Nền tảng Blockchain hoạt động như thế nào ?

tranvanthe92cd

Thành viên
Tham gia
20/8/2016
Bài viết
0
Không những là công nghệ đứng sau sự thành công của đồng tiền ảo Bitcoin, nền tảng Blockchain còn được ứng dụng thử nghiệm phục vụ đa dạng các lĩnh vực, được các chuyên gia ưu ái gọi là “chìa khóa” cho xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai.

nen-tang-block-chain-hoat-dong-the-nao.jpg


Nền tảng Blockchain hoạt động thế nào

Không thể phủ nhận công nghệ Blockchain (chuỗi khối) là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong đa dạng ngành nghề, lĩnh vực và cũng được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây.

Xem thêm: Công nghệ Blockchain 1.0 là gì


Nền tảng Blockchain hoạt động như thế nào ?

  1. Người dùng yêu cầu một giao dịch (mua, bán, trao đổi)
  2. Yêu cầu sẽ được phát tới các mạng ngang hàng P2P (Peer to Peer: bao gồm các máy tính (được gọi là Node) kết nối với nhau)
  3. Các máy tính trong hệ thống này sẽ xác thực giao dịch cùng với thông tin người dùng thông qua các thuật toán trong Blockchain.
  4. Sau khi giao dịch được xác nhận, chúng sẽ được kết hợp với những giao dịch khác tạo nên một khối (Gọi là Block) trong hệ thống Blockchain – Nơi nó sẽ tồn tại và không thể sửa đổi.
  5. Hoàn thành giao dịch
block-chain-hoat-dong-the-nao.jpg


Blockchain hoạt động thế nào

Có thể thấy rõ rằng, hệ thống Blockchain sử dụng các thuật toán giúp nó có thể truyền tải dữ liệu mà không thông qua trung gian để xác nhận thông tin. Thêm nữa, nó tồn tại nhiều nút (Node) độc lập với khả năng xác nhận thông tin, mọi thông tin trong Blockchain có thể thay đổi hoặc bổ sung thêm khi có sự chất nhận của tất cả các nút trên hệ thống. Điều khác biệt nhất là Blockchain vẫn hoạt động bình thường khi một phần của hệ thống sụp đổ, những máy tính và các nút vẫn hoạt động để bảo vệ thông tin, giữ cho Blockchain không bị mất dữ liệu.

Xem thêm: Công nghệ Blockchain 2.0 là gì



Ví dụ về cách thức hoạt động Blockchain

Anh A mua một món đồ từ Công Ty B. Cả hai đều có ví Bitcoin (hoặc các Altcoin khác). Giao dịch sẽ xuất phát từ Ví của anh A thông qua một “lệnh đề xuất” với Blockchain làm cho ví của anh A vơi đi và tăng phần đó vào ví của Công Ty B.

Hệ thống các máy tính (Node) trong mạng Blockchain sẽ thực hiện các bước xác nhận sự thay đổi thông qua các thuật toán. Khi lệnh đề xuất này được đưa ra nó sẽ phải qua một loạt các bước kiểm tra (thông qua các node) khác nhau, bằng cách kiểm tra “cuốn sổ cái”, để liệu xem anh A còn đủ số Bitcoin mà A muốn dùng để chi trả hay không. Nếu mọi thứ được đảm bảo, các Node đặc biệt gọi là các Miner (thợ mỏ) sẽ “đóng gói” đề xuất của anh A với các giao dịch tương tự đã được xác nhận khác và tạo thành một Block mới rồi chuyển vào “cuốn sổ” Blockchain. Giao dịch thành công!

Sự xuất hiện của Blockchain cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời, hệ thống này sẽ thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận xã hội, đánh dấu bước ngoặt quan trọng, mở ra xu hướng mới cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, logistics, điện tử viễn thông, kế toán kiếm toán, … Chắc chắn nay mai thôi, mọi công ty, tập đoàn lớn đều xây dựng mạng lưới Blockchain cho riêng mình, tạo nên làn sóng Blockchain toàn cầu trong kỷ nguyên số.

Xem thêm: Công nghệ Blockchain 3.0 là gì
 
×
Quay lại
Top