- Tham gia
- 28/9/2011
- Bài viết
- 235
Những ngôi mộ cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang cũng chính là cuộc đời của các hoạn quan khi xưa.
Dẫu không có gì là vĩnh cửu và sẽ đi vào quên lãng bởi thời gian nhưng nhìn cảnh tượng 25 nấm mồ của các Thái giám trơ trọi phủ kín rêu phong và ít người lai vãng, vẫn không chút chạnh lòng thầm trách hậu thế đã hững hờ...
Cuối đời, các Thái giám triều Nguyễn phải cư trú ở một ngôi nhà phía bắc hoàng thành gọi là Cung Giám viện. Họ không có con nối dõi, do đó không có người chăm lo hương hỏa khi đã chết. Càng trở về già họ càng ý thức rõ về điều đó.
Người xưa vốn rất coi trọng nghĩa vụ truyền giống, phê phán, kết tội nặng những kẻ tuyệt chủng: Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (Có ba điều bất hiếu, lớn nhất là không có con nối dõi tông đường). Vì thế họ bị người đời coi thường, khinh rẻ.
Sống với mặc cảm ấy nên họ luôn bị dằn vặt. Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu; đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa.
Vào những đêm trăng đẹp, nhân công việc nhàn rỗi, các Thái giám trải chiếu ngồi trò chuyện với nhau. Câu chuyện của họ trở nên rầu rĩ, thê lương; "là chim thì phải biết bay, qua chiều mới tới tối; là ngựa là phải có bờm, cơn gió thì ắt có trái mùa". Đó là quy luật tự nhiên. Còn các Thái giám triều Nguyễn sau khi chết không có người chăm lo, thờ tự. Họ khóc và nước mắt cứ thế tuôn rơi.
Thế là họ cùng tìm cách giải quyết. Các Thái giám chọn chùa Từ Hiếu làm nơi lo hậu sự cho mình. Chùa Từ Hiếu nằm ở thôn Dương Xuân Thượng II (xã Thủy Xuân, TP Huế, Thừa Thiên - Huế), là ngôi chùa cổ vào loại đẹp bậc nhất xứ Huế.
Phía trước chùa có dòng suối nhỏ chảy róc rách, núi Ngự Bình trấn phía Đông Nam, phía Tây Bắc có dòng sông Hương uốn quanh. Chùa được dựng năm 1841 do nhà sư Nhất Định làm trụ trì.
Các Thái giám triều Nguyễn cùng nhau quyên góp tiền bạc, ruộng đất để tôn tạo, mở rộng chùa Từ Hiếu. Ngoài cúng tiền bạc, ruộng đất vào chùa, họ còn soạn văn, khắc bia chùa và cúng tiền câu đối. Bên cạnh đó các Thái giám triều Nguyễn còn thu hút nhiều khoản công đức khác cúng dâng chùa từ triều đình như Vua, Hoàng thái hậu...
Từ đây chùa Từ Hiếu là nơi lo nhang đèn cho họ khi chết, khi sống họ có thể đi lánh mình, ra vào có bầu bạn tâm sự, ốm đau có thể chăm sóc lẫn nhau, chết và táng được đưa tiễn cùng nhau. Cũng từ đây người ta gọi chùa Từ Hiếu là chùa Thái giám, và đây cũng là nghĩa trang Thái giám duy nhất của Viêt Nam.
Cách ngôi chính điện của chùa Từ Hiếu khoảng 50m về phía bên trái là khu mộ của Thái giám triều Nguyễn. Số mộ đếm được là 23 ngôi, có 2 ngôi mộ gió chưa có Thái giám được chôn. Trong đó, 21 ngôi còn nguyên vẹn, có bia khắc tên tuổi, quê quán, pháp danh, chức vụ và ngày mất.
Rõ ràng nhất là bia số 22 (ở dãy trong cùng) có khắc: Hoàng triều Cung Giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, người ở thôn Nhi, xã Hoàng Công, tổng Hoàng Công, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội. Mất ngày 15 tháng giêng năm Khải Định thứ V (1920).
Các ngôi mộ có 3 dãy, hàng thứ nhất mộ to, hàng thứ ba mộ nhỏ hơn hàng thứ hai vì được xếp theo chức vụ của quan Thái giám xưa. Những ngôi mộ này được bao bọc bởi một dãy tường rào cao 1,78 m, dài 26,3 m, rộng 19,5 m với kiến trúc la thành hình chữ nhật bao ôm xung quang diện tích 1.000 m².
Cổng chính giữa có đặt một tấm bia đá được dựng từ năm 1901 do Cao Xuân Dục soạn, ghi lại những tâm sự của Thái giám triều Nguyễn: "Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống hay chết ở đây chúng tôi đều được yên tĩnh”.
Ngày giỗ chung cho các Thái giám triều Nguyễn là vào ngày rằm tháng 11 hàng năm. Nhưng có một điều đặc biệt là dù các ngôi mộ vẫn đứng đó bao nhiêu năm tháng theo sự biến đổi của thời gian nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của nghĩa trang này, các ngôi mộ rêu phong phủ kín, không gian vắng lặng không một bóng người qua lại.
Mặc dù nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiều nhưng khách thập phương chỉ quan tâm đến cúng bái, hành hương và không ai để ý đến các ngôi mộ này. Theo trụ trì bây giờ của chùa Từ Hiếu cho biết, nếu không có các sư của chùa quét dọn và hương khói thì chắc các ngôi mộ này đã bị hủy hoại theo thời gian rồi. Những ngôi mộ mang số kiếp cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang này cũng chính là cuộc đời của các hoạn quan khi xưa.
cổng chùa từ hiếu
----------
hãy đọc và cảm nhận,chia sẽ
Dẫu không có gì là vĩnh cửu và sẽ đi vào quên lãng bởi thời gian nhưng nhìn cảnh tượng 25 nấm mồ của các Thái giám trơ trọi phủ kín rêu phong và ít người lai vãng, vẫn không chút chạnh lòng thầm trách hậu thế đã hững hờ...
Cuối đời, các Thái giám triều Nguyễn phải cư trú ở một ngôi nhà phía bắc hoàng thành gọi là Cung Giám viện. Họ không có con nối dõi, do đó không có người chăm lo hương hỏa khi đã chết. Càng trở về già họ càng ý thức rõ về điều đó.
Người xưa vốn rất coi trọng nghĩa vụ truyền giống, phê phán, kết tội nặng những kẻ tuyệt chủng: Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (Có ba điều bất hiếu, lớn nhất là không có con nối dõi tông đường). Vì thế họ bị người đời coi thường, khinh rẻ.
Sống với mặc cảm ấy nên họ luôn bị dằn vặt. Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu; đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa.
Vào những đêm trăng đẹp, nhân công việc nhàn rỗi, các Thái giám trải chiếu ngồi trò chuyện với nhau. Câu chuyện của họ trở nên rầu rĩ, thê lương; "là chim thì phải biết bay, qua chiều mới tới tối; là ngựa là phải có bờm, cơn gió thì ắt có trái mùa". Đó là quy luật tự nhiên. Còn các Thái giám triều Nguyễn sau khi chết không có người chăm lo, thờ tự. Họ khóc và nước mắt cứ thế tuôn rơi.
Thế là họ cùng tìm cách giải quyết. Các Thái giám chọn chùa Từ Hiếu làm nơi lo hậu sự cho mình. Chùa Từ Hiếu nằm ở thôn Dương Xuân Thượng II (xã Thủy Xuân, TP Huế, Thừa Thiên - Huế), là ngôi chùa cổ vào loại đẹp bậc nhất xứ Huế.
Phía trước chùa có dòng suối nhỏ chảy róc rách, núi Ngự Bình trấn phía Đông Nam, phía Tây Bắc có dòng sông Hương uốn quanh. Chùa được dựng năm 1841 do nhà sư Nhất Định làm trụ trì.
Các Thái giám triều Nguyễn cùng nhau quyên góp tiền bạc, ruộng đất để tôn tạo, mở rộng chùa Từ Hiếu. Ngoài cúng tiền bạc, ruộng đất vào chùa, họ còn soạn văn, khắc bia chùa và cúng tiền câu đối. Bên cạnh đó các Thái giám triều Nguyễn còn thu hút nhiều khoản công đức khác cúng dâng chùa từ triều đình như Vua, Hoàng thái hậu...
Từ đây chùa Từ Hiếu là nơi lo nhang đèn cho họ khi chết, khi sống họ có thể đi lánh mình, ra vào có bầu bạn tâm sự, ốm đau có thể chăm sóc lẫn nhau, chết và táng được đưa tiễn cùng nhau. Cũng từ đây người ta gọi chùa Từ Hiếu là chùa Thái giám, và đây cũng là nghĩa trang Thái giám duy nhất của Viêt Nam.
Cách ngôi chính điện của chùa Từ Hiếu khoảng 50m về phía bên trái là khu mộ của Thái giám triều Nguyễn. Số mộ đếm được là 23 ngôi, có 2 ngôi mộ gió chưa có Thái giám được chôn. Trong đó, 21 ngôi còn nguyên vẹn, có bia khắc tên tuổi, quê quán, pháp danh, chức vụ và ngày mất.
Rõ ràng nhất là bia số 22 (ở dãy trong cùng) có khắc: Hoàng triều Cung Giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, người ở thôn Nhi, xã Hoàng Công, tổng Hoàng Công, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội. Mất ngày 15 tháng giêng năm Khải Định thứ V (1920).
Các ngôi mộ có 3 dãy, hàng thứ nhất mộ to, hàng thứ ba mộ nhỏ hơn hàng thứ hai vì được xếp theo chức vụ của quan Thái giám xưa. Những ngôi mộ này được bao bọc bởi một dãy tường rào cao 1,78 m, dài 26,3 m, rộng 19,5 m với kiến trúc la thành hình chữ nhật bao ôm xung quang diện tích 1.000 m².
Cổng chính giữa có đặt một tấm bia đá được dựng từ năm 1901 do Cao Xuân Dục soạn, ghi lại những tâm sự của Thái giám triều Nguyễn: "Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống hay chết ở đây chúng tôi đều được yên tĩnh”.
Ngày giỗ chung cho các Thái giám triều Nguyễn là vào ngày rằm tháng 11 hàng năm. Nhưng có một điều đặc biệt là dù các ngôi mộ vẫn đứng đó bao nhiêu năm tháng theo sự biến đổi của thời gian nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của nghĩa trang này, các ngôi mộ rêu phong phủ kín, không gian vắng lặng không một bóng người qua lại.
Mặc dù nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiều nhưng khách thập phương chỉ quan tâm đến cúng bái, hành hương và không ai để ý đến các ngôi mộ này. Theo trụ trì bây giờ của chùa Từ Hiếu cho biết, nếu không có các sư của chùa quét dọn và hương khói thì chắc các ngôi mộ này đã bị hủy hoại theo thời gian rồi. Những ngôi mộ mang số kiếp cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang này cũng chính là cuộc đời của các hoạn quan khi xưa.
cổng chùa từ hiếu
----------
hãy đọc và cảm nhận,chia sẽ