- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
Vượt qua 12 năm đèn sách, cậu học trò Trần Thành Công (sinh năm 1992, ngụ thôn An Ninh, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) đậu 2 trường ĐH ngay trong năm thi đầu tiên. Niềm vui ấy chưa kịp tắt, thì đời em đã kết thúc dưới dòng sông Trà Câu định mệnh… Bất ngờ thiệt mạng
Từ ngày biết kết quả thi ĐH, biết mình đỗ 2 trường ĐH Công nghiệp TPHCM và ĐH Công nghệ Sài Gòn, Công rạo rực hẳn lên với bao dự định, mơ ước và mong muốn mai này xây cho ba mẹ một căn nhà thật tươm tất.
Buổi sáng định mệnh hôm ấy (20/8), Công đạp xe mời bà con, thầy cô và bạn bè đến gia đình dự tiệc chia vui, để chào tạm biệt trước ngày lên đường nhập học khoa Quản lý môi trường thuộc Trường ĐH Công nghiệp TPHCM. Trưa hôm đó, sau khi vừa dứt bữa cơm trưa đạm bạc, Công cùng mẹ dắt đàn bò qua bên kia sông Trà Câu (xã Phổ Văn) để thả giống. Vốn dĩ Công không biết bơi, nhưng thấy mẹ vất vả dắt bò qua dòng sông chảy xiết, Công không đành lòng và tự mình dắt bò qua sông. Khi vượt sông được một đoạn ngắn, bỗng chân Công thụt xuống lòng sông và bị cuốn đi.
Giữa dòng nước chảy xiết, bà Đủ - mẹ Công chỉ biết lao theo con và lai dắt con đến gần bờ. Bà gần như cứu con thoát chết, thì dòng nước đã chia cách hai mẹ con; may thay bà Đủ vẫn còn sống bên bờ, còn Công mãi mãi không trở về. Hay tin, bà con lối xóm đã huy động lực lượng tìm kiếm Công, nhưng mãi đến hai giờ đồng hồ mọi người mới tìm thấy xác Công mắc trong gốc bụi tre bên sông.
Từng trang vở của Công còn đây, đánh dấu lại khoảng đời học trò của Công chỉ biết “dùi mài kinh sử” và phụ giúp gia đình, mong sao đỡ đần cuộc sống mưu sinh. Là đứa con thứ 3 trong gia đình 4 anh em, 6 nhân khẩu chỉ biết trông chờ vào 5 sào ruộng. Để có tiền cho các con ăn học, ba mẹ Công phải đi làm thuê, làm mướn đủ nghề, ngoài giờ thì anh em Công thay nhau chăn bò.
Hiểu được hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình cho nên những năm học THCS, rồi học THPT Lương Thế Vinh, Công đều đạt học sinh khá, giỏi. Năm lên lớp 12, trong một lần về thăm quê, người chú ruột của Công đang sống ở Đồng Nai thấy cháu lóc cóc đi học trên chiếc xe đạp cũ nát mà ông nội để lại, nên chú mua cho chiếc xe mới. Thấy các con học chăm chỉ, ba mẹ đã chuẩn bị thủ sẵn 3 đàn bò để chuẩn bị cho các con vào đại học. Cách đây gần 4 năm, ngày anh trai của Công là Trần Trọng Hữu thi đậu Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, để có tiền làm lộ phí cho con, ông Trần Ái đã phải dắt con bò lớn nhất đem bán. Năm sau đến lượt chị gái Công đậu trường Tài chính kế toán Quảng Ngãi, ông Ái đã bán con bò thứ 2. Và con bò thứ 3 là dành cho Công. Giờ đây, con bò thứ 3 sẽ để giành lại cho đứa út học lớp 11.
Khó khăn là thế, nhưng Công vẫn chăm chỉ học hành, ngoan hiền, vâng lời thầy cô. Sự ra đi đột ngột của Công khiến những giọt nước mắt đau thương mãi rơi trên từng nét mặt của các bạn cùng trang lứa.
Vẫn không tin bạn thân Trần Thành Công ra đi vĩnh viễn, em Trần Thành Luân nghẹn ngào: “Công là người bạn thân nhất của em, bạn ấy hiền lắm, mà học giỏi nữa. Ở trường ai cũng thương mến Công và Công chưa bao giờ làm mách lòng ai cả. Ngày biết điểm thi, Công mừng báo cho em biết trước nhất. Sáng qua nó còn vui mừng sang nhà mời em mai đến ăn tiệc. Vậy mà…”, đôi mắt Luân bỗng giàn giụa nước mắt thương tiếc bạn.
Vĩnh biệt cậu học trò Trần Thành Công với mơ ước giúp gia đình thoát nghèo!
Từ ngày biết kết quả thi ĐH, biết mình đỗ 2 trường ĐH Công nghiệp TPHCM và ĐH Công nghệ Sài Gòn, Công rạo rực hẳn lên với bao dự định, mơ ước và mong muốn mai này xây cho ba mẹ một căn nhà thật tươm tất.
Buổi sáng định mệnh hôm ấy (20/8), Công đạp xe mời bà con, thầy cô và bạn bè đến gia đình dự tiệc chia vui, để chào tạm biệt trước ngày lên đường nhập học khoa Quản lý môi trường thuộc Trường ĐH Công nghiệp TPHCM. Trưa hôm đó, sau khi vừa dứt bữa cơm trưa đạm bạc, Công cùng mẹ dắt đàn bò qua bên kia sông Trà Câu (xã Phổ Văn) để thả giống. Vốn dĩ Công không biết bơi, nhưng thấy mẹ vất vả dắt bò qua dòng sông chảy xiết, Công không đành lòng và tự mình dắt bò qua sông. Khi vượt sông được một đoạn ngắn, bỗng chân Công thụt xuống lòng sông và bị cuốn đi.
Giữa dòng nước chảy xiết, bà Đủ - mẹ Công chỉ biết lao theo con và lai dắt con đến gần bờ. Bà gần như cứu con thoát chết, thì dòng nước đã chia cách hai mẹ con; may thay bà Đủ vẫn còn sống bên bờ, còn Công mãi mãi không trở về. Hay tin, bà con lối xóm đã huy động lực lượng tìm kiếm Công, nhưng mãi đến hai giờ đồng hồ mọi người mới tìm thấy xác Công mắc trong gốc bụi tre bên sông.
Người dân trong thôn An Ninh tìm kiếm thi thể em Trần Thành Công chiều 20/8/2010. (Ảnh: Baoquangngai)
“Tui mua trái cây, thuê bàn ghế hết rồi. Tính chiều 21/8 làm cho nó cái tiệc nhỏ mừng thi đỗ đại học. Nhưng nào ngờ bánh trái mừng tiệc giờ thành đồ lo lễ tang cho con. Sao vậy trời?”, ông Trần Ái, ba Công bật khóc nức nở trước vong linh đứa con thân yêu.
Gia đình và bạn bè khóc thương bên quan tài cậu học trò Trần Thành Công.
Tiễn biệt cậu học trò ngoanTừng trang vở của Công còn đây, đánh dấu lại khoảng đời học trò của Công chỉ biết “dùi mài kinh sử” và phụ giúp gia đình, mong sao đỡ đần cuộc sống mưu sinh. Là đứa con thứ 3 trong gia đình 4 anh em, 6 nhân khẩu chỉ biết trông chờ vào 5 sào ruộng. Để có tiền cho các con ăn học, ba mẹ Công phải đi làm thuê, làm mướn đủ nghề, ngoài giờ thì anh em Công thay nhau chăn bò.
Hiểu được hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình cho nên những năm học THCS, rồi học THPT Lương Thế Vinh, Công đều đạt học sinh khá, giỏi. Năm lên lớp 12, trong một lần về thăm quê, người chú ruột của Công đang sống ở Đồng Nai thấy cháu lóc cóc đi học trên chiếc xe đạp cũ nát mà ông nội để lại, nên chú mua cho chiếc xe mới. Thấy các con học chăm chỉ, ba mẹ đã chuẩn bị thủ sẵn 3 đàn bò để chuẩn bị cho các con vào đại học. Cách đây gần 4 năm, ngày anh trai của Công là Trần Trọng Hữu thi đậu Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, để có tiền làm lộ phí cho con, ông Trần Ái đã phải dắt con bò lớn nhất đem bán. Năm sau đến lượt chị gái Công đậu trường Tài chính kế toán Quảng Ngãi, ông Ái đã bán con bò thứ 2. Và con bò thứ 3 là dành cho Công. Giờ đây, con bò thứ 3 sẽ để giành lại cho đứa út học lớp 11.
Khó khăn là thế, nhưng Công vẫn chăm chỉ học hành, ngoan hiền, vâng lời thầy cô. Sự ra đi đột ngột của Công khiến những giọt nước mắt đau thương mãi rơi trên từng nét mặt của các bạn cùng trang lứa.
Vẫn không tin bạn thân Trần Thành Công ra đi vĩnh viễn, em Trần Thành Luân nghẹn ngào: “Công là người bạn thân nhất của em, bạn ấy hiền lắm, mà học giỏi nữa. Ở trường ai cũng thương mến Công và Công chưa bao giờ làm mách lòng ai cả. Ngày biết điểm thi, Công mừng báo cho em biết trước nhất. Sáng qua nó còn vui mừng sang nhà mời em mai đến ăn tiệc. Vậy mà…”, đôi mắt Luân bỗng giàn giụa nước mắt thương tiếc bạn.
Những nén hương thắp lên để phần nào an ủi linh hồn Công.
Khi Công ra đi, bà Đủ còn giấu Công một điều bí mật: “Công nào có biết để có tiền hàng tháng gửi cho anh và chị của Công đi học đại học, hai vợ chồng không những cầm sổ đỏ đến ngân hàng thế chấp để vay, mà còn mượn của người thân, với số tiền nợ hiện trên 100 triệu đồng”.Vĩnh biệt cậu học trò Trần Thành Công với mơ ước giúp gia đình thoát nghèo!
Bài và ảnh: Hồng Long
Hiệu chỉnh bởi quản lý: