- Tham gia
- 20/10/2012
- Bài viết
- 200
“Nghệ thuật” này khởi nguồn ở đâu, từ bao giờ không ai rõ, nhưng giờ đây nó hiện hữu rõ mồn một quanh cuộc sống thường nhật, thành một dây chuyền đổ lỗi từ trên xuống dưới, từ người già đến cả trẻ con, tựa như một hệ thống khép kín, hoàn hảo.Người lớn gặp khó khăn hay lỗi lầm trong công việc thì sẵn sàng đổ cho tập thể. “Có lỗi vì chúng tôi có làm việc, biết bao người không bao giờ gặp lỗi vì họ không làm gì cả”.Đàn ông thì thẳng thừng chỉ mặt “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” còn mình thì vô tội.
Sau đó thì bố mẹ sẽ đổ lỗi cho nhà trường, cho nền giáo dục cũ kỹ lạc hậu, đầy lý thuyết. Đổ cho bạn bè, cho môi trường, xã hội đã biến đứa con ngoan mà họ rất mực yêu thương trở thành học sinh cá biệt.
Thế là đứa trẻ sẽ tiếp nối truyền thống đi trước, “đái dầm đổ tại chim” hoặc leo lẻo đổ cho “Hiền béo tè vào đấy” (Hiền là con bé chị họ, tháng đến chơi nhà nó may ra được một lần), đang đi chơi mà bị ngã cũng là do cái chậu cây không có mắt dám chắn đường.
Rồi thì do khách quan, do mùa xuân, do trời mưa... Thế mới hay, đổ lỗi cũng là cả một nghệ thuật.
Không phủ nhận rằng môi trường và “trời sinh tính” góp một phần trong việc hình thành nên tính cách con người, song không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nó, nhất là trong việc dạy dỗ con cái. Gia đình vốn dĩ mới là tiền đề, là nền tảng giáo dục trẻ thơ, để chúng sớm nhận thức được phải trái, đúng sai.
“Con dại cái mang” trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cha mẹ cũng phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về đứa con mình đẻ ra. Ít nhất cho đến khi nó trưởng thành, tròn mười tám tuổi mới tự chủ được về năng lực hành vi, và nhiều nhất là khi bố mẹ nhắm mắt xuôi tay.
Thế nên, dù lỗi do ai và người đó có nhận hay không, thì sau cùng chính họ vẫn là người phải ôm cái lỗi sai đã sửa hay chưa sửa đó đến hết cuộc đời và còn liên lụy đến nhiều thứ khác nữa, điển hình là đứa con họ sinh ra sẽ tiếp tục bước theo vết chân ấy. Dù lỗi được đổ thành công thì cũng ích gì, nhận lỗi về mình cho mau tiến bộ và còn có hi vọng cải thiện được vấn đề.
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Nếu biện minh rằng mình đâu dậy con hư, là do nó ra đường, ra đời học bạn xấu, thì lại phải tự trách mình không biết dạy con, không hiểu đủ để dạy con kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống và làm chủ bản thân. Nếu con không nắm bắt, tiếp thu được, thì nên thú nhận rằng mình không có phương pháp, không biết cách truyền đạt đến nó...
Vì “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, thà cứ kêu là lực bất tòng tâm, vì sức mình yếu kém, thiếu hiểu biết, không lường được... chớ nên mãi đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Sau đó thì bố mẹ sẽ đổ lỗi cho nhà trường, cho nền giáo dục cũ kỹ lạc hậu, đầy lý thuyết. Đổ cho bạn bè, cho môi trường, xã hội đã biến đứa con ngoan mà họ rất mực yêu thương trở thành học sinh cá biệt.
Thế là đứa trẻ sẽ tiếp nối truyền thống đi trước, “đái dầm đổ tại chim” hoặc leo lẻo đổ cho “Hiền béo tè vào đấy” (Hiền là con bé chị họ, tháng đến chơi nhà nó may ra được một lần), đang đi chơi mà bị ngã cũng là do cái chậu cây không có mắt dám chắn đường.
Rồi thì do khách quan, do mùa xuân, do trời mưa... Thế mới hay, đổ lỗi cũng là cả một nghệ thuật.
“Con dại cái mang” trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cha mẹ cũng phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về đứa con mình đẻ ra. Ít nhất cho đến khi nó trưởng thành, tròn mười tám tuổi mới tự chủ được về năng lực hành vi, và nhiều nhất là khi bố mẹ nhắm mắt xuôi tay.
Thế nên, dù lỗi do ai và người đó có nhận hay không, thì sau cùng chính họ vẫn là người phải ôm cái lỗi sai đã sửa hay chưa sửa đó đến hết cuộc đời và còn liên lụy đến nhiều thứ khác nữa, điển hình là đứa con họ sinh ra sẽ tiếp tục bước theo vết chân ấy. Dù lỗi được đổ thành công thì cũng ích gì, nhận lỗi về mình cho mau tiến bộ và còn có hi vọng cải thiện được vấn đề.
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Nếu biện minh rằng mình đâu dậy con hư, là do nó ra đường, ra đời học bạn xấu, thì lại phải tự trách mình không biết dạy con, không hiểu đủ để dạy con kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống và làm chủ bản thân. Nếu con không nắm bắt, tiếp thu được, thì nên thú nhận rằng mình không có phương pháp, không biết cách truyền đạt đến nó...
Vì “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, thà cứ kêu là lực bất tòng tâm, vì sức mình yếu kém, thiếu hiểu biết, không lường được... chớ nên mãi đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: