- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (The McKinsey Global Institute – MGI) đã thảo luận về 5 cơ hội giúp Mỹ đổi mới và phát triển.Trong đó, ngành sư phạm ở Mỹ trở thành đề tài khá sôi nổi với nhiều vấn đề bất cập như chế độ lương, tình trạng giáo viên từ bỏ sự nghiệp “trồng người”.
Theo Bussines Insider, hiện Mỹ có 3,3 triệu giáo viên ở các trường công lập song sang thập kỷ tới sẽ có tới 40% người tới độ tuổi nghỉ hưu và khoảng 40.000 giáo viên khác bỏ nghề với nhiều lý do khác. Susan Lund giám đốc nghiên cứu của viện McKinsey cho rằng, ngành sư phạm ở Mỹ đang trải qua cơn bĩ cực chuyển đổi cả về lượng và chất, số lượng giáo viên “ra đi” khá nhiều. Đương nhiên nó sẽ giúp Mỹ tìm kiếm thêm những tài năng mới nhưng cái khó là ngành sư phạm không còn sức hút khi mức lương trả cho giáo viên khá thấp.
Thu nhập là động lực quan trọng giúp giáo viên tích cực trau dồi kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao nghiệp vụ, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dậy. Nhưng mức lương bình quân của giáo viên cấp 3 chỉ bằng 72% mức lương bình quân của lực lượng lao động đã tốt nghiệp đại học, trong khi ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) con số đó là 90%. Cụ thể, tính trên toàn bộ ngành nghề, lương bình quân của người đã tốt nghiệp đại học là 100.000 USD thì lương bình quân của giáo viên 72.000 USD. McKinsey cho biết thêm, trong một cuộc kiểm tra 1.300 sinh viên, những người nhận được sự giảng dạy chuyên nghiệp và tận tình ghi điểm cao hơn 21% so với những sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên không yêu nghề.
Bảng thu nhập của giáo viên Mỹ so với giáo viên các nước khác
Có thể thấy nghề giáo ở Mỹ đang rơi vào khủng hoảng, còn nghề giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây khó cả “đầu vào” lẫn “đầu ra”, sinh viên các trường đại học ra trường không tìm được việc ngày càng nhiều, đứng đầu bảng là ngành sư phạm khi năm 2012 nhiều trường đã không tuyển thêm giáo viên. Dù không được coi trọng như trước nhưng nghề giáo vẫn mang lại nhiều cơ hội nhờ dịch vụ dạy thêm, ôn luyện thi từ lớp mẫu giáo đến đại học vì đặc thù giáo dục tại Việt Nam.
Nên bài toán cải thiện ngành sư phạm Mỹ có thể phải đối đầu với chính sách hỗ trợ tài chính vĩ mô thì tại Việt Nam tình thế còn bi đát hơn. Việc tăng thu nhập cho giáo viên trở nên bất khả, khi nền kinh tế giật lùi, ngân sách thiếu hụt. Điều này đồng nghĩa với việc những người chọn nghề dạy học sẽ phải tìm mọi cách để duy trì cuộc sống không chỉ bằng dịch vụ dạy ngoài giờ hành chính mà thậm chí phải làm những việc trái tay như: bán tạp hóa, bán bảo hiểm, bán hàng đa cấp, thậm chí có người đã phải đi bán dâm.
Theo songmoi.vn
Theo Bussines Insider, hiện Mỹ có 3,3 triệu giáo viên ở các trường công lập song sang thập kỷ tới sẽ có tới 40% người tới độ tuổi nghỉ hưu và khoảng 40.000 giáo viên khác bỏ nghề với nhiều lý do khác. Susan Lund giám đốc nghiên cứu của viện McKinsey cho rằng, ngành sư phạm ở Mỹ đang trải qua cơn bĩ cực chuyển đổi cả về lượng và chất, số lượng giáo viên “ra đi” khá nhiều. Đương nhiên nó sẽ giúp Mỹ tìm kiếm thêm những tài năng mới nhưng cái khó là ngành sư phạm không còn sức hút khi mức lương trả cho giáo viên khá thấp.
Thu nhập là động lực quan trọng giúp giáo viên tích cực trau dồi kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao nghiệp vụ, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dậy. Nhưng mức lương bình quân của giáo viên cấp 3 chỉ bằng 72% mức lương bình quân của lực lượng lao động đã tốt nghiệp đại học, trong khi ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) con số đó là 90%. Cụ thể, tính trên toàn bộ ngành nghề, lương bình quân của người đã tốt nghiệp đại học là 100.000 USD thì lương bình quân của giáo viên 72.000 USD. McKinsey cho biết thêm, trong một cuộc kiểm tra 1.300 sinh viên, những người nhận được sự giảng dạy chuyên nghiệp và tận tình ghi điểm cao hơn 21% so với những sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên không yêu nghề.
Bảng thu nhập của giáo viên Mỹ so với giáo viên các nước khác
Một cuộc khảo sát gần đây của McKinsey cho thấy, trong 1.600 sinh viên đại học chỉ có 9% muốn theo con đường sư phạm. Với những ưu đãi khá ít, vị thế nhà giáo không được coi trọng dẫn tới tính trạng số lượng đông giáo viên muốn rũ bỏ sự nghiệp, hoặc sinh viên không muốn đi “gõ đầu trẻ” là điều dễ hiểu.
Có thể thấy nghề giáo ở Mỹ đang rơi vào khủng hoảng, còn nghề giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây khó cả “đầu vào” lẫn “đầu ra”, sinh viên các trường đại học ra trường không tìm được việc ngày càng nhiều, đứng đầu bảng là ngành sư phạm khi năm 2012 nhiều trường đã không tuyển thêm giáo viên. Dù không được coi trọng như trước nhưng nghề giáo vẫn mang lại nhiều cơ hội nhờ dịch vụ dạy thêm, ôn luyện thi từ lớp mẫu giáo đến đại học vì đặc thù giáo dục tại Việt Nam.
Nên bài toán cải thiện ngành sư phạm Mỹ có thể phải đối đầu với chính sách hỗ trợ tài chính vĩ mô thì tại Việt Nam tình thế còn bi đát hơn. Việc tăng thu nhập cho giáo viên trở nên bất khả, khi nền kinh tế giật lùi, ngân sách thiếu hụt. Điều này đồng nghĩa với việc những người chọn nghề dạy học sẽ phải tìm mọi cách để duy trì cuộc sống không chỉ bằng dịch vụ dạy ngoài giờ hành chính mà thậm chí phải làm những việc trái tay như: bán tạp hóa, bán bảo hiểm, bán hàng đa cấp, thậm chí có người đã phải đi bán dâm.
Theo songmoi.vn