- Tham gia
- 31/7/2018
- Bài viết
- 407
Hãy nhớ lại những ngày còn bé, khi bố mẹ có điều gì đó quan trọng muốn nói với bạn, tất nhiên họ đã nói. Và họ căn dặn một lần nữa. Rồi sau đó họ lại tìm ra cách khác để tiếp tục nhắc nhở. Trong khi bạn chỉ muốn họ ngừng lại, bởi vì bạn đã thông suốt hoàn toàn.
Điều tương tự như vậy cũng có thể xảy ra trong công việc, chỉ thay vào vị trí bố mẹ là sếp của bạn. Bạn có thể làm gì khi có một người giám sát trực tiếp luôn chỉ bảo và nói nhiều quá mức cần thiết? Dưới đây là một vài phương án bạn có thể cân nhắc, cùng CareerBuilder.vn xem ngay nhé!
LẬP LỊCH KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
Tất nhiên, có một lý do đơn thuần là sếp của bạn thích trò chuyện. Tình huống này gây ra khó khăn, bởi bạn không muốn tỏ ra thiếu tôn trọng nhưng bạn cần hoàn thành công việc. Hãy cố gắng sắp xếp thời gian để thường xuyên trao đổi với sếp bất cứ khi nào công việc phát sinh những chi tiết cụ thể cần giải quyết. Đừng cho phép nó biến thành cái cớ để những câu chuyện dài bất tận của sếp bắt đầu, còn bạn thì không biết khi nào mình mới có thể làm việc tiếp theo.
Thông thường bạn phải gặp gỡ sếp ít nhất một lần mỗi tuần trong các buổi họp định kỳ, nhưng không có gì là khó nhọc nếu chủ động thêm 10 phút vào thời gian họp để sếp kiểm tra hoặc tự mình nêu ra các vấn đề đặc biệt. Bằng cách này bạn sẽ vượt lên trước một bước, thói quen căn vặn quá nhiều của sếp sẽ không có cơ hội thể hiện. Những tình huống bất khả kháng khác, hãy khéo léo cáo lỗi rằng bạn có vài việc quan trọng cần hoàn thành vào cuối ngày.
MỜI SẾP CÀ PHÊ
Một khả năng khác là sếp của bạn không thực sự có nhiều đối tượng để giao tiếp tại nơi làm việc – những người không phải báo cáo trực tiếp. Quá trình chuyển đổi sang vai trò giám sát đôi khi khá cô đơn: Không biết nhiều về những người đồng cấp mới của mình, nhưng lại không còn ngang hàng với các đồng nghiệp mà cách đây không lâu vẫn đang làm việc gần gũi cùng nhau. Có lẽ, rất đơn giản, sếp của bạn không có ai để nói chuyện.
Điều này không có nghĩa là bạn phải sẵn sàng cho những gián đoạn liên tục chỉ để trò chuyện xã giao, nhưng bạn nên thấu hiểu và dành sự thông cảm. Thay vào đó, hãy đề nghị đi uống cà phê khi sếp ngẫu nhiên ghé qua “chiếm lấy” thời gian của bạn. Bạn có thể nói, “tôi vừa hoàn thành xong dự án này tức thì, chiều nay sếp có rảnh để đi cà phê một lúc không?” Nếu có cơ hội được ngồi trò chuyện cùng nhau, bạn thậm chí có thể tận dụng thời gian này để tìm hiểu nhiều hơn về vai trò giám sát, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của mình.
CHỦ ĐỘNG CẬP NHẬT
Hoặc là sếp đang rất bận tâm về hiệu suất của bạn. Giữa phong cách trao quyền quyết định (laissez-faire) với quản lý vi mô (micro-managing) chính là một người sếp luôn lo lắng rằng có vài thứ không hoàn hảo. Do đó, họ tiếp tục đưa ra nhiều gợi ý nhỏ, lượn lờ xung quanh và không ngừng kiểm tra xem mọi chuyện đang diễn ra thế nào.
Hãy ra tay trước nhằm ngăn chặn nỗi bất an của sếp! Tự động cập nhật tình hình đang diễn ra mà không cần được yêu cầu hay gợi ý. Đều đặn gửi đi các báo cáo tiến độ của những dự án trọng điểm. Bắt đầu bằng cách thường xuyên đưa ra thông tin cập nhật vào thời điểm thuận tiện, sau đó tăng dần thời gian giữa các lần. Đây là một lựa chọn để bạn giúp sếp từ bỏ “khao khát” phải biết chi tiết từng việc bạn đang làm, đồng thời xây dựng niềm tin rằng bạn có thể tự thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó.
CHỈ RA VƯỚNG MẮC
Cuối cùng, khi không còn cách nào khác, bạn chỉ có thể ngồi xuống để có cuộc nói chuyện thẳng thắn với sếp về vấn đề giao tiếp. Hầu hết mọi người đều muốn làm tốt việc của mình, nên đôi khi cách tốt nhất để cải thiện chính là tiếp nhận phản hồi về những điều chưa tốt đang tồn tại. Làm sao để sếp hiểu rằng họ đang giao tiếp hơi quá mức nếu bạn không trực tiếp cho họ biết?
Hãy học cách đưa ra phản hồi cho sếp mà không đi quá đà hay gây phản ứng ngược. Dù đã quyết định chọn cách làm này, nhưng bạn cần tập trung vào hành động và những tác động của nó đối với mình. Ví dụ, bạn có thể thử, “Tôi nhận ra là đôi lúc sếp nhắc lại các hướng dẫn thực hiện công việc chỉ vài giờ sau khi tôi đã nghe. Tôi tin chắc rằng sếp không có ý gì, nhưng thỉnh thoảng việc này khiến tôi phải xem xét lại cách hiểu của mình trong lần đầu nghe sếp định hướng.” Ưu điểm của cách tiếp cận này chính là sếp chỉ có thể giả định rằng họ đã không nhận ra việc vô tình lặp đi lặp lại các hướng dẫn để kiểm tra công việc đã làm suy giảm quyền tự chủ của nhân viên. Nhìn mọi thứ từ quan điểm của bạn, sếp có thể tìm ra cách khác để làm việc với bạn hiệu quả hơn – một lối đi giúp bạn dễ thở và được trao quyền nhằm phát triển mạnh mẽ hơn.
Bạn có từng rơi vào một trong bốn tình huống kể trên không? Cách xử lý của bạn như thế nào, chịu trận hay lên tiếng? Bạn có thể áp dụng 4 cách làm được gợi ý trên đây, hoặc chia sẻ với mọi người bí quyết riêng của mình đi nào!
Điều tương tự như vậy cũng có thể xảy ra trong công việc, chỉ thay vào vị trí bố mẹ là sếp của bạn. Bạn có thể làm gì khi có một người giám sát trực tiếp luôn chỉ bảo và nói nhiều quá mức cần thiết? Dưới đây là một vài phương án bạn có thể cân nhắc, cùng CareerBuilder.vn xem ngay nhé!
LẬP LỊCH KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
Tất nhiên, có một lý do đơn thuần là sếp của bạn thích trò chuyện. Tình huống này gây ra khó khăn, bởi bạn không muốn tỏ ra thiếu tôn trọng nhưng bạn cần hoàn thành công việc. Hãy cố gắng sắp xếp thời gian để thường xuyên trao đổi với sếp bất cứ khi nào công việc phát sinh những chi tiết cụ thể cần giải quyết. Đừng cho phép nó biến thành cái cớ để những câu chuyện dài bất tận của sếp bắt đầu, còn bạn thì không biết khi nào mình mới có thể làm việc tiếp theo.
Thông thường bạn phải gặp gỡ sếp ít nhất một lần mỗi tuần trong các buổi họp định kỳ, nhưng không có gì là khó nhọc nếu chủ động thêm 10 phút vào thời gian họp để sếp kiểm tra hoặc tự mình nêu ra các vấn đề đặc biệt. Bằng cách này bạn sẽ vượt lên trước một bước, thói quen căn vặn quá nhiều của sếp sẽ không có cơ hội thể hiện. Những tình huống bất khả kháng khác, hãy khéo léo cáo lỗi rằng bạn có vài việc quan trọng cần hoàn thành vào cuối ngày.
MỜI SẾP CÀ PHÊ
Một khả năng khác là sếp của bạn không thực sự có nhiều đối tượng để giao tiếp tại nơi làm việc – những người không phải báo cáo trực tiếp. Quá trình chuyển đổi sang vai trò giám sát đôi khi khá cô đơn: Không biết nhiều về những người đồng cấp mới của mình, nhưng lại không còn ngang hàng với các đồng nghiệp mà cách đây không lâu vẫn đang làm việc gần gũi cùng nhau. Có lẽ, rất đơn giản, sếp của bạn không có ai để nói chuyện.
Điều này không có nghĩa là bạn phải sẵn sàng cho những gián đoạn liên tục chỉ để trò chuyện xã giao, nhưng bạn nên thấu hiểu và dành sự thông cảm. Thay vào đó, hãy đề nghị đi uống cà phê khi sếp ngẫu nhiên ghé qua “chiếm lấy” thời gian của bạn. Bạn có thể nói, “tôi vừa hoàn thành xong dự án này tức thì, chiều nay sếp có rảnh để đi cà phê một lúc không?” Nếu có cơ hội được ngồi trò chuyện cùng nhau, bạn thậm chí có thể tận dụng thời gian này để tìm hiểu nhiều hơn về vai trò giám sát, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của mình.
CHỦ ĐỘNG CẬP NHẬT
Hoặc là sếp đang rất bận tâm về hiệu suất của bạn. Giữa phong cách trao quyền quyết định (laissez-faire) với quản lý vi mô (micro-managing) chính là một người sếp luôn lo lắng rằng có vài thứ không hoàn hảo. Do đó, họ tiếp tục đưa ra nhiều gợi ý nhỏ, lượn lờ xung quanh và không ngừng kiểm tra xem mọi chuyện đang diễn ra thế nào.
Hãy ra tay trước nhằm ngăn chặn nỗi bất an của sếp! Tự động cập nhật tình hình đang diễn ra mà không cần được yêu cầu hay gợi ý. Đều đặn gửi đi các báo cáo tiến độ của những dự án trọng điểm. Bắt đầu bằng cách thường xuyên đưa ra thông tin cập nhật vào thời điểm thuận tiện, sau đó tăng dần thời gian giữa các lần. Đây là một lựa chọn để bạn giúp sếp từ bỏ “khao khát” phải biết chi tiết từng việc bạn đang làm, đồng thời xây dựng niềm tin rằng bạn có thể tự thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó.
CHỈ RA VƯỚNG MẮC
Cuối cùng, khi không còn cách nào khác, bạn chỉ có thể ngồi xuống để có cuộc nói chuyện thẳng thắn với sếp về vấn đề giao tiếp. Hầu hết mọi người đều muốn làm tốt việc của mình, nên đôi khi cách tốt nhất để cải thiện chính là tiếp nhận phản hồi về những điều chưa tốt đang tồn tại. Làm sao để sếp hiểu rằng họ đang giao tiếp hơi quá mức nếu bạn không trực tiếp cho họ biết?
Hãy học cách đưa ra phản hồi cho sếp mà không đi quá đà hay gây phản ứng ngược. Dù đã quyết định chọn cách làm này, nhưng bạn cần tập trung vào hành động và những tác động của nó đối với mình. Ví dụ, bạn có thể thử, “Tôi nhận ra là đôi lúc sếp nhắc lại các hướng dẫn thực hiện công việc chỉ vài giờ sau khi tôi đã nghe. Tôi tin chắc rằng sếp không có ý gì, nhưng thỉnh thoảng việc này khiến tôi phải xem xét lại cách hiểu của mình trong lần đầu nghe sếp định hướng.” Ưu điểm của cách tiếp cận này chính là sếp chỉ có thể giả định rằng họ đã không nhận ra việc vô tình lặp đi lặp lại các hướng dẫn để kiểm tra công việc đã làm suy giảm quyền tự chủ của nhân viên. Nhìn mọi thứ từ quan điểm của bạn, sếp có thể tìm ra cách khác để làm việc với bạn hiệu quả hơn – một lối đi giúp bạn dễ thở và được trao quyền nhằm phát triển mạnh mẽ hơn.
Bạn có từng rơi vào một trong bốn tình huống kể trên không? Cách xử lý của bạn như thế nào, chịu trận hay lên tiếng? Bạn có thể áp dụng 4 cách làm được gợi ý trên đây, hoặc chia sẻ với mọi người bí quyết riêng của mình đi nào!
(Nguồn ảnh: Internet)
CareerBuilder Vietnam