Nên miễn học phí cho học sinh trong 9 năm?

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
"Ý nghĩa dân trí của một nước rất quan trọng, nên tôi đề nghị sắp tới nên gọi thẳng là giáo dục bắt buộc 9 năm miễn học phí".

Dành nhiều sự quan tâm cho sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là đối với giáo dục về phổ thông và mầm non, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, giáo dục phổ thông là giáo dục nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ.

Yếu nhất là phương pháp dạy học

Theo PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, trong những năm đổi mới, giáo dục phổ thông đã phát triển mạnh về quy mô, đáp ứng nhu cầu học tập của thế hệ trẻ, chất lượng giáo dục có chuyển biến đáng khích lệ, tuy chưa đạt yêu cầu của mục tiêu giáo dục.

KenhSinhVien-tran-thi-tam-dan.jpg

PGS.TS Trần Thị Tâm Đan cho rằng, quy mô và chất lượng giáo dục là hai nội dung không thể tách rời của khái niệm giáo dục. Vì vậy, để được hiệu quả trong phát triển giáo dục về nguyên tắc phát triển qui mô phải gắn liền với điều kiện đảm bảo chất lượng. Vấn đề hiện nay trong phát triển giáo dục cần được ưu tiên tập trung giải quyết chất lượng trên tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Theo PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, cơ chế, chính sách là đòn bẩy cho sự phát triển, những giải pháp về cơ chế chính sách đối với giáo dục phổ thông cần tập trung cho mục tiêu xây dựng nhà trường đủ điều kiện đảm bảo chất lượng.

Tiếp tục đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên nguyên tắc kế thừa và phát triển chương trình hiện nay theo hướng giảm tải tối đa, tinh gọn, cập nhật và khả thi, giải quyết những vấn đề mà chương trình hiện nay chưa giải quyết xong, đó là phương thức thực hiện giáo dục thể chất, giáo dục mỹ học, phân hóa ở cấp THPT, một chương trình, một bộ sách giáo khoa kèm theo văn bản hướng dẫn về yêu cầu đối với các đối tượng học sinh khác nhau hay một chương trình và nhiều bộ sách giáo khoa (2 - 3 bộ).

PGS.TS Tâm Đan cho rằng, vấn đề cốt lõi của đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chính là đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục đào tạo, tạo nên sự chuyển biến cơ bản chất lượng giáo dục phổ thông.

“Hiện nay giáo viên còn yếu nhất ở khâu chuyển đổi phương pháp dạy học. Điều này là quan trọng nhất, thay đổi được điều này mới có thể tăng được chất lượng học, mới hình thành được mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của lớp trẻ”- PGS.TS Tâm Đan nói.

Miễn học phí bậc tiểu học và PTCS

Đổi mới chính sách tài chính trên nguyên tắc nguồn tài chính cung cấp cho nhà trường phải đảm bảo cho nhà trường thực hiện được yêu cầu về đảm bảo chất lượng giáo dục. “Theo dõi giáo dục nhiều năm tôi thấy, ngân sách đã đưa ra tới 20%, nhưng ngân sách cấp về cho đến phổ thông cũng còn tùy lĩnh vực, học phí thì cũng thu ít nhiều, còn tổng thu đó và nguồn nhân sách có đảm bảo cho nhà trường hoạt động không thì hiện nay vẫn không tính toán được việc đó. Đến khi kiểm tra, thì tài chính của trường phổ thông, thì quy định 80% trả lương, 20% cho hoạt động xã hội thì hiện nay con số 20% rất ít trường sử dụng đủ. Đại đa số các trường dùng 90%, thậm chí 95% trả lương, vậy thì gắn nhà trường với hoạt động xã hội thì lấy đâu kinh phí?. Tôi cho rằng ở đây là phụ thuộc vào chính sách tài chính”- PGS.TS Tâm Đan nói.

Theo PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, vấn đề đặt ra cần áp dụng phương pháp hạch toán trong tính chi phí giáo dục. Trên cơ sở đó, Nhà nước có trách nhiệm huy động nguồn tài chính từ ngân sách và từ học phí đảm bảo đủ cho hoạt động giáo dục của nhà trường. Không thể kéo dài mãi tình trạng không đủ tài chính cho chi phí giáo dục và chất lượng giáo dục đạt được đến đâu thì đạt. “Đối với giáo dục phổ thông, nguồn tài chính từ ngân sách vẫn là chính, học phí chỉ có tính hỗ trợ”.

Thực hiện giáo dục bắt buộc là cơ sở nâng cao trình độ dân trí của một nước, yếu tố có tính nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là giải pháp đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục nên nhiều nước đã thực hiện theo chế độ miễn học phí và gọi là giáo dục bắt buộc.

“Chúng ta thực hiện vẫn theo hiểu vận động, chỉ miễn học phí tiểu học, còn PTCS vẫn đóng học phí như bình thường. Tất cả các tỉnh đi làm đều đi vận động chứ không bắt buộc miễn học phí cho PTCS. Còn đối với các nước, họ không gọi là giáo dục phổ cập chung chung mà họ gọi là giáo dục bắt buộc. Nếu đã bắt buộc thì tính pháp lý cao hơn rất nhiều, nghĩa là nhà nước phải đảm bảo cho mọi trẻ em được đi học và gia đình phải đưa trẻ em trong độ tuổi đến trường. Do đó chất lượng giáo dục của họ cao. Theo tôi ý nghĩa dân trí của một nước rất quan trọng, nên tôi đề nghị sắp tới nên gọi thẳng là giáo dục bắt buộc 9 năm miễn học phí”- PGS.TS Tâm Đan nói.

PGS.TS Tâm Đan cũng cho rằng, cần đổi mới môi hình nhà trường theo hướng mở, tạo điều kiện cho nhà trường gắn với xã hội; áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Cùng với đó các trường phải được tự chủ về tổ chức và nhân sự, tại chính và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục trên cơ sở bảm đảm dân chủ, công khai, minh bạch, tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục./.
Theo VOV
 
Biết Ngân sách Nhà nước mình có làm nổi/gồng nổi vụ này ko, cứ để mỗi người đóng tiền học cho mình và có chính sách giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học như chúng ta vẫn thường làm. Chứ để miễn phí nhưng mấy ổng quýnh thuế hay tăng thuế này nọ, tăng giá xăng :KSV@18: để tăng thu Ngân sách thì cũng dzậy hà....
 
Biết Ngân sách Nhà nước mình có làm nổi/gồng nổi vụ này ko, cứ để mỗi người đóng tiền học cho mình và có chính sách giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học như chúng ta vẫn thường làm. Chứ để miễn phí nhưng mấy ổng quýnh thuế hay tăng thuế này nọ, tăng giá xăng :KSV@18: để tăng thu Ngân sách thì cũng dzậy hà....
VN khác Cuba ở chỗ đó :3 dạy học miễn phí ko phải là chuyện dễ
 
×
Quay lại
Top Bottom