Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam. Vậy ngoài tên gọi ra thì ta còn cách nào để phân biệt chúng trong khi cả 2 đều là nơi khắc nghiệt nhất nhì thế giới?

4696844_giphy_1.gif

Hai vùng này có khá nhiều điểm đối lập nhau, Bắc Cực thực chất là một đại dương được bao quanh bởi đất liền còn Nam Cực là một châu lục được bao quanh bởi đại dương. Về động vật đặc hữu thì Bắc Cực có gấu trắng mà không có chim cánh cụt và Nam Cực có chim cánh cụt mà không có gấu trắng.

4696846_giphy_3.gif

Bắc Cực

Bắc Cực bao gồm vùng đại dương băng giá rộng lớn bao quanh là tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu đến cây cối còn khó sống nổi. Khi đứng ở cực Bắc thì dù nhìn về hướng nào cũng đều là hướng Nam. Cực Bắc nằm ở giữa giữa đại dương, được bao phủ bởi lớp băng dày và thường xuyên di chuyển. Nếu bạn lỡ chân rớt xuống nước bạn sẽ trở thành hóa thạch băng và chìm xuống độ sâu lên đến 4000 m.

4696853_giphy.gif

Trên mặt nước, nhiệt độ trung bình vào mùa đông có thể xuống dưới -40 độ C và nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận vào khoảng -68 độ C. Bất chấp những điều kiện khắc nghiệt này, con người vẫn có khu dân cư ở Bắc Cực hàng ngàn năm nay. Ngoài con người, hệ sinh thái ở Bắc Cực còn có các loài sinh vật sống trên băng, động thực vật phiêu sinh, cá, chim, động vật có vú dưới nước, động vật trên đất liền và thực vật.

4696845_giphy_2.gif

Nam Cực

Nam Cực là châu lục nằm ở cực Nam Trái Đất. Nó là châu lục rộng thứ 5 thế giới với diện tích hơn 14.000.000 km2, gấp gần 2 lần kích thước của Australia. Khoảng 98% diện tích Nam Cực là băng tuyết dày ít nhất 1600 m do đó, điều kiện sống ở Nam Cực được coi là khắc nghiệt nhất trên toàn thế giới.

4696847_giphy_4.gif

Nam cực sở hữu nhiều cái nhất bao gồm: châu lục lạnh nhất, gió nhiều nhất, khô nhất và có độ cao cách mặt nước biển trung bình cao nhất trong tất cả các châu lục. Dù tuyết rơi suốt ngày, nhưng Nam Cực lại rất khô, nó được coi là sa mạc với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ 200 mm dọc bờ biển và ít hơn rất nhiều nếu sâu vào trong đất liền.

4696850_giphy_7.gif

Nhiệt độ ở Nam Cực có thể đạt đến -89 độ C. Vì nó quá khắc nghiệt nên không có dân cư sinh sống, chỉ có khoảng 1000 - 5000 người sống tại các trạm nghiên cứu phân bố dọc châu lục. Ngay cả những động vật và thực vật cũng rất hiếm hoi, chỉ có những loài thích nghi được cái lạnh mới có thể sống sót, bao gồm các loài tảo, sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn, nấm và một số ít động thực vật.

4696848_giphy_5.gif

Nhưng tại sao Nam Cực lại lạnh hơn Bắc Cực?

Có khá nhiều lí do để giải thích vấn đề này:

- Đầu tiên, các bạn có biết vì sao trên các đỉnh núi thường có tuyết không? Đó là vì càng lên cao nhiệt độ sẽ càng giảm và điều đó cũng giải thích cho lí do Nam Cực lại lạnh như vậy, phần lớn châu lục này cao hơn mực nước biển trung bình đến 3000 m.

4696849_giphy_6.gif

- Thứ hai, hãy nhớ là Bắc Cực thực ra là một đại dương đóng băng mà nước thì giữ nhiệt tốt hơn đất liền, phần nước ở đại dương ấm hơn sẽ truyền nhiệt qua lớp băng, điều này làm cho nhiệt độ ở Bắc Cực không đạt tới mức cực đại như bề mặt đất liền ở Nam Cực.

4696852_giphy_9.gif

- Thứ ba, các mùa đều chống lại Nam Cực. Vào khoảng tháng 7, khi Trái Đất xa Mặt Trời nhất, thì phần Bắc Bán cầu lại quay về hướng Mặt Trời nên ấm áp hơn trong khi phần Nam bán cầu lại quay ra xa mặt trời khiến lạnh càng thêm lạnh và lúc đó cũng chính là mùa đông ở Nam Cực, làm cho cực Nam lạnh gấp hai lần.

4696851_giphy_8.gif

Nhưng dù không là nơi cư trú được, nhưng Cực Bắc và Cực Nam có những tác động tích cực cho Trái Đất theo cách riêng của nó. Cả hai vùng cực đều là “trung tâm” điều chỉnh khí hậu rất quan trọng với hành tinh chúng ta, chúng giúp cân đối nhiệt độ và đem đến cho chúng ta khí hậu ổn định. Và khi băng ở Bắc Cực giảm do biến đổi khí hậu, khí hậu trên Trái Đất trở nên bất ổn.


Nguồn: TED-Ed
 
×
Quay lại
Top Bottom