- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Sinh ra khỏe mạnh, có đầy đủ cả cha mẹ nhưng chỉ vì một chút nông nổi của người cha, mẹ em đã ra đi vĩnh viễn, em bị đứt dây cột sống nằm một chỗ.
Cơn ghen gây bi kịch
Em là Nguyễn Lê Hoàng Trung (20 tuổi, hiện là sinh viên năm 3, Khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên, TP.HCM). Trung sinh ra trong một gia đình hạnh phúc. Mẹ là một giáo viên. Ba là công nhân cao su tại tỉnh Bình Phước
Nhưng hạnh phúc của gia đình Trung đã “tan thành mây khói” khi chỉ nghe những lời đàm tiếu của bạn bè vàbố Trung về nhà ghen với vợ.
Ông Lê Văn Khôi (72 tuổi, ông ngoại Trung) cho chúng tôi biết, năm 1996, Nguyễn Thanh Hùng (54 tuổi, ba Trung) đi làm xa, nghe bạn bè chọc, chị L.T.M.K (mẹ Trung) đang cặp kè với người đàn ông khác và ngày nào cũng gần gũi, chuyện trò với nhau ở trường.
Ba Trung chỉ biết tìm đến rượu rồi về nhà lôi vợ con ra chửi mắng. Nhìn chồng trong bộ dạng say xỉn, chị K chỉ biết im lặng, dù cố giải thích đó chỉ là mối quan hệ đồng nghiệp. Bởi, chị làm giáo viên, hằng ngày phải trao đổi giáo án, bài vở, họp và đi ăn… cùng đồng nghiệp là điều đương nhiên, nhưng ba Trung không nghe.
Cứ thế, những lần nghe bạn bè khích lệ là những lần ba Trung tìm đến rượu và chửi mắng vợ con. Năm đó, Trung chỉ mới hơn 3 tuổi và là một đứa trẻ rất kháu khỉnh, thông minh và đáng yêu, ai mới nhìn cũng thích.
Vào một ngày tháng 10/1996, ba Trung đi uống rượu say về rồi ngồi chửi đổng. Mẹ Trung cũng chỉ biết im lặng rồi cho con đi ngủ. Nhưng hôm ấy, chẳng biết “trời xui, đất khiến” thế nào, ông Hùng vác dao vào gi.ường vợ con đang nằm ngủ, đâm liên tiếp vào người chị K, khiến chị tử vong tại chỗ.
Còn Trung, đang nằm ôm mẹ ngủ, cũng bị ba dùng dao chặt đứt dây thần kinh. Gây án xong, ông Hùng hoảng sợ báo tin cho ông Khôi biết rồi bỏ trốn.
Hay tin, ông Khôi qua nhà thì thấy con gái mình nằm bất tỉnh trên gi.ường, còn bé Trung đang nằm thoi thóp bên cạnh mẹ. Ngay lập tức, ông đưa Trung đi đến bệnh viện huyện Thuận Phú, tỉnh Bình Phước cấp cứu. Do vết thương của Trung rất nguy kịch, các bác sĩ đã chuyển em lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, TP.HCM để chữa trị.
Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết, mạng sống của Trung có thể cứu được nhưng em sẽ mang dị tật suốt đời. Bởi vết dao chí tử của ba Trung đã làm những dây thần kinh cột sống của em bị đứt, mà hiện vẫn chưa có cách nào để chữa trị cũng như khắc phục hậu quả.
Ra viện, nửa người phía dưới của Trung đã chết, hai chân của em không phát triển, nhất là hệ tiêu hóa của em cũng không phát triển bình thường.
Lớp 2 viết đơn xin giảm tội cho ba
Ông Khôi cho chúng tôi biết, vừa hơn 3 tuổi nhưng Trung biết tất cả những chuyện xảy ra trong gia đình mình. Xuất viện về chịu tang mẹ, Trung không khóc, không nói chuyện với ai và em cũng không nở một nụ cười.
Năm đó, Trung chỉ mới hơn 3 tuổi. Cho đến nay, em vẫn như vậy, chuyện gì cũng chỉ biết một mình chịu đựng, không chia sẻ với ai, ngay cả ông ngoại là người luôn ở bên và như là một người bạn, người mẹ của em.
“Nó cứ vậy, đi học có chuyện gì, học tập như thế nào hay nhớ mẹ, nhớ ba nó không bao giờ kể. Từ ngày nó xuất viện cho đến nay, đã hơn 18 năm trôi qua, chẳng bao giờ nó khóc hay gọi tên mẹ, tên ba. Nó cười cũng rất ít.
Thường ngày, không đi đâu, nó ở nhà cũng chỉ ngồi ở một góc nhà, lấy viết và cuốn sách ra ngồi vẽ. Đến giờ ăn thì ngồi vào bàn lặng lẽ ăn cho xong. Nghĩ nó ở nhà, không có bạn chơi, tôi khai lớn hơn một tuổi cho nó được đi học sớm. Thực ra, nó sinh năm 1993. Từ ngày đi học, nó cũng đỡ hơn.
Hôm đi dự phiên sử sơ thẩm, ba nó phải nhận mức án tử hình, nó cũng không gọi một tiếng ba, cũng không khóc. Sau phiên xử, nó lặng lẽ ra về. Từ đó đến nay, nó chỉ biết học. Hình như nó muốn học để quên đi tất cả” - Ông Khôi tâm sự.
Ba Trung được đưa ra xét xử lần nữa, nhưng vẫn phải nhận mức án tử hình. Năm đó, Trung chỉ mới học lớp hai nhưng đã tự mình viết đơn gửi đến Chủ tịch nước xin giảm tội cho ba. Dù trước đó, em đã tận mắt chứng kiến, ba ra tay giết mẹ và làm hủy hoại cuộc sống của mình như thế nào.
Lá đơn của em được Chủ tịch nước chấp thuận, ba em được giảm xuống mức án chung thân. Nhưng nỗi đau và những chứng tích để lại trên người Trung mãi vẫn đeo bám em đến suốt đời.
Ngồi xe lăn đến trường
Tiếp chúng tôi trong căn phòng nhỏ, trên đường Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM, Trung âm thầm lặng lẽ, em không thích tiếp xúc người lạ và không thích chia sẻ những chuyện đã xảy ra với gia đình em. Nhắc đến bố mẹ, em chỉ biết ngồi trầm ngâm, suy nghĩ. Ánh mắt Trung chỉ sáng lên khi chúng tôi nhắc đến ước mơ của em.
Trung cho biết, ngày học cấp I, ước mơ cuả em sau này sẽ trở thành một nhạc trưởng. “Hồi đó, mỗi khi nhìn những người nhạc trưởng, đứng trước sân khấu, điều khiển một dàn nhạc, em thích và say mê lắm. Lúc đó, ngày nào em cũng chăm chỉ tập đàn và xin ông ngoại mua cho em cây đàn về nhà tự học” - Trung chia sẻ.
Nhưng học đến lớp 7, được tiếp xúc với máy tính, Trung chuyển sang theo học và đam mê với máy tính hơn, vì “ngành này, phù hợp với em. Sau này ra trường, em sẽ có công việc dễ hơn” - Trung giải thích.
Khi chúng tôi hỏi, bí quyết gì em học giỏi như vậy, Trung cười mỉm và chỉ nói “Học thì phải có lửa. Học ra học, chơi ra chơi. Lên lớp, em chăm chú nghe thầy cô giảng rồi về nhà tìm tài liệu trên mạng tham khảo và tự mày mò học. Những khi căng thẳng, em lấy trò chơi yêu thích ra ngồi chơi”.
Nhưng việc theo đuổi ước mơ của mình, Trung gặp rất nhiều khó khăn. Ông Khôi cho chúng tôi biết, từ ngày bắt đầu đi học, ông là người đưa Trung đến trường. “Hồi đó, tui đang làm hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Phú 2, tỉnh Bình Phước nên khi đến trường, tui chở nó theo luôn. Đến trường, nó tự học và không cần sự giúp đỡ của ai. Năm đó, nó đoạt học sinh xuất sắc toàn khối lớp 1”.
Cứ như thế, tiểu học, THCS, Trung đều đoạt học sinh giỏi của trường. Lên THPT, Trung đỗ thủ khoa thi đầu vào Khối chuyên Lý, trường THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước.
Nhưng cũng năm đó, do phải học ở môi trường mới, sống xa gia đình, nhất là khi ngồi lâu bị đau lưng và học ở môi trường mới, phải leo cầu thang, đi học rất nhiều khó khăn, Trung muốn nghỉ học, dù ông ngoại và mọi người khuyên bảo.
"Nhưng khi biết, nó bỏ học vì đau lưng, cả lớp và thầy chủ nhiệm đã về tận nhà để động viên, chia sẻ, nó mới chịu đi học trở lại. Từ đó, dù đau lưng rất nhiều nhưng nó vẫn gắng học rất chăm chỉ” - Ông ngoại Trung cho biết.
Hết THPT, Trung thi đậu vào Khoa Công nghệ thông tin Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Ở môi trường đại học, không giống như thời học sinh, việc đi học của Trung khó khăn hơn, có những khi phải nghỉ học vì không ai bế lên tầng 5 của trường.
“Có hôm trời mưa, hay lích kích lăn xe đến trường, đến cầu thang, ngồi chờ cả buổi, không có ai bế lên phòng học, nó phải phụng phịu tự lăn xe về đến nhà. Đi học khó khăn như vậy, nhưng nó không muốn để tui chở đi, vì nó muốn tự lập và sợ ông ngoại vất vả.
Học năm nhất, một lần nữa, nó lại muốn bỏ học, tôi phải khuyên và giải thích rất nhiều nó mới chịu đi học lại” - Ông ngoại chia sẻ những lúc bi quan của Trung và sự quan tâm chăm sóc của mọi người đến em.
Đến nay, Trung đã năm 3 đại học. Dù phía trước còn rất nhiều khó khăn nhưng Trung vẫn lạc quan chia sẻ với chúng tôi, em sẽ gắng học thật chăm. Ra trường, Trung sẽ làm chuyên viên máy tính.
Cơn ghen gây bi kịch
Em là Nguyễn Lê Hoàng Trung (20 tuổi, hiện là sinh viên năm 3, Khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên, TP.HCM). Trung sinh ra trong một gia đình hạnh phúc. Mẹ là một giáo viên. Ba là công nhân cao su tại tỉnh Bình Phước
Nhưng hạnh phúc của gia đình Trung đã “tan thành mây khói” khi chỉ nghe những lời đàm tiếu của bạn bè vàbố Trung về nhà ghen với vợ.
Ông Lê Văn Khôi (72 tuổi, ông ngoại Trung) cho chúng tôi biết, năm 1996, Nguyễn Thanh Hùng (54 tuổi, ba Trung) đi làm xa, nghe bạn bè chọc, chị L.T.M.K (mẹ Trung) đang cặp kè với người đàn ông khác và ngày nào cũng gần gũi, chuyện trò với nhau ở trường.
Ba Trung chỉ biết tìm đến rượu rồi về nhà lôi vợ con ra chửi mắng. Nhìn chồng trong bộ dạng say xỉn, chị K chỉ biết im lặng, dù cố giải thích đó chỉ là mối quan hệ đồng nghiệp. Bởi, chị làm giáo viên, hằng ngày phải trao đổi giáo án, bài vở, họp và đi ăn… cùng đồng nghiệp là điều đương nhiên, nhưng ba Trung không nghe.
|
Trung bên trái đang vui vẻ với nhóm bạn trong một lần đi dã ngoại (Ảnh: do nhân vật cung cấp) |
Vào một ngày tháng 10/1996, ba Trung đi uống rượu say về rồi ngồi chửi đổng. Mẹ Trung cũng chỉ biết im lặng rồi cho con đi ngủ. Nhưng hôm ấy, chẳng biết “trời xui, đất khiến” thế nào, ông Hùng vác dao vào gi.ường vợ con đang nằm ngủ, đâm liên tiếp vào người chị K, khiến chị tử vong tại chỗ.
Còn Trung, đang nằm ôm mẹ ngủ, cũng bị ba dùng dao chặt đứt dây thần kinh. Gây án xong, ông Hùng hoảng sợ báo tin cho ông Khôi biết rồi bỏ trốn.
Hay tin, ông Khôi qua nhà thì thấy con gái mình nằm bất tỉnh trên gi.ường, còn bé Trung đang nằm thoi thóp bên cạnh mẹ. Ngay lập tức, ông đưa Trung đi đến bệnh viện huyện Thuận Phú, tỉnh Bình Phước cấp cứu. Do vết thương của Trung rất nguy kịch, các bác sĩ đã chuyển em lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, TP.HCM để chữa trị.
Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết, mạng sống của Trung có thể cứu được nhưng em sẽ mang dị tật suốt đời. Bởi vết dao chí tử của ba Trung đã làm những dây thần kinh cột sống của em bị đứt, mà hiện vẫn chưa có cách nào để chữa trị cũng như khắc phục hậu quả.
Ra viện, nửa người phía dưới của Trung đã chết, hai chân của em không phát triển, nhất là hệ tiêu hóa của em cũng không phát triển bình thường.
Lớp 2 viết đơn xin giảm tội cho ba
Ông Khôi cho chúng tôi biết, vừa hơn 3 tuổi nhưng Trung biết tất cả những chuyện xảy ra trong gia đình mình. Xuất viện về chịu tang mẹ, Trung không khóc, không nói chuyện với ai và em cũng không nở một nụ cười.
Năm đó, Trung chỉ mới hơn 3 tuổi. Cho đến nay, em vẫn như vậy, chuyện gì cũng chỉ biết một mình chịu đựng, không chia sẻ với ai, ngay cả ông ngoại là người luôn ở bên và như là một người bạn, người mẹ của em.
“Nó cứ vậy, đi học có chuyện gì, học tập như thế nào hay nhớ mẹ, nhớ ba nó không bao giờ kể. Từ ngày nó xuất viện cho đến nay, đã hơn 18 năm trôi qua, chẳng bao giờ nó khóc hay gọi tên mẹ, tên ba. Nó cười cũng rất ít.
Trung đang vui vẻ cùng nhóm bọn đón sinh nhật CLB Nụ cười mới |
Hôm đi dự phiên sử sơ thẩm, ba nó phải nhận mức án tử hình, nó cũng không gọi một tiếng ba, cũng không khóc. Sau phiên xử, nó lặng lẽ ra về. Từ đó đến nay, nó chỉ biết học. Hình như nó muốn học để quên đi tất cả” - Ông Khôi tâm sự.
Ba Trung được đưa ra xét xử lần nữa, nhưng vẫn phải nhận mức án tử hình. Năm đó, Trung chỉ mới học lớp hai nhưng đã tự mình viết đơn gửi đến Chủ tịch nước xin giảm tội cho ba. Dù trước đó, em đã tận mắt chứng kiến, ba ra tay giết mẹ và làm hủy hoại cuộc sống của mình như thế nào.
Lá đơn của em được Chủ tịch nước chấp thuận, ba em được giảm xuống mức án chung thân. Nhưng nỗi đau và những chứng tích để lại trên người Trung mãi vẫn đeo bám em đến suốt đời.
Ngồi xe lăn đến trường
Tiếp chúng tôi trong căn phòng nhỏ, trên đường Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM, Trung âm thầm lặng lẽ, em không thích tiếp xúc người lạ và không thích chia sẻ những chuyện đã xảy ra với gia đình em. Nhắc đến bố mẹ, em chỉ biết ngồi trầm ngâm, suy nghĩ. Ánh mắt Trung chỉ sáng lên khi chúng tôi nhắc đến ước mơ của em.
Trung cho biết, ngày học cấp I, ước mơ cuả em sau này sẽ trở thành một nhạc trưởng. “Hồi đó, mỗi khi nhìn những người nhạc trưởng, đứng trước sân khấu, điều khiển một dàn nhạc, em thích và say mê lắm. Lúc đó, ngày nào em cũng chăm chỉ tập đàn và xin ông ngoại mua cho em cây đàn về nhà tự học” - Trung chia sẻ.
Nhưng học đến lớp 7, được tiếp xúc với máy tính, Trung chuyển sang theo học và đam mê với máy tính hơn, vì “ngành này, phù hợp với em. Sau này ra trường, em sẽ có công việc dễ hơn” - Trung giải thích.
Khi chúng tôi hỏi, bí quyết gì em học giỏi như vậy, Trung cười mỉm và chỉ nói “Học thì phải có lửa. Học ra học, chơi ra chơi. Lên lớp, em chăm chú nghe thầy cô giảng rồi về nhà tìm tài liệu trên mạng tham khảo và tự mày mò học. Những khi căng thẳng, em lấy trò chơi yêu thích ra ngồi chơi”.
Nhưng việc theo đuổi ước mơ của mình, Trung gặp rất nhiều khó khăn. Ông Khôi cho chúng tôi biết, từ ngày bắt đầu đi học, ông là người đưa Trung đến trường. “Hồi đó, tui đang làm hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Phú 2, tỉnh Bình Phước nên khi đến trường, tui chở nó theo luôn. Đến trường, nó tự học và không cần sự giúp đỡ của ai. Năm đó, nó đoạt học sinh xuất sắc toàn khối lớp 1”.
Cứ như thế, tiểu học, THCS, Trung đều đoạt học sinh giỏi của trường. Lên THPT, Trung đỗ thủ khoa thi đầu vào Khối chuyên Lý, trường THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước.
Nhưng cũng năm đó, do phải học ở môi trường mới, sống xa gia đình, nhất là khi ngồi lâu bị đau lưng và học ở môi trường mới, phải leo cầu thang, đi học rất nhiều khó khăn, Trung muốn nghỉ học, dù ông ngoại và mọi người khuyên bảo.
"Nhưng khi biết, nó bỏ học vì đau lưng, cả lớp và thầy chủ nhiệm đã về tận nhà để động viên, chia sẻ, nó mới chịu đi học trở lại. Từ đó, dù đau lưng rất nhiều nhưng nó vẫn gắng học rất chăm chỉ” - Ông ngoại Trung cho biết.
Hết THPT, Trung thi đậu vào Khoa Công nghệ thông tin Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Ở môi trường đại học, không giống như thời học sinh, việc đi học của Trung khó khăn hơn, có những khi phải nghỉ học vì không ai bế lên tầng 5 của trường.
“Có hôm trời mưa, hay lích kích lăn xe đến trường, đến cầu thang, ngồi chờ cả buổi, không có ai bế lên phòng học, nó phải phụng phịu tự lăn xe về đến nhà. Đi học khó khăn như vậy, nhưng nó không muốn để tui chở đi, vì nó muốn tự lập và sợ ông ngoại vất vả.
Học năm nhất, một lần nữa, nó lại muốn bỏ học, tôi phải khuyên và giải thích rất nhiều nó mới chịu đi học lại” - Ông ngoại chia sẻ những lúc bi quan của Trung và sự quan tâm chăm sóc của mọi người đến em.
Theo VTC
Hiệu chỉnh bởi quản lý: