Nằm chắc các kỹ năng phỏng vấn xin việc trái ngành xuất sắc

Anh Hoài anh

Thành viên
Tham gia
2/10/2019
Bài viết
21
Phần 1. Chia sẻ của một số nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc trái ngành
Trong thời buổi hiện nay, có vô vàn các bạn sinh viên mới ra trường, người lao động đi xin việc trái ngành. Từ đó yêu cầu nhà tuyển dụng phải trau dồi những kinh nghiệm, kỹ năng để tìm đúng nhân sự. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tuyển dụng nhân sự dễ dàng. Trước khi chúng tôi chia sẻ những kỹ năng phỏng vấn xin việc trái ngành hiệu quả xin mời bạn đọc lắng nghe những khó khăn nhà tuyển dụng gặp phải khi phỏng vấn ứng viên xin việc trái ngành.





Hãy lắng những chia sẻ về tuyển dụng nhân sự trái ngành (Nguồn: Internet)

Theo chia sẻ từ chị Lan Hương (trưởng phòng nhân sự – TP. Hồ Chí Minh) cho biết “Có thể nói nhân sự là nghề làm dâu chăm họ. Bạn sẽ phải học, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ nghề nghiệp thường xuyên. Tuy nhiên, việc phỏng vấn ứng viên trái ngành sẽ gặp những khó khăn nhất định. Làm thế nào để xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn hay, khai thác năng lực của ứng viên? Quan sát thái độ và cách trả lời của ứng viên như thế nào để tìm ra được ứng viên phù hợp?… Tất cả những điều này đều yêu cầu nhà tuyển dụng phải có kỹ năng nhất định. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng lên được quy trình tuyển dụng chuẩn, đúng và phù hợp cho mọi đối tượng, cụ thể ở đây là ứng viên phỏng vấn trái ngành. Đó là những khó khăn mà nhiều nhà tuyển dụng đang phải trau dồi, học hỏi.”



Ngoài ra, anh Xuân Anh (nhân viên nhân sự – Hà Nội) cho biết: “Tôi làm nghề nhân sự được 2 năm và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự. Công việc không phải chỉ đăng tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông rồi ứng viên gửi hồ sơ, sàng lọc và gọi điện đi phỏng vấn. Mà chúng tôi còn phải biết tối ưu làm sao để tìm được nhân sự phù hợp nhất. Đặc biệt, phỏng vấn các bạn ứng viên trái ngành rất khó. Xem xét, sàng lọc CV thực sự không phải là điều dễ dàng. Có trường hợp ứng viên phỏng vấn vị trí Content Marketing nhưng học vấn là Kinh tế quốc tế. Tôi buộc phải ngồi nghiên cứu CV của ứng viên khá lâu mới quyết định liên hệ phỏng vấn.”

Từ đó, có thể thấy không chỉ các bạn ứng viên băn khoăn khi đi xin việc trái ngành mà nhà tuyển dụng cũng gặp những khó khăn nhất định. Thấu hiểu những điều này, trong phần tiếp theo của chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc các kỹ năng phỏng vấn trái ngành hiệu quả.



Phần 2. Kỹ năng phỏng vấn xin việc trái ngành cho nhà tuyển dụng
1. Coi trọng bằng cấp là “quê mùa”
Thật vậy, nhiều bậc thầy tuyển dụng rỉ tai nhau rằng việc coi trọng bằng cấp là điều không chấp nhận được trong kỹ năng phỏng vấn xin việc trái ngành. Các ứng viên đã ứng tuyển trái ngành trái nghề thì dù bằng cấp của họ có cao đi chăng nữa cũng không thể đại diện cho khả năng đáp ứng công việc của họ. Do đó, những nhà tuyển dụng vẫn khư khư giữ quan điểm trọng bằng cấp sẽ thất bại và vụt khỏi tầm tay những nhân tài hàng đầu.

ky-nang-phong-van-xin-viec-trai-nganh-1.jpg

Kỹ năng phỏng vấn xin việc trái ngành: Coi trọng bằng cấp là “quê mùa” (Nguồn: Internet)

Hãy chỉ xem bằng cấp như một chỉ tiêu phụ để chứng minh khả năng học hỏi nhanh nhạy cũng như thái độ nghiêm túc của ứng viên. Và bạn cần phải nhìn nhận nhiều hơn nữa về các khía cạnh khác của họ, như vậy bạn mới có khả năng đưa ra được câu trả lời chính xác nhất. Đặc biệt, những ứng viên có bằng cấp thấp thường được đánh giá ham học hỏi và nhận mức lương thấp hơn. Do đó, bạn không nên quá chú trọng đến bằng cấp của ứng viên của mình.

Thật vậy, chị Ngô Thị Nhật Lệ (26 tuổi, Hà Nội) cực kỳ đồng tình với quan điểm này. “Trong suốt 3 năm làm nhân sự, mình đã gặp và tiếp xúc với hàng trăm ứng viên. Có nhiều ứng viên xin việc trái ngành và mình luôn giữ quan điểm không hỏi nhiều về bằng cấp của họ. Nguyên do vì mình biết những bằng cấp này chẳng giúp mình khám phá quá nhiều về giá trị ứng viên có thể đem lại cho tổ chức. Mình từng có kinh nghiệm tuyển một ứng viên xin việc trái ngành trái nghề có bằng Giỏi của một trường kinh tế có tiếng. Và mình đã phải sa thải bạn ngay lập tức trong tuần làm việc đầu tiên. Trong khi, nhiều bạn nhân viên hiện tại của mình chỉ có bằng cấp trung cấp hoặc cao đẳng. Mức lương họ mong muốn trong buổi phỏng vấn lúc nào cũng thấp hơn các ứng viên bằng cấp cao kia. Mình nghĩ các bạn nên nhớ điều này trong các cách tuyển dụng hiệu quả”.




2. Kinh nghiệm chuyển giao của ứng viên là cơ sở tốt để đánh giá
Là những ứng viên ứng tuyển trái ngành trái nghề, hầu hết các kinh nghiệm làm việc của họ đều không liên quan đến vị trí ứng tuyển. Với cương vị nhà tuyển dụng, bạn cần phải hiểu rõ được điều này. Vậy giá trị của ứng viên nên được xem xét ở đâu? Đó chính là kinh nghiệm chuyển giao của ứng viên. Đây được xem là kỹ năng phỏng vấn xin việc trái ngành mà một số nhà tuyển dụng có thể bỏ quên trong hành trình tìm kiếm nhân tài của mình.

ky-nang-phong-van-xin-viec-trai-nganh-2.jpg

Kinh nghiệm chuyển giao là cơ sở tốt để đánh giá về ứng viên của bạn (Nguồn: Internet)

Những kinh nghiệm chuyển giao mà ứng viên trình bày là cơ sở tốt để đánh giá:

+ Ứng viên có hiểu những điều quan trọng đối với công việc trái ngành mình đang ứng tuyển hay không.

+ Ứng viên có biết chuyển giao những kinh nghiệm mình có để phục vụ công việc mới hay không.

+ Bạn có thể tận dụng điều gì ở kinh nghiệm làm việc, học tập, ngoại khóa cũ của ứng viên của bạn.

Có rất nhiều nhà tuyển dụng đồng tình với ý kiến này trong kỹ năng phỏng vấn xin việc trái ngành. Thật vậy, chị Đổng Thị Thu Quỳnh (28 tuổi, Sài Gòn) chia sẻ: “Khi tuyển dụng các ứng viên ứng tuyển công việc trái ngành, mình không chú ý bằng cấp của họ mà quan tâm nhiều hơn đến các kinh nghiệm làm việc trước đây, hoạt động ngoại khóa, học tập của họ. Kinh nghiệm tuyển dụng của mình là đưa ra các câu hỏi sâu để khám phá xem ứng viên của mình có biết chuyển giao các kinh nghiệm “tưởng như không liên quan” này trở thành liên quan và phục vụ tốt công việc đang ứng tuyển hay không.




Theo tỷ lệ, chỉ có 60% ứng viên làm được điều này, còn lại thì không. Và chẳng có lý do gì mình phải tuyển dụng 40% ứng viên còn lại đó khi 60% ứng viên kia khiến mình cực kỳ hài lòng”.

ky-nang-phong-van-xin-viec-trai-nganh-3.jpg

Kỹ năng phỏng vấn xin việc trái ngành: Cần chú trong kinh nghiệm chuyển giao (Nguồn: Internet)

Anh Tuấn Hoài (30 tuổi, Đà Nẵng) tiết lộ với Tuyendungtietkiem.com rằng: “Với kinh nghiệm điều hành một công ty thời trang trong 5 năm nay, anh nhận thấy điều quan trọng khi phỏng vấn các ứng viên xin việc trái ngành chính là khai thác được các kinh nghiệm chuyển giao đáng giá của họ. Chỉ những ứng viên tiềm năng mới thể hiện xuất sắc ở các câu hỏi đào sâu về lĩnh vực này. Và hiện tại, 100% nhân sự của công ty đều là những người tạo ấn tượng tốt với anh trong câu trả lời câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm chuyển giao từ công việc, học tập, chương trình ngoại khóa cũ. Là nhà tuyển dụng, hãy biết cách dùng kỹ năng phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân để tìm ra được những kinh nghiệm này”.

3. Quan sát thái độ của ứng viên trong buổi phỏng vấn
Khi bước vào buổi phỏng vấn với một ứng viên xin việc trái ngành, nhà tuyển dụng cần phải biết quan sát thái độ tham gia phỏng vấn của người này. Đây được xem là kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng nhiều công ty Nhật Bản xuyên áp dụng để tìm được ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp mình. Thái độ phỏng vấn cần nghiêm túc, nhiệt tình và chuyên nghiệp. Chúng được thể hiện qua:

+ Việc xác nhận email phỏng vấn

+ Đi phỏng vấn một cách đúng giờ và thậm chí sớm 10 phút.

+ Chào hỏi người phỏng vấn.

+ Lắng nghe câu hỏi của người phỏng vấn

+ Nhiệt tình, trung thực khi trả lời.

+ Thể hiện được khả năng gắn bó, ham học hỏi và cầu tiến

+ Trang phục lịch sự, chuyên nghiệp

+ Không mắc các lỗi như trả lời quanh co, quần áo bẩn, rách, nói trống không, chỉ tay vào nhà tuyển dụng….

Nam-long-cac-ky-nang-phong-van-xin-viec-trai-nganh-xuat-sac-1.jpg


Hãy quan sát thái độ phỏng vấn của ứng viên trong buổi phỏng vấn (Nguồn: Internet)

Anh Ngô Quảng An (27 tuổi, Huế) tâm sự rằng: “Mình làm ngành nhân sự cũng được 5 năm rồi. Và khi phỏng vấn các ứng viên không tìm việc đúng ngành, mình đã vận dụng kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng để chú ý đến kinh nghiệm chuyển giao họ thể hiện, quan sát rất kỹ thái độ khi tham gia phỏng vấn của họ. Với mình, khả năng có thể đào tạo trong khi thái độ thì không. Mình không muốn mạo hiểm tuyển dụng một ứng viên có thái độ tồi vào làm việc. Họ có thể là nguồn cơn khiến nội bộ rạn nứt và gây ra khủng hoảng nội bộ trong công ty”.

Phần 3. Kinh nghiệm phỏng vấn trái ngành dành cho ứng viên
Bên cạnh việc chia sẻ những kỹ năng phỏng vấn xin việc trái ngành cho nhà tuyển dụng, chúng tôi cũng muốn chia sẻ một số kinh nghiệm phỏng vấn cho các bạn ứng viên. Dưới đây là một số mẹo bạn cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn xin việc trái ngành xuất sắc.

1. Chuẩn bị CV xin việc thật tốt
CV xin việc chính là “cánh cửa” đầu tiên giúp quảng bá hình ảnh của bạn đến nhà tuyển dụng. Do đó, hãy chuẩn bị thật kỹ càng CV xin việc. Đặc biệt, khi bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn trái ngành. Lời khuyên hãy chọn lựa những công việc phù hợp với vị trí ứng tuyển để ghi vào trong CV. Ngoài ra, hiện nay có khá nhiều công cụ giúp bạn có thể trình bày CV một cách hoàn chỉnh. Bạn có thể lên các website như Canavi.com, Top CV,… để tạo hồ sơ xin việc cho mình.

2. Tìm hiểu về vị trí, công ty ứng tuyển
Khi đi xin bất kỳ một công việc nào bạn cũng cần tìm hiểu về công việc, công ty ứng tuyển. Sẽ sai lầm nếu bạn không có sự chuẩn bị trước buổi phỏng vấn bởi rất có thể nhà tuyển dụng đặt những câu hỏi liên quan đến công việc. Lúc này bạn không hiểu về công ty, sản phẩm cũng như vị trí công việc thì tất nhiên bạn sẽ bị loại nhanh chóng.

3. Chuẩn bị trang phục phù hợp
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn tạo sự ấn tượng với nhà tuyển dụng. Theo khảo sát của chúng tôi có hơn 80% nhà tuyển dụng cho rằng phong thái, trang phục bên ngoài một phần quan trọng để đánh giá về con người của ứng viên. Vì vậy, hãy chuẩn bị trang phục một cách phù hợp.

4. Thể hiện thái độ cởi mở, thoải mái
Cũng như việc chuẩn bị trang phục, thái độ, cách bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng sẽ quyết định đến kết quả của bạn. Tác phong chuyên nghiệp, thái độ cởi mở, nghiêm túc sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng một cách xuất sắc.






Thể hiện thái độ cởi mở, thoải mái với nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

5. Chuẩn bị câu hỏi đặt cho nhà tuyển dụng
Đặt câu hỏi nhà tuyển dụng là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến việc bạn có vượt qua vòng phỏng vấn hay không. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” Lúc này hãy vận dụng trí óc thông minh cùng sự chuẩn bị câu hỏi của mình để đặt cho nhà tuyển dụng. Theo khảo sát của chúng tôi, nhà tuyển dụng thích ứng viên đặt những câu hỏi liên quan đến vị trí ứng tuyển, công ty của họ.

6. Viết email cảm ơn nhà tuyển dụng
Đừng nghĩ rằng kết thúc buổi phỏng vấn là mọi chuyện đã xong và bạn chỉ việc chờ đợi kết quả từ nhà tuyển dụng. Lời khuyên hãy thể hiện sự biết ơn nhà tuyển dụng giành thời gian phỏng vấn bạn qua email. Hãy thể hiện sự cầu thị, mong muốn được làm việc cùng nhà tuyển dụng trong thời gian sắp tới. Điều này giúp cho hình ảnh của bạn đậm sâu hơn so với ứng viên khác.

7. Chuẩn bị kỹ năng phỏng vấn lần 2
Trong một số trường hợp, khi bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn 1, bạn sẽ được nhà tuyển dụng liên hệ phỏng vấn lần 2. Lúc này bạn cần chuẩn bị kiến thức, tinh thần một cách vững chắc và thoải mái nhất. Hãy chăm chút kỹ hơn về kiến thức vị trí ứng tuyển. Rất có thể vòng phỏng vấn 2 này bạn sẽ được gặp những vị trí cấp cao trong công ty. Có thể là ban giám đốc. Do đó, hãy chuẩn bị mọi thứ cẩn thận, chỉn chu và nghiêm túc.

Phần 3. Kết luận
Cuộc hành trình tìm kiếm ứng viên chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt là phỏng vấn ứng viên xin việc trái ngành. Hy vọng với những kỹ năng phỏng vấn xin việc trái ngành cùng với một số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn cho ứng viên giúp bạn đọc tham khảo tăng kiến thức cho mình. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại.
 
×
Quay lại
Top Bottom