- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.256
Chúng tôi sống tại một thành phố nhỏ ở Pháp, con gái lớn của tôi năm nay học lớp 4.
Từ ngày con bắt đầu vào tiểu học, hầu như con có rất ít bài tập về nhà, ít hơn rất nhiều so với mong đợi của tôi.
Ngày lớp 1, mỗi ngày cô giáo chỉ yêu cầu con xem lại bài 5 – 10 phút, để ôn lại những gì con đã học trên lớp. Theo cô, tuổi này các con rất dễ mất tập trung cũng như hay quên, vì thế lúc về nhà cần có bố mẹ giúp đỡ. Những năm tiếp theo, bài tập về nhà của con chẳng tăng thêm chút nào.
Lên lớp 2, 3, một tuần khoảng 2, 3 lần, thầy giáo giao cho về nhà đọc một đoạn văn ngắn, khoảng 1 nửa trang sách, bố mẹ hỏi vài câu để kiểm tra mức độ hiểu của con. Năm nay lớp 4, thầy giáo tiếp tục giao bài đọc, nhưng là đọc hẳn một quyển sách truyện dài, đọc xong đến lớp viết tóm tắt. Tuyệt đối không có bài tập toán về nhà.
Trong năm học kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 6, các con có 4 kì nghỉ lễ, mỗi kì dài 2 tuần. Đã gọi là nghỉ lễ hẳn nhiên không bao giờ có bài tập, các cô bảo các con cần được nghỉ ngơi để hết lễ tinh thần sảng khoái học lại càng có hiệu quả. Năm nay ngoại lệ, cô giáo có giao bài tập cho 2 tuần lễ, nhưng bài tập hết sức dễ thương.
Đó là các con đọc một cuốn truyện, sau đó mang sách đến lớp làm một bài thuyết trình, có chuẩn bị một poster hẳn hoi, để giới thiệu với các bạn về cuốn sách đó. Con gái tôi rất hào hứng, đã đọc xong 3 truyện nhưng vẫn chưa quyết định sẽ giới thiệu cuốn nào.
Không chỉ ở nước Pháp, tôi biết ở những quốc gia khác ở châu Âu, ở cấp tiểu học, các học sinh được giao rất ít bài tập về nhà. Từ rất lâu, nhiều quốc gia đã thực hiện quy tắc “mười phút”, có nghĩa là cứ tăng một lớp thì thời gian học ở nhà tang thêm mười phút.
Gần đây, các phụ huynh ở Tây Ban Nha đã biểu tình để các học sinh có ít bài tập hơn, vì 4-6 giờ làm bài tập về nhà trong một tuần, theo họ, là quá nhiều và ảnh hưởng đến con cái và cuộc sống gia đình họ.
Thậm chí có quốc gia như Phần Lan, đã loại bỏ hoàn toàn bài tập về nhà trong chương trình học. Theo họ, những gì cần học các học sinh đã được học ở trường, học nhiều hơn không có nghĩa là hiệu quả hơn.
Gần đây, tôi có thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ qua mạng xã hội Facebook đối với 67 bà mẹ có con học tiểu học ở Việt Nam.
Kết quả cho thấy chỉ có 7 bà mẹ có con học ở nhà dưới 30 phút, có đến 30 mẹ cho con học trong khoảng 1 tiếng và 23 bé học từ 1 -2 tiếng mỗi ngày. Như vậy, có thể thấy, nhìn chung các bé tiểu học ở Việt Nam học khá nhiều so với các bé cùng độ tuổi ở Châu Âu.
Ngoài ra, việc các bà mẹ hàng ngày lên mạng xã hội Facebook để nhờ “bạn bè gần xa” giúp giải hộ bài tập toán của con đang trở nên dần phổ biến. Hầu như tâm lý bà mẹ nào cũng muốn giúp con hoàn thành hết bài tập cô giáo giao về nhà, dù đó là bài tập nâng cao, quá sức của con, mà thậm chí đến phụ huynh cũng không hề biết cách giải.
Vấn đề ở đây là tại sao các phụ huynh không để các cháu tự mình làm các bài tập cô giao. Trong trường hợp con không làm được, tại sao không để con đến lớp trình bày với cô về điều đó và nhờ cô giảng lại chỗ con không hiểu? Lý do các phụ huynh đưa ra thường là “lớp quá đông, cô giáo không thể quan tâm hết”.
Vậy thì việc phụ huynh giảng giải và giúp con làm những bài tập quá sức có cần thiết và hiệu quả lâu dài hay không? Hay chỉ nên để con học và tiếp thu đúng với năng lực của mình?
Chưa kể ngoài bài tập nâng cao, còn có những kì thi như Violympic, và phụ huynh vẫn thường lên mạng để “cầu cứu”, bởi có những bài tập phụ huynh cũng không biết cách giải. Không hiểu những kì thi này là dành cho học sinh hay dành cho người lớn?
Tôi được nghe một phụ huynh tâm sự rằng, trong một buổi họp phụ huynh đầu năm cho con, chị đề nghị cô giáo giao ít bài tập về nhà vào cuối tuần thôi. Vì cháu mới học lớp 2, cả tuần đi học cháu đã mệt rồi, cần thời gian nghỉ ngơi.
Cô giáo tươi cười nói rằng, nếu các phụ huynh khác đồng ý như thế thì cô giáo vui quá, cô cũng đỡ phải chấm bài. Nhưng cuối cùng chỉ có 2 phụ huynh giơ tay đồng ý với ý kiến đó, trên tổng số 50 phụ huynh.
Cho nên, tôi không rõ, áp lực về bài tập về nhà, bài tập nâng cao đến từ cô giáo, hay đến từ chính phụ huynh? Chính điều này đã khiến cho những năm đầu tiên tới trường của nhiều học sinh trở nên rất kinh khủng, dễ dẫn đến tâm lý chán ghét trường học.
Xin các phụ huynh hãy nhớ rằng, tuổi thơ của các con chúng ta rất ngắn, hay để con sống đúng với lứa tuổi và mức độ phát triển của mình. Hãy quên đi những điểm số, những thành tích, những bằng khen để con có được những ngày tháng thơ ấu đúng nghĩa.
Ngoài bài vở ra, con còn có rất nhiều thứ khác để học, học đàn, học hát, học múa, học vẽ, học chơi thể thao, học làm người tử tế. Vì thế, hỡi các phụ huynh, hãy giảm thời gian làm bài tập về nhà của con xuống, để con được làm những đứa trẻ hạnh phúc đúng nghĩa, và không ghét trường học.
Nguyên-Kan
Theo thanhnien
Từ ngày con bắt đầu vào tiểu học, hầu như con có rất ít bài tập về nhà, ít hơn rất nhiều so với mong đợi của tôi.
Ngày lớp 1, mỗi ngày cô giáo chỉ yêu cầu con xem lại bài 5 – 10 phút, để ôn lại những gì con đã học trên lớp. Theo cô, tuổi này các con rất dễ mất tập trung cũng như hay quên, vì thế lúc về nhà cần có bố mẹ giúp đỡ. Những năm tiếp theo, bài tập về nhà của con chẳng tăng thêm chút nào.
Lên lớp 2, 3, một tuần khoảng 2, 3 lần, thầy giáo giao cho về nhà đọc một đoạn văn ngắn, khoảng 1 nửa trang sách, bố mẹ hỏi vài câu để kiểm tra mức độ hiểu của con. Năm nay lớp 4, thầy giáo tiếp tục giao bài đọc, nhưng là đọc hẳn một quyển sách truyện dài, đọc xong đến lớp viết tóm tắt. Tuyệt đối không có bài tập toán về nhà.
Trong năm học kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 6, các con có 4 kì nghỉ lễ, mỗi kì dài 2 tuần. Đã gọi là nghỉ lễ hẳn nhiên không bao giờ có bài tập, các cô bảo các con cần được nghỉ ngơi để hết lễ tinh thần sảng khoái học lại càng có hiệu quả. Năm nay ngoại lệ, cô giáo có giao bài tập cho 2 tuần lễ, nhưng bài tập hết sức dễ thương.
Đó là các con đọc một cuốn truyện, sau đó mang sách đến lớp làm một bài thuyết trình, có chuẩn bị một poster hẳn hoi, để giới thiệu với các bạn về cuốn sách đó. Con gái tôi rất hào hứng, đã đọc xong 3 truyện nhưng vẫn chưa quyết định sẽ giới thiệu cuốn nào.
Không chỉ ở nước Pháp, tôi biết ở những quốc gia khác ở châu Âu, ở cấp tiểu học, các học sinh được giao rất ít bài tập về nhà. Từ rất lâu, nhiều quốc gia đã thực hiện quy tắc “mười phút”, có nghĩa là cứ tăng một lớp thì thời gian học ở nhà tang thêm mười phút.
Gần đây, các phụ huynh ở Tây Ban Nha đã biểu tình để các học sinh có ít bài tập hơn, vì 4-6 giờ làm bài tập về nhà trong một tuần, theo họ, là quá nhiều và ảnh hưởng đến con cái và cuộc sống gia đình họ.
Thậm chí có quốc gia như Phần Lan, đã loại bỏ hoàn toàn bài tập về nhà trong chương trình học. Theo họ, những gì cần học các học sinh đã được học ở trường, học nhiều hơn không có nghĩa là hiệu quả hơn.
Gần đây, tôi có thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ qua mạng xã hội Facebook đối với 67 bà mẹ có con học tiểu học ở Việt Nam.
Kết quả cho thấy chỉ có 7 bà mẹ có con học ở nhà dưới 30 phút, có đến 30 mẹ cho con học trong khoảng 1 tiếng và 23 bé học từ 1 -2 tiếng mỗi ngày. Như vậy, có thể thấy, nhìn chung các bé tiểu học ở Việt Nam học khá nhiều so với các bé cùng độ tuổi ở Châu Âu.
Ngoài ra, việc các bà mẹ hàng ngày lên mạng xã hội Facebook để nhờ “bạn bè gần xa” giúp giải hộ bài tập toán của con đang trở nên dần phổ biến. Hầu như tâm lý bà mẹ nào cũng muốn giúp con hoàn thành hết bài tập cô giáo giao về nhà, dù đó là bài tập nâng cao, quá sức của con, mà thậm chí đến phụ huynh cũng không hề biết cách giải.
Vấn đề ở đây là tại sao các phụ huynh không để các cháu tự mình làm các bài tập cô giao. Trong trường hợp con không làm được, tại sao không để con đến lớp trình bày với cô về điều đó và nhờ cô giảng lại chỗ con không hiểu? Lý do các phụ huynh đưa ra thường là “lớp quá đông, cô giáo không thể quan tâm hết”.
Vậy thì việc phụ huynh giảng giải và giúp con làm những bài tập quá sức có cần thiết và hiệu quả lâu dài hay không? Hay chỉ nên để con học và tiếp thu đúng với năng lực của mình?
Chưa kể ngoài bài tập nâng cao, còn có những kì thi như Violympic, và phụ huynh vẫn thường lên mạng để “cầu cứu”, bởi có những bài tập phụ huynh cũng không biết cách giải. Không hiểu những kì thi này là dành cho học sinh hay dành cho người lớn?
Tôi được nghe một phụ huynh tâm sự rằng, trong một buổi họp phụ huynh đầu năm cho con, chị đề nghị cô giáo giao ít bài tập về nhà vào cuối tuần thôi. Vì cháu mới học lớp 2, cả tuần đi học cháu đã mệt rồi, cần thời gian nghỉ ngơi.
Cô giáo tươi cười nói rằng, nếu các phụ huynh khác đồng ý như thế thì cô giáo vui quá, cô cũng đỡ phải chấm bài. Nhưng cuối cùng chỉ có 2 phụ huynh giơ tay đồng ý với ý kiến đó, trên tổng số 50 phụ huynh.
Cho nên, tôi không rõ, áp lực về bài tập về nhà, bài tập nâng cao đến từ cô giáo, hay đến từ chính phụ huynh? Chính điều này đã khiến cho những năm đầu tiên tới trường của nhiều học sinh trở nên rất kinh khủng, dễ dẫn đến tâm lý chán ghét trường học.
Xin các phụ huynh hãy nhớ rằng, tuổi thơ của các con chúng ta rất ngắn, hay để con sống đúng với lứa tuổi và mức độ phát triển của mình. Hãy quên đi những điểm số, những thành tích, những bằng khen để con có được những ngày tháng thơ ấu đúng nghĩa.
Ngoài bài vở ra, con còn có rất nhiều thứ khác để học, học đàn, học hát, học múa, học vẽ, học chơi thể thao, học làm người tử tế. Vì thế, hỡi các phụ huynh, hãy giảm thời gian làm bài tập về nhà của con xuống, để con được làm những đứa trẻ hạnh phúc đúng nghĩa, và không ghét trường học.
Nguyên-Kan
Theo thanhnien