- Tham gia
- 5/5/2013
- Bài viết
- 173
Bạn không hiểu vì sao mình đã học thuộc ngữ pháp, từ mới nhưng chỉ nhớ tạm thời và quên ngay sau đó. Nguyên nhân xuất phát từ việc bạn chưa hiểu và tận dụng quy tắc học ngôn ngữ của não bộ.
Đôi khi, người học tiếng Anh lo lắng vì những bài học của họ chứa quá nhiều thông tin, từ các quy tắc ngữ pháp, đến từ vựng mới hay cụm từ mới.
Việc thuộc những thông tin về tiếng Anh là tốt. Nhưng việc nói và nghe tiếng Anh lặp đi lặp lại chính là cách thức hiệu quả hơn nhiều để bạn sử dụng được tiếng Anh. Lý do là não của bạn không phải là một chiếc container lớn và bạn không thể cải thiện trình độ tiếng Anh bằng cách rót càng nhiều thông tin vào đó càng tốt.
Não bộ không học tiếng Anh bằng cách bạn càng rót nhiều thông tin vào thì càng giỏi.
Thay vào đó, bạn hãy tưởng tượng, não của mình gồm hai ngăn riêng biệt khi học tiếng Anh.
Một phần của não bộ - ngăn thứ nhất chứa thông tin, còn gọi là phần kiến thức. Phần còn lại - ngăn thứ hai điều khiển những thứ bạn có thể làm được như vẽ một bức tranh, lái một chiếc xe hay nói một ngôn ngữ. Đây gọi là phần thể hiện.
Khi bạn học một thông tin mới trong tiếng Anh, nó sẽ đi vào ngăn Knowledge - Kiến thức. Kiến thức có thể tăng lên, nhưng điều này không nhất thiết tương đồng với việc khả năng tiếng Anh - phần thể hiện của bạn tốt lên.
Để ngăn thể hiện đầy lên, chỉ có cách bạn phải tăng cường trải nghiệm
Bạn trau dồi kiến thức về tiếng Anh thông qua việc học trong sách và nghe giáo viên dạy. Nhưng cách để cải thiện phần thể hiện lại là thông qua nghe, nói, đọc, viết. Hay nói cách khác, phần thể hiện được trau dồi thông qua việc thực hành. Bạn dùng những kiến thức đã học được vào những ngữ cảnh cụ thể.
Ví dụ, khi bạn thường xuyên nghe tiếng Anh một cách tự nhiên, bạn sẽ bắt chước được những mẫu câu mà bạn nghe một cách vô thức, ngay cả khi bạn không thể hiểu nghĩa của những câu này là gì. Hay khi bạn dùng những từ mới học được vào việc nói tiếng Anh, bạn sẽ có thói quen dùng chúng một cách tự nhiên. Dần dần, các từ ngữ được xuất hiện và nói ra một cách tự động.
Nói như trên không có nghĩa rằng việc chăm chỉ thu nhặt kiến thức không quan trọng. Khi bạn tập trung cao độ trong việc thu nhặt kiến thức, tiếng Anh của bạn vẫn có thể được cải thiện.
Tuy nhiên, sự cải thiện này mang tính tạm thời. Khi bạn ngừng tập trung, bạn sẽ quay lại những thói quen cũ của mình.
Do đó, điểm mấu chốt là phải xem thông tin như một công cụ. Học tiếng Anh và ghi nhớ từng chút quy tắc một. Sau đó, bạn luyện tập với những thông tin đã thu thập được cho đến khi chúng trở thành một phần tự nhiên trong não bộ. Khi đó, những ngôn ngữ tiếng Anh mà bạn đã học được sẽ hoàn toàn thuộc về bạn.
Y Vân (theo phrasemix.com
Đôi khi, người học tiếng Anh lo lắng vì những bài học của họ chứa quá nhiều thông tin, từ các quy tắc ngữ pháp, đến từ vựng mới hay cụm từ mới.
Việc thuộc những thông tin về tiếng Anh là tốt. Nhưng việc nói và nghe tiếng Anh lặp đi lặp lại chính là cách thức hiệu quả hơn nhiều để bạn sử dụng được tiếng Anh. Lý do là não của bạn không phải là một chiếc container lớn và bạn không thể cải thiện trình độ tiếng Anh bằng cách rót càng nhiều thông tin vào đó càng tốt.
Não bộ không học tiếng Anh bằng cách bạn càng rót nhiều thông tin vào thì càng giỏi.
Thay vào đó, bạn hãy tưởng tượng, não của mình gồm hai ngăn riêng biệt khi học tiếng Anh.
Một phần của não bộ - ngăn thứ nhất chứa thông tin, còn gọi là phần kiến thức. Phần còn lại - ngăn thứ hai điều khiển những thứ bạn có thể làm được như vẽ một bức tranh, lái một chiếc xe hay nói một ngôn ngữ. Đây gọi là phần thể hiện.
Khi bạn học một thông tin mới trong tiếng Anh, nó sẽ đi vào ngăn Knowledge - Kiến thức. Kiến thức có thể tăng lên, nhưng điều này không nhất thiết tương đồng với việc khả năng tiếng Anh - phần thể hiện của bạn tốt lên.
Để ngăn thể hiện đầy lên, chỉ có cách bạn phải tăng cường trải nghiệm
Bạn trau dồi kiến thức về tiếng Anh thông qua việc học trong sách và nghe giáo viên dạy. Nhưng cách để cải thiện phần thể hiện lại là thông qua nghe, nói, đọc, viết. Hay nói cách khác, phần thể hiện được trau dồi thông qua việc thực hành. Bạn dùng những kiến thức đã học được vào những ngữ cảnh cụ thể.
Ví dụ, khi bạn thường xuyên nghe tiếng Anh một cách tự nhiên, bạn sẽ bắt chước được những mẫu câu mà bạn nghe một cách vô thức, ngay cả khi bạn không thể hiểu nghĩa của những câu này là gì. Hay khi bạn dùng những từ mới học được vào việc nói tiếng Anh, bạn sẽ có thói quen dùng chúng một cách tự nhiên. Dần dần, các từ ngữ được xuất hiện và nói ra một cách tự động.
Nói như trên không có nghĩa rằng việc chăm chỉ thu nhặt kiến thức không quan trọng. Khi bạn tập trung cao độ trong việc thu nhặt kiến thức, tiếng Anh của bạn vẫn có thể được cải thiện.
Tuy nhiên, sự cải thiện này mang tính tạm thời. Khi bạn ngừng tập trung, bạn sẽ quay lại những thói quen cũ của mình.
Do đó, điểm mấu chốt là phải xem thông tin như một công cụ. Học tiếng Anh và ghi nhớ từng chút quy tắc một. Sau đó, bạn luyện tập với những thông tin đã thu thập được cho đến khi chúng trở thành một phần tự nhiên trong não bộ. Khi đó, những ngôn ngữ tiếng Anh mà bạn đã học được sẽ hoàn toàn thuộc về bạn.
Y Vân (theo phrasemix.com