- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Các trường ĐH thuộc các ngành kỹ thuật, công nghệ nhận định Việt Nam đang trở thành đầu mối cung cấp nghiên cứu sinh chất lượng cao.
Trong các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ cho các trường ĐH, viện nghiên cứu nhằm trong nhóm các nước “rồng mới nổi” khu vực Đông Bắc Á.
Nguồn lực dồi dào
Hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ trong thời gian bốn năm tại ĐH Quốc gia Trung ương Đài Loan, TS Nguyễn Huy Bích trở về nước làm trưởng khoa Cơ khí ĐH Nông Lâm TP.HCM, khái quát: Các nước Đông Bắc Á được ví như những con rồng mới nổi, tốc độ phát triển kinh tế đất nước dựa trên nền tảng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Các quốc gia này thu hút nguồn nhân lực lớn có chuyên môn cao trong các ngành điện, điện tử, cơ khí, tự động hóa… nhưng nguồn nhân lực đầu vào trong các ngành nghề này tại bản xứ lại hạn chế. Nguyên nhân một phần là do đầu vào trong các ngành kỹ thuật tại các trường ĐH tốp trên ở các nước này rất ngặt nghèo nên nguồn cung nhân lực không đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi đó, nguồn sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ lại rất dồi dào, có kỹ năng, kiến thức nghiên cứu chuyên sâu khiến các quốc gia này chú ý “đặt hàng” hợp tác. Chương trình hợp tác thông qua các loại hình học bổng.
Sinh viên ngành kỹ thuật của Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (EIU) có nhiều cơ hội ra nước ngoài.
Theo TS Bích, đây là quan hệ “hai bên cùng có lợi”. Với nghiên cứu sinh Việt Nam có cơ hội nghiên cứu, thực hành chuyên sâu, công trình được công bố rộng trên thế giới, khẳng định giá trị nghiên cứu của họ.
Còn TS Lê Thanh Hưng, Phó phòng Đào tạo ĐH Bách khoa TP.HCM, chỉ rõ: Đối với các quốc gia, lãnh thổ phát triển ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật, Hong Kong, Đài Loan… sinh viên của họ thường có xu hướng học, nghiên cứu trong các ngành luật, thương mại, kinh doanh, truyền thông… thay vì học kỹ thuật, công nghệ. Còn sinh viên, nghiên cứu sinh tại các quốc gia Malaysia, Thái Lan, Singapore lại có xu hướng sang các nước châu Âu, Mỹ nghiên cứu nên Việt Nam nổi lên như một đầu mối “hấp dẫn” về nguồn nghiên cứu sinh có chất lượng với các nước này.
Đúng nghĩa nghiên cứu khoa học
TS Bùi Ngọc Hùng, Trưởng phòng Sau ĐH - ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết thêm: Nguồn học bổng trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ tại các nước Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan hiện rất dồi dào và họ luôn mở rộng cửa đối với nghiên cứu sinh Việt Nam. Nguồn học bổng này bắt nguồn từ yêu cầu thực tế nghiên cứu khoa học tại các trường do nhà nước và các tập đoàn công nghiệp đặt hàng cho các giáo sư có uy tín điều hành. Để triển khai dự án nghiên cứu, các giáo sư ở các nước này cần phải có êkíp thực hiện, tuy nhiên chi phí để trả cho cộng sự bản xứ trong lĩnh vực kỹ thuật rất cao và khan hiếm nên các vị giáo sư hướng ra bên ngoài tìm kiếm với chi phí vừa phải, đáp ứng yêu cầu công việc.
“Phần lớn nghiên cứu sinh Việt Nam là những người ưu tú, có nền tảng học vấn tốt và luôn được các nước đánh giá cao về kỹ năng nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật tại các nước tiên tiến” - TS Hùng nhấn mạnh.
Trong các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ cho các trường ĐH, viện nghiên cứu nhằm trong nhóm các nước “rồng mới nổi” khu vực Đông Bắc Á.
Nguồn lực dồi dào
Hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ trong thời gian bốn năm tại ĐH Quốc gia Trung ương Đài Loan, TS Nguyễn Huy Bích trở về nước làm trưởng khoa Cơ khí ĐH Nông Lâm TP.HCM, khái quát: Các nước Đông Bắc Á được ví như những con rồng mới nổi, tốc độ phát triển kinh tế đất nước dựa trên nền tảng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Các quốc gia này thu hút nguồn nhân lực lớn có chuyên môn cao trong các ngành điện, điện tử, cơ khí, tự động hóa… nhưng nguồn nhân lực đầu vào trong các ngành nghề này tại bản xứ lại hạn chế. Nguyên nhân một phần là do đầu vào trong các ngành kỹ thuật tại các trường ĐH tốp trên ở các nước này rất ngặt nghèo nên nguồn cung nhân lực không đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi đó, nguồn sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ lại rất dồi dào, có kỹ năng, kiến thức nghiên cứu chuyên sâu khiến các quốc gia này chú ý “đặt hàng” hợp tác. Chương trình hợp tác thông qua các loại hình học bổng.
Sinh viên ngành kỹ thuật của Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (EIU) có nhiều cơ hội ra nước ngoài.
Còn TS Lê Thanh Hưng, Phó phòng Đào tạo ĐH Bách khoa TP.HCM, chỉ rõ: Đối với các quốc gia, lãnh thổ phát triển ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật, Hong Kong, Đài Loan… sinh viên của họ thường có xu hướng học, nghiên cứu trong các ngành luật, thương mại, kinh doanh, truyền thông… thay vì học kỹ thuật, công nghệ. Còn sinh viên, nghiên cứu sinh tại các quốc gia Malaysia, Thái Lan, Singapore lại có xu hướng sang các nước châu Âu, Mỹ nghiên cứu nên Việt Nam nổi lên như một đầu mối “hấp dẫn” về nguồn nghiên cứu sinh có chất lượng với các nước này.
Đúng nghĩa nghiên cứu khoa học
TS Bùi Ngọc Hùng, Trưởng phòng Sau ĐH - ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết thêm: Nguồn học bổng trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ tại các nước Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan hiện rất dồi dào và họ luôn mở rộng cửa đối với nghiên cứu sinh Việt Nam. Nguồn học bổng này bắt nguồn từ yêu cầu thực tế nghiên cứu khoa học tại các trường do nhà nước và các tập đoàn công nghiệp đặt hàng cho các giáo sư có uy tín điều hành. Để triển khai dự án nghiên cứu, các giáo sư ở các nước này cần phải có êkíp thực hiện, tuy nhiên chi phí để trả cho cộng sự bản xứ trong lĩnh vực kỹ thuật rất cao và khan hiếm nên các vị giáo sư hướng ra bên ngoài tìm kiếm với chi phí vừa phải, đáp ứng yêu cầu công việc.
“Phần lớn nghiên cứu sinh Việt Nam là những người ưu tú, có nền tảng học vấn tốt và luôn được các nước đánh giá cao về kỹ năng nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật tại các nước tiên tiến” - TS Hùng nhấn mạnh.
Đi 10 về 3 Các trường cho rằng hiện tại cơ hội ra ngoài nước nghiên cứu đã thông thoáng, với nhiều nguồn học bổng khác nhau nên giáo viên, cán bộ trẻ tranh thủ nghiên cứu nâng cao kiến thức. Tuy nhiên, một thông tin có tính hai chiều từ các trường ĐH có giáo viên ra ngoài nước nghiên cứu cho rằng cứ 10 người đi nghiên cứu thì chỉ có ba người về trường làm việc. Ngược lại, đại diện một trường ĐH khối ngành kỹ thuật nhìn nhận tỉ lệ nghiên cứu sinh về nước khá lớn. Nguyên nhân là do nguồn thu nhập từ giảng bài và nghiên cứu tại các trường ĐH, viện nghiên cứu tại nước nhà khá ổn định nên họ không mặn mà bươn chải ra bên ngoài. |
Theo Pháp luật TPHCM