Trong thời buổi hội nhập kinh tế thế giới, làm việc trong các môi trường quốc tế là mong muốn của nhiều người bởi sự đa dạng văn hóa, phong cách làm việc chuyên nghiệp và phúc lợi tốt. Tuy nhiên có nhiều người chưa biết cách làm việc với các sếp nước ngoài sao cho hiệu quả. Với những vị trí sát sườn giám đốc như Trợ lý, Thư ký thì đây quả thực là vấn đề lớn. Nhiều khi phong cách làm việc quen thuộc tại các công ty Việt Nam lại khiến bạn làm việc thiếu chuyên nghiệp và mất điểm trước sếp của mình. Chương trình đào tạo Trợ lý PA/EA Coaching sẽ chia sẻ với bạn những bí quyết để làm việc hiệu quả và có được lòng tin của các sếp nước ngoài.
Tăng cường khả năng ngoại ngữ
Nếu bạn nói mà sếp không hiểu và ngược lại, bạn không thể hiểu chính xác những gì sếp nói thì sẽ như thế nào? Khi đó, chắc chắn công việc sẽ không thuận lợi và bạn không thể thể hiện được khả năng của mình. Vì vậy, khi xác định làm việc với các sếp nước ngoài, hãy tập trung rèn luyện ngôn ngữ thật tốt. Việc trau dồi vốn ngoại ngữ có thể giúp bạn hiểu rõ ý định, kế hoạch của sếp, từ đó giúp bạn hoàn thành tốt những việc mà sếp giao phó và sếp sẽ thấy bạn làm việc thật hiệu quả. Bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và còn nhiều quyền lợi khác nữa.
Am hiểu về văn hóa
Mỗi đất nước có một nét văn hóa riêng, điều đó cũng tạo nên những phong cách làm việc, giao tiếp khác nhau. Khi làm việc với các sếp nước ngoài, đừng bao giờ quên rằng sự khác biệt về văn hóa có thể sẽ dẫn đến nhiều trường hợp hiểu lầm không đáng có. Vì vậy, điều bạn cần làm là tìm hiểu văn hóa đất nước của sếp, từ đó hiểu hơn về cách làm việc của cấp trên. Bạn cũng đừng quên giúp sếp hiểu rõ hơn về văn hóa, con người Việt Nam và kéo sếp lại gần với các nhân viên trong công ty. Ngoài ra, bạn cũng cần am hiểu về văn hóa quốc gia của các đối tác của công ty bạn. Điều đó cực kỳ cần thiết khi làm việc trong môi trường đa văn hóa, vì nhiều khi chính Trợ lý sẽ thay mặt sếp đi gặp đối tác và khách hàng. Hãy là người am hiểu để trước hết bạn có thể thể hiện bản thân thật tốt, sau đó là tư vấn cho sếp của mình. Đây cũng là một trong những nội dung giảng dạy tại session 4 của PA/EA Coaching.
Làm việc hết mình
Bạn hãy cố gắng hiểu những gì cấp trên mong đợi, nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc. Hãy yêu công việc của bạn và hết lòng với những gì mình làm, điều này sẽ khiến sếp đánh giá cao và bỏ qua những lỗi lầm nhỏ nếu bạn có vô tình phạm phải trong quá trình làm việc. Đừng bao giờ làm việc riêng như ăn uống, nói chuyện riêng tại nơi công sở vì sếp tuyển bạn vào đây để làm việc chứ không trả lương để bạn ngồi chơi. Đối với một số nền văn hóa như Nhật Bản, Hàn Quốc, các sếp đánh giá rất cao tính cần cù, chăm chỉ của nhân viên. Còn một số nước phương Tây lại có thói quen làm việc hết sức nghiêm túc, một khi đã làm việc thì họ không để những việc khác làm bận tâm hay gián đoạn.
Phát triển kỹ năng mềm
Các sếp nước ngoài thường đánh giá cao chuyên môn và các kỹ năng mềm. Trợ lý cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để thiết lập, xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Người Trợ lý cũng cần có sự thích ứng nhanh với hoàn cảnh để quản lý được những thay đổi trong môi trường kinh doanh hết sức năng động. Một yếu tố không kém phần quan trọng là khả năng dự đoán nhu cầu của những người mà bạn hỗ trợ và đưa ra các đề xuất phù hợp với từng hoàn cảnh. Những kỹ năng đó là một trong 9 năng lực cốt lõi của Trợ lý.
Chịu được áp lực công việc
Làm việc trong môi trường nước ngoài sẽ vô cùng áp lực. Họ coi trọng chất lượng công việc và những gì bạn có thể làm trong thời gian ngắn nhất. Với họ, chỉ làm hết việc chứ không hết giờ. Họ trả mức lương thỏa đáng vì mong muốn bạn hoàn thành tốt công việc. Công việc của Trợ lý đôi khi còn áp lực hơn các vị trí khác vởi vì họ phải quản lý rất nhiều thứ cùng lúc. Vì vậy, bạn phải học cách làm việc trong điều kiện thời gian khắt khe bằng sự linh hoạt, tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ khiến sếp hài lòng và nỗ lực của bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
Đúng giờ
Hãy luôn đúng giờ. Điều đó thể hiện sự tôn trọng. Đặc biệt là người Châu Âu, họ thường không thích chờ đợi hoặc bê trễ vì thời gian của họ luôn được lên lịch với những công việc cụ thể. Khi được giao bất cứ công việc gì, hãy cố gắng hoàn thành đúng thời gian. Hãy luôn dự trù trước các vấn đề có thể xảy ra để đảm bảo nó không làm ảnh hưởng đến thời gian của bạn. Đừng bao giờ phân trần rằng bạn bị tắc đường khi đến trễ trong một buổi họp quan trọng, đó là điều không thể chấp nhận với các sếp nước ngoài. Hãy quản lý thời gian của mình thật tốt để không bao giờ phải vội vàng hay chậm trễ.
Tinh thần cầu tiến
Môi trường làm việc tại công ty nước ngoài thực sự năng động, do đó nếu không nỗ lực vận động, học hỏi thì rất khó tồn tại. Đừng tỏ ra mình giỏi bằng cách giấu dốt. Nếu bạn không biết chắc chắn về điều gì, hãy tìm hiểu nó và hỏi những người xung quanh về nó. Đối với sếp nước ngoài, họ coi trọng sự cầu tiến và ham học hỏi. Họ sẵn sàng chỉ dẫn để bạn làm tốt công việc thay vì để cho bạn mù mờ thông tin và làm việc chẳng đâu vào đâu. Vậy nên, đừng lo lắng khi bạn chưa am hiểu tường tận về công việc hay không hiểu cách làm một dự án mới. Hãy chủ động nhờ giúp đỡ của sếp và các đồng nghiệp, việc này giúp bạn hiểu rõ vấn đề, giúp tiết kiệm được thời gian và làm việc một cách hiệu quả nhất.
Không ngại trao đổi, thảo luận với sếp
Có rất nhiều công ty nước ngoài có một loại văn hóa là “văn hóa tranh luận”. Họ khuyến khích sự tranh luận để đưa ra các ý tưởng mới. Tranh luận ở đây với mục đích xây dựng và phát triển chứ không phải kiểu tranh luận chỉ trích như ta vẫn thường thấy. Chính từ những cuộc tranh luận này đã đưa ra rất nhiều phương án sáng tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên. Vì thế bạn cũng nên trao đổi, thảo luận với sếp của mình để hiểu rõ hơn về công việc cũng như tìm ra các giải pháp mới cho công việc của mình. Đây cũng là cách để bạn học hỏi từ sếp mình và hiểu sếp hơn.
Nguồn: trolykinhdoanh.wordpress.com
Tăng cường khả năng ngoại ngữ
Nếu bạn nói mà sếp không hiểu và ngược lại, bạn không thể hiểu chính xác những gì sếp nói thì sẽ như thế nào? Khi đó, chắc chắn công việc sẽ không thuận lợi và bạn không thể thể hiện được khả năng của mình. Vì vậy, khi xác định làm việc với các sếp nước ngoài, hãy tập trung rèn luyện ngôn ngữ thật tốt. Việc trau dồi vốn ngoại ngữ có thể giúp bạn hiểu rõ ý định, kế hoạch của sếp, từ đó giúp bạn hoàn thành tốt những việc mà sếp giao phó và sếp sẽ thấy bạn làm việc thật hiệu quả. Bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và còn nhiều quyền lợi khác nữa.
Am hiểu về văn hóa
Mỗi đất nước có một nét văn hóa riêng, điều đó cũng tạo nên những phong cách làm việc, giao tiếp khác nhau. Khi làm việc với các sếp nước ngoài, đừng bao giờ quên rằng sự khác biệt về văn hóa có thể sẽ dẫn đến nhiều trường hợp hiểu lầm không đáng có. Vì vậy, điều bạn cần làm là tìm hiểu văn hóa đất nước của sếp, từ đó hiểu hơn về cách làm việc của cấp trên. Bạn cũng đừng quên giúp sếp hiểu rõ hơn về văn hóa, con người Việt Nam và kéo sếp lại gần với các nhân viên trong công ty. Ngoài ra, bạn cũng cần am hiểu về văn hóa quốc gia của các đối tác của công ty bạn. Điều đó cực kỳ cần thiết khi làm việc trong môi trường đa văn hóa, vì nhiều khi chính Trợ lý sẽ thay mặt sếp đi gặp đối tác và khách hàng. Hãy là người am hiểu để trước hết bạn có thể thể hiện bản thân thật tốt, sau đó là tư vấn cho sếp của mình. Đây cũng là một trong những nội dung giảng dạy tại session 4 của PA/EA Coaching.
Làm việc hết mình
Bạn hãy cố gắng hiểu những gì cấp trên mong đợi, nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc. Hãy yêu công việc của bạn và hết lòng với những gì mình làm, điều này sẽ khiến sếp đánh giá cao và bỏ qua những lỗi lầm nhỏ nếu bạn có vô tình phạm phải trong quá trình làm việc. Đừng bao giờ làm việc riêng như ăn uống, nói chuyện riêng tại nơi công sở vì sếp tuyển bạn vào đây để làm việc chứ không trả lương để bạn ngồi chơi. Đối với một số nền văn hóa như Nhật Bản, Hàn Quốc, các sếp đánh giá rất cao tính cần cù, chăm chỉ của nhân viên. Còn một số nước phương Tây lại có thói quen làm việc hết sức nghiêm túc, một khi đã làm việc thì họ không để những việc khác làm bận tâm hay gián đoạn.
Phát triển kỹ năng mềm
Các sếp nước ngoài thường đánh giá cao chuyên môn và các kỹ năng mềm. Trợ lý cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để thiết lập, xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Người Trợ lý cũng cần có sự thích ứng nhanh với hoàn cảnh để quản lý được những thay đổi trong môi trường kinh doanh hết sức năng động. Một yếu tố không kém phần quan trọng là khả năng dự đoán nhu cầu của những người mà bạn hỗ trợ và đưa ra các đề xuất phù hợp với từng hoàn cảnh. Những kỹ năng đó là một trong 9 năng lực cốt lõi của Trợ lý.
Chịu được áp lực công việc
Làm việc trong môi trường nước ngoài sẽ vô cùng áp lực. Họ coi trọng chất lượng công việc và những gì bạn có thể làm trong thời gian ngắn nhất. Với họ, chỉ làm hết việc chứ không hết giờ. Họ trả mức lương thỏa đáng vì mong muốn bạn hoàn thành tốt công việc. Công việc của Trợ lý đôi khi còn áp lực hơn các vị trí khác vởi vì họ phải quản lý rất nhiều thứ cùng lúc. Vì vậy, bạn phải học cách làm việc trong điều kiện thời gian khắt khe bằng sự linh hoạt, tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ khiến sếp hài lòng và nỗ lực của bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
Đúng giờ
Hãy luôn đúng giờ. Điều đó thể hiện sự tôn trọng. Đặc biệt là người Châu Âu, họ thường không thích chờ đợi hoặc bê trễ vì thời gian của họ luôn được lên lịch với những công việc cụ thể. Khi được giao bất cứ công việc gì, hãy cố gắng hoàn thành đúng thời gian. Hãy luôn dự trù trước các vấn đề có thể xảy ra để đảm bảo nó không làm ảnh hưởng đến thời gian của bạn. Đừng bao giờ phân trần rằng bạn bị tắc đường khi đến trễ trong một buổi họp quan trọng, đó là điều không thể chấp nhận với các sếp nước ngoài. Hãy quản lý thời gian của mình thật tốt để không bao giờ phải vội vàng hay chậm trễ.
Tinh thần cầu tiến
Môi trường làm việc tại công ty nước ngoài thực sự năng động, do đó nếu không nỗ lực vận động, học hỏi thì rất khó tồn tại. Đừng tỏ ra mình giỏi bằng cách giấu dốt. Nếu bạn không biết chắc chắn về điều gì, hãy tìm hiểu nó và hỏi những người xung quanh về nó. Đối với sếp nước ngoài, họ coi trọng sự cầu tiến và ham học hỏi. Họ sẵn sàng chỉ dẫn để bạn làm tốt công việc thay vì để cho bạn mù mờ thông tin và làm việc chẳng đâu vào đâu. Vậy nên, đừng lo lắng khi bạn chưa am hiểu tường tận về công việc hay không hiểu cách làm một dự án mới. Hãy chủ động nhờ giúp đỡ của sếp và các đồng nghiệp, việc này giúp bạn hiểu rõ vấn đề, giúp tiết kiệm được thời gian và làm việc một cách hiệu quả nhất.
Không ngại trao đổi, thảo luận với sếp
Có rất nhiều công ty nước ngoài có một loại văn hóa là “văn hóa tranh luận”. Họ khuyến khích sự tranh luận để đưa ra các ý tưởng mới. Tranh luận ở đây với mục đích xây dựng và phát triển chứ không phải kiểu tranh luận chỉ trích như ta vẫn thường thấy. Chính từ những cuộc tranh luận này đã đưa ra rất nhiều phương án sáng tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên. Vì thế bạn cũng nên trao đổi, thảo luận với sếp của mình để hiểu rõ hơn về công việc cũng như tìm ra các giải pháp mới cho công việc của mình. Đây cũng là cách để bạn học hỏi từ sếp mình và hiểu sếp hơn.
Nguồn: trolykinhdoanh.wordpress.com