Nghệ thuật khen và phê bình.

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo : "The Art of Complimenting and Criticizing"
Compliment—and Critique—Your Way to Better Relationships
Published on July 11, 2012 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature


Các phát hiện cho thấy, những người biết cách khen người khác nhận được nhiều lợi ích. Rõ ràng nhất, khi bạn biết cách khen người khác, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được sự yêu thích từ họ, và đó là phương tiện để có được những lợi thế từ sự được yêu thích. Ví dụ, nếu bạn được yêu thích, khi mắc sai lầm thì bạn sẽ được họ tha thứ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Quan trọng hơn, khi trở nên giỏi giang trong việc khen ngợi người khác, bạn cũng làm tăng niềm hạnh phúc (wellbeing ) của bạn và người khác. Một số người trung thực phải thừa nhận rằng họ thích nhận được những lời khen nhiều hơn những lời phê bình . Điều này là do 2 nhu cầu quan trọng nhất của chúng ta - nhu cầu cảm thấy mình là quan trọng và nhu cầu cảm thấy được yêu thương ( the need to feel important and the need to feel loved ) được đáp ứng khi chúng ta nhận được những lời khen và thất vọng khi nhận được những lời phê bình.

Điều được mọi người ít biết đến là những người khen người khác thì cũng làm tăng hạnh phúc của chính họ. Có nhiều nguyên nhân tại sao việc khen người khác làm tăng hạnh phúc của chính bạn. Có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là, khi bạn khen người khác thì bạn cũng xem mình như một người rộng lượng . Vì vậy, bạn nâng cao lòng tự trọng của mình vì bạn xem mình là một người rộng lượng. Ngược lại, khi bạn phê bình người khác, bạn nhìn nhận mình là một người ích kỷ và bất an, do đó hạ thấp lòng tự trọng của bạn.


Mối quan hệ nhân quả giữa phê Bình người khác và Hạ thấp lòng tự trọng - có thể không rõ ràng. Điều này bởi vì, những phát hiện về so sánh đi xuống ( downward comparison ) cho thấy , việc phê bình người khác có thể tạm thời nâng cao lòng tự trọng của bạn và làm bạn cảm thấy tốt. Nhưng theo thời gian, nếu bạn bắt đầu phụ thuộc vào chiến lược này nhằm nâng cao lòng tự trọng của mình, nó sẽ phản tác dụng bởi 2 lý do. Thứ nhất, bạn quen chỉ trích người khác, bạn sẽ làm họ cảm thấy tồi tệ và sẽ làm họ muốn phê bình lại bạn. Tất nhiên bạn có thể tránh việc nhận lại sự phê bình tiêu cực bằng cách nói xấu/ phê bình sau lưng người khác. Khi bạn trở thành tuýp người quen phê bình người khác, bạn đã thu hút về mình những người giống bạn - phê bìnhvà không vị tha - và xua đuổi những người rộng lượng và tích cực.


Tóm lại, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích và tránh được nhiều bất lợi bằng cách trở nên giỏi giang hơn trong nghệ thuật khen ngợi người khác. Tất nhiên, tất cả những lợi ích càng có khả năng tăng thêm nếu những lời khen của bạn là xác thực và không giả dối. Nhưng không chắc rằng bạn sẽ xem mình là người rộng lượng nếu bạn khen người khác chỉ vì muốn nhận được những lợi lạc từ họ; bạn thậm chí có thể xem mình là xấu xa hơn khi nhận ra ở mức độ nào đó những ý định của mình là không cao quý.


2 câu hỏi quan trọng :

1) Làm thế nào người ta trở nên giỏi hơn trong nghệ thuật khen ?

2) Khi nào và như thế nào bạn đưa ra phản hồi tiêu cực hoặc lời phê bình cho người khác ?


Trở nên giỏi hơn trong nghệ thuật khen phụ thuộc vào 2 yếu tố : động cơ muốn học hỏi kỹ năng này và khả năng tập trung vào người khác và những nhu cầu của họ hơn là vào bản thân mình. Khi bạn nhận ra được những lợi ích từ việc khen người khác, bạn sẽ có động cơ học hỏi nghệ thuật này. Còn việc nâng cao khả năng tập trung vào người khác thay vì bản thân đòi hỏi sự tập luyện.

Rất ít người có năng khiếu tập trung vào người khác; phần lớn chúng ta nhìn chung thích quan tâm đến bản thân.
Có lẽ cách tốt nhất để trở thành người biết quan tâm đến người khác đó là buộc bản thân mình có thói quen tìm thấy điều gì đó để khen ở bất kỳ ai xung quanh bạn. Ví dụ, dù bạn có thể không thích nội dung và phong cách của một người thuyết trình,bạn vẫn có thể phát hiện một vài điều ở người thuyết trình mà bạn thực sự thích. Có thể bạn thích cái cách người thuyết trình trả lời câu hỏi. Hoặc có lẽ người thuyết trình ăn mặc đẹp. Điều quan trọng không phải liệu những khía cạnh đó ở người thuyết trình là " quan trọng" hoặc " Trung tâm" của bài thuyết trình; điều quan trọng là bạn thành thực trong lời khen của bạn.

Tạo thói quen tìm thấy một số điều đáng để khen ở người khác sẽ làm bạn giỏi hơn trong nghệ thuật khen. Ban đầu, bạn có thể không xác định được nhanh chóng một số điểm đáng khen ở người khác; quả thực nếu bạn đã quen với việc chỉ trích người khác thì điều đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn về người khác có thể là những điểm tiêu cực.


Có 2 chướng ngại vật quan trọng ngăn cản bạn tìm thấy điểm đáng khen ở người khác. Thứ nhất, con người có xu hướng mặc định rằng, nếu ai đó kích hoạt lên trong họ 1 cảm xúc tiêu cực - và phần lớn chúng ta quyết định thích hoặc ghét 1 người nào đó chỉ trong vài giây gặp họ - thì người này Không thể có những điểm tốt bù lại. Đây là hiệu ứng hào quang ( halo effect ) : Chúng ta có xu hướng lưu giữ những cách nhìn nhận đơn giản và nhất quán về người khác và điều này làm cho chúng ta không có sự khác nhau khi đánh giá về người khác. Sự thật thì tất cả chúng ta là 1 sự kết hợp của nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực. Thứ hai, nhiều người có giả định sai lầm là chỉ có duy nhất một cách truyền đạt cho người khác thấy sự trung thực của chúng ta bằng cách phê bình thẳng thừng.

Một mốc quan trọng để trở nên giỏi hơn trong việc khen ngợi không chỉ là nhận ra những chướng ngại vật mà còn là thôi thúc vượt qua chúng. Những người vượt qua được sẽ khám phá ra việc khen người khác trở nên tự nhiên và tự phát giống như việc phê Bình. Họ đi đến một giai đoạn khi mà sự khen ngợi người khác trở thành " vô điều kiện " - nghĩa là , bạn khen người khác không vì mong muốn nhận được lợi ích nào đó từ họ.

Có 3 đặc điểm quan trọng ở người biết cách đưa ra phản hồi tiêu cực. Thứ nhất, họ không vị kỷ. Người nhận được phản hồi tiêu cực tin là lời phản hồi được đưa ra nhằm mục đích cải thiện cuộc sống của họ , không phải là sự trả thù. Người phản hồi không giận dữ hoặc lo sợ khi đưa ra phản hồi. Nếu bạn để ý thấy mình đang căng thẳng khi đưa ra phản hồi tiêu cực thì đó là 1 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang vị kỷ.


Người biết cách đưa ra phản hồi tiêu cực thì họ cũng là người có lòng tự trọng cao. Điều này là quan trọng vì khi người nhận lời phê Bình có tính xây dựng có thể đả kích lại người phê bình và người đưa ra lời phê ình tiêu cực cần có sự mạnh mẽ về mặt tinh thần, cảm xúc để không trả đũa lại.

Cuối cùng, người giỏi đưa ra lời phê bình tiêu cực là người thông minh về mặt xã hội ( socially intelligent ) . Họ chọn đúng thời điểm để đưa ra lời phê bình. Vì con người hiếm khi có tâm trạng phù hợp để tiếp thu lời phê bình tiêu cực mà không phòng vệ. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là trở nên phòng vệ; nghĩa là tìm các lý lẽ giải thích vì sao lời phê bình không có giá trị.Người biết cách đưa ra phản hồi tiêu cực chỉ làm điều này khi họ biết người nhận đủ khả năng tinh thần để xử lý nó. Như một số nhát hiện của tôi ( tác ỉa ) cho thấy , con người tiếp thu phản hồi tiêu cực tốt hơn khi họ đang có tâm trạng tốt. Người giỏi về nghệ thuật phê bình hiểu điều này và đợi đến thời điểm người nhận có tâm trạng tốt trước khi đưa ra phê bình.
 
×
Quay lại
Top Bottom