Nâng cao nhận thức của học sinh qua việc giáo dục di sản

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Một bộ phận giới trẻ mù mờ không am hiểu về lịch sử và văn hóa dân tộc trở thành nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông hướng tới đích giúp HS có những hiểu biết về những giá trị của các di sản, qua đó giáo dục HS ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hóa.

Di sản văn hóa nâng cao nhận thức và kỹ năng cho học sinh

Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp cho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS. Các di sản văn hóa góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS.

Các di sản văn hóa, dù là vật thật hay ảo (thể hiện qua tranh, ảnh, phim,…) sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản. Cô Lan, GV dạy Lịch sử ở Hải Phòng chia sẻ: Khi tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, qua các hiện vật và thuyết minh của hướng dẫn viên và thầy cô, các em sẽ hình dung được cuộc sống của các anh bộ đội trong chiến đấu. Qua đó các em biết được sâu sắc ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên phủ với những tấm gương chiến đấu hy sinh của Bộ đội Cụ Hồ. Những hình ảnh, vật dụng trong Bảo tàng không chỉ giúp có thêm hiểu biết mà còn tác động sâu sắc tới tình cảm của các em. Bên cạnh đó các GV có thể đưa ra những câu hỏi định hướng giúp HS thu thập những tư liệu và tìm hiểu sâu hơn về những kiến thức lịch sử.

Học sinh tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam


Tiếp cận với di sản văn hóa, học sinh còn được rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa. Đến với khu bảo tồn thiên nhiên như rừng Cúc Phương, HS được quan sát thảm thực vật với những tầng cao thấp khác nhau, hay những ảnh chụp tư liệu và nhưng thông tin từ nhân viên khu bảo tồn trên cơ sở đó có thể thu thập, tổng hợp các mẫu thực vật và động vật, đối chiếu với kiến thức đã học để từ đó giải thích về sự xuất hiện và tồn tại của khu bảo tồn thiên nhiên, liên hệ với thực tiễn khai thác rừng để tìm hiểu vai trò của khu bảo tồn với công tác bảo vệ đa dạng sinh học.

Trong quá trình tiếp cận với di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của GV, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và HS sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn.

Hướng học sinh sống có trách nhiệm hơn

Một học sinh lớp 10 khi đến Bảo tàng Lịch sử đã chia sẻ: Khi được tận mắt chứng kiến những đồ dùng cá nhân của bộ đội Trường Sơn, những công cụ lao động, vũ khí chiến đấu, những loại vũ khí hủy diệt của đế quốc Mỹ sử dụng trên con đường vận tải chiến lược của ta, những tấm gương chiến đấu kiên cường, không sợ hy sinh gian khổ, những khẩu hiệu, hành động “Sống bám xe, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”; “Mở đường mà đi, diệt địch mà tiến”…
Tất cả cho em thấy được phần nào về sức sống của con đường huyền thoại. Em gặp ở đó những cô thanh niên xung phong ở tuổi đôi mươi, luôn đối mặt với cái chết, luôn phải chịu đựng những gian nan, vất vả của cuộc sống. Các cô đã để lại thời con gái nơi đạn ngàn Trường Sơn khói lửa, để luôn giữ cho những con đường thông xe. Các cô đã quên tuổi xuân vì Tổ quốc. Những con người em được gặp” là những chiến sĩ Trường Sơn với màu áo xanh, rất giản dị. Các anh, chị đã tạc vào thế kỷ XX “Dáng đứng Việt Nam” trung dũng, kiên cường. Chiến công của các anh, các chị ngang tầm thời đại. Với khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng từ những hiện vật và những câu chuyện về những anh hùng năm xưa đã mang đến cho các em những cảm xúc đẹp. Chính buổi học thực tế đã mang lại cho các em những kiến thức phong phú sống động từ đó bồi dưỡng tình yêu Tổ quốc giúp các em sống có trách nhiệm hơn. Những câu chuyện đó thiết thực và có sức nặng hơn nhiều bài giảng khô cứng mang tính chất thuyết giáo.

Trách nhiệm của nhà trường phổ thông đối với di sản văn hóa

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hoá, vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hoá để dạy học. Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy học sẽ mang lại những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá. Bởi vậy chương trình được xây dựng cần có sự linh hoạt và phải phù hợp với văn hóa địa phương và dân tộc, phù hợp với mọi điều kiện của nhà trường ở: nông thôn, đô thị, miền núi, ven biển, hải đảo... và mọi đối tượng HS. Quan niệm chỉ đạo là lấy HS và hoạt động học làm trung tâm; tận dụng khai thác nguồn học liệu tại chỗ là những di sản văn hóa gần gũi, xung quanh môi trường sống, dễ hiểu với HS và sử dụng những kinh nghiệm và tri thức của người địa phương.

Trong giáo dục di sản, sử dụng di sản để dạy học cần chú trọng hướng đến các thiết chế văn hóa và loại hình đa dạng là những bảo tàng, di sản vật thể (di tích văn hóa, thiên nhiên, lịch sử, cách mạng, kháng chiến...), di sản thiên nhiên, di sản phi vật thể, nhất là những di sản sống, nhân chứng sống ở xung quanh và gần gũi với nhà trường. Giáo viên cần xác định sử dụng di sản như nguồn học liệu để trau dồi hiểu biết về di sản và rèn luyện phương pháp học tập và kỹ năng sống. Bởi vậy mỗi nhà trường cần đổi mới phương pháp tiếp cận di sản thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp nhằm giúp HS tự chủ, năng động, sáng tạo, khám phá - không theo mô hình học thuộc lòng, hỏi đáp, thi chấm điểm. Giáo viên đóng vai trò là người thiết kế hoạt động, điều phối viên, giúp tổ chức hoạt động cho HS. Khuyến khích tư duy phản biện của HS và GV. Tránh lặp lại các định kiến và cần làm mới nhận thức, tiếp cận về di sản văn hóa và phương pháp giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hoá, vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hoá để dạy học. Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy học sẽ mang lại những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá.

Nguồn:giaoducthoidai.vn





 
×
Quay lại
Top Bottom