
Là người tiếp xúc, trị liệu chứng nghiện game online cho hàng trăm học sinh, ông Anh đúc kết khi các em đã nghiện game rất khó bỏ, gia đình khuyên giải như "nước đổ lá khoai".
Thực tế, nhiều em nghiện game online học giỏi, giành học bổng du học. Ban đầu, các em chỉ chơi 1-2 tiếng mỗi ngày, nhưng lâu dần không kiểm soát được nên thời gian chơi tăng lên. Có em mỗi ngày chơi 20 tiếng, ăn ngủ cùng game.
Ông Đặng Lê Anh, Viện phó Nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao, chia sẻ tại tọa đàm sáng 16/6. Ảnh: Mạnh Tùng.
Với học sinh nghiện game, nếu việc uốn nắn và giáo dục không đúng cách có thể phản tác dụng. Nhiều em mê game bị trường học, cha mẹ dùng hình phạt nặng xử lý đã bỏ học, luôn chán nản trong cuộc sống.
Ông Lê Anh kể, có gia đình tìm cách nhốt con em trong nhà với hy vọng cai nghiện game nhưng không hiệu quả. Trẻ tìm mọi cách thoát khỏi sự ràng buộc để tiếp tục chơi hoặc dẫn tới hành vi xấu, bạo lực.
Do đó, để một học sinh nghiện game trở về nhịp sống bình thường, bên cạnh khuyên răn, gia đình và nhà trường tạo điều kiện cho trẻ cân bằng tinh thần bằng cách chơi thể dục, thể thao. Từ đó, các sang chấn tâm lý của trẻ dần khắc phục, các rối loạn cũng giảm dần.
"Học sinh nếu có chơi game nên dưới 30 phút mỗi ngày, chọn những trò chơi nhẹ nhàng, vui nhộn, trí tuệ, tránh xa các trò bạo lực", ông Lê Anh khuyên.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Huỳnh An (giảng viên Bộ môn Tâm lý học, Đại học Nguyễn Tất Thành) dẫn câu chuyện nam sinh ở Nghệ An ám ảnh trò chơi trong game (điều tra ban đầu) đã bắt cóc bé trai 5 tuổi khiến em này tử vong để nói lên tác hại trẻ nghiện game online.
"Nghiện game online khiến học sinh nhập tâm vào thế giới ảo, tách rời xã hội. Các em luôn cảm thấy cuộc sống bên ngoài không có gì thú vị, dần trở nên cô đơn, muốn xa lánh mọi người", bà An nói.
Bổ sung quan điểm trên, TS Lê Hoàng Việt Lâm (giảng viên Đại học An ninh Nhân dân) nói game online thường tạo ra tâm lý hiếu thắng, ăn thua cay cú. Chơi game online lâu khiến người trẻ mê muội, hay bị ám thị bởi những tình huống trận chiến hay vật phẩm.
Nghiện game online dễ phát sinh tình huống: Trộm cắp, cướp giật để có tiền chơi game; cáu gắt, chửi bới, dọa đánh thậm chí giết người khi gia đình không cho tiền chơi.. Việc mua bán các vật dụng trên game online dẫn đến bất hòa, xung đột giữa cá nhân, nhóm ngoài đời gây ra hậu quả xấu.
Theo ông Lâm, gia đình có trách nhiệm lớn nhất nếu học sinh nghiện game online. "Nhiều em nghiện game xuất phát từ gia đình. Một số cha mẹ cho trẻ chơi game để dỗ trẻ ăn, khi thấy trẻ khóc đòi hoặc không muốn chúng quấy", ông Lâm nêu ví dụ.
Ông cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ việc trẻ chơi game và tuyệt đối không đặt phần thưởng bằng việc cho chơi game. Phụ huynh nên dành thời gian cho trẻ, đưa con đến những vui chơi bổ ích, tiếp xúc với đời sống thật.
Bác sĩ Nguyễn Văn Ca, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện Quân y 175) nói về cách điều trị nghiện game online. Ảnh: Mạnh Tùng.
Nói về điều trị nghiện game online, bác sĩ Nguyễn Văn Ca (Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 175) cho biết tùy trường hợp nghiện sẽ có những biện pháp chữa trị khác nhau. Hiện TP HCM chưa có nhiều cơ sở điều trị người nghiện game và chưa có nhiều liên kết giữa các cơ sở.
"Quan trọng nhất gia đình phải quan tâm con cái, phát hiện sớm, tạo ra môi trường thuận lợi để điều trị", ông Ca nói.
Theo tác giả Mạnh Hùng, nguồn báo vnexpress