- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo
Wanna Like Someone? Help Them!
Helping Causes Liking; Harming Causes Hating
Published on March 26, 2011 by Nathan A. Heflick, Ph.D. in The Big Questions
Hãy tưởng tượng bạn làm điều gì đó bạn cảm thấy khủng khiếp đối với ai đó, và sau đó tưởng tượng về 1 lần bạn giúp ai đó. Mỗi hành động trên sẽ tác động đến việc bạn yêu hoặc ghét người đó nhiều như thế nào?
Trí tuệ dân gian cho rằng, làm hại ai đó, nếu chúng ta cảm thấy tồi tệ về điều đó, có thể làm chúng ta thích người mà chúng ta làm hại nhiều hơn. Và thêm nữa, chúng ta thường không thích những người yêu cầu chúng ta giúp đỡ. Những yêu cầu như vậy gây bất tiện cho chúng ta, đặc biệt nếu yêu cầu đó lớn hoặc chúng ta không biết về người đó. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy sự giúp đỡ gây ra sự yêu thích lớn hơn đối với người mà chúng ta giúp và làm hại người khác gây ra sự thù ghét lớn hơn đối với người mà chúng ta làm hại.
1) Sự bất hoà về nhận thức (Cognitive Dissonance): Nghiên cứu về sự bất hoà nhận thức cho thấy khi có 1 sự mâu thuẫn giữa quan điểm về bản thân của chúng ta (ví dụ, 'Tôi là 1 người tốt') và hành vi của chúng ta (ví dụ, 'Tôi làm tổn thương cảm xúc của người đó'), điều này gây ra sự không thoải mái về mặt tâm lý, khiến mọi người phải giải quyết. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy khi những người tham gia được yêu cầu giúp đỡ 1 thực nghiệm viên, họ thích người đó nhiều hơn so với nếu họ không được yêu cầu giúp đỡ anh/cô ấy. Quan điểm cơ bản là mọi người nghĩ rằng 'Tôi đã làm 1 việc tốt cho anh/cô ấy, vì vậy tôi phải thích anh/cô ấy.' Nếu mọi người không thích thực nghiệm viên đó thì khi ấy sẽ không có sự bất hoà giữa hành vi của họ và những thái độ của họ, đây là điều mọi người muốn tránh.
Ngược lại, khi chúng ta làm hại ai đó, quan điểm về bản thân chúng ta là người tốt mâu thuẫn với hành vi gây tổn thương người khác của chúng ta. 1 cách nhanh chóng để giảm bớt sự bất hoà này là đổ lỗi cho người đó hoặc nhóm người mà chúng ta h.ãm hại. Điều này làm cho hành vi gây tổn thương của chúng ta là ok trong tâm trí chúng ta, vì người đó xứng đáng với điều đó hoặc nếu không thì họ cũng phải là người độc ác, vô đạo đức hoặc bất cứ điều gì để làm cho hành vi của chúng ta không đến nỗi quá độc ác.
2) Giết chóc sinh ra giết chóc: Nghiên cứu của Andy Martens (giáo sư trường đại học Auckland) đã phát hiện thấy mọi người cảm thấy ít khó chịu hơn khi giết nhiều sinh vật, họ càng giết chúng nhiều hơn. Trong các nghiên cứu đó, mọi người có xu hướng cảm thấy tốt hơn với mỗi con bọ họ giết. Nói cách khác, họ cảm thấy khó giết (về mặt cảm xúc) con bọ đầu tiên so với con bọ thứ 5, và con bọ thứ 10 thì dễ dàng hơn con bọ thứ 5. Rõ ràng là có sự khác nhau rất lớn giữa giết 1 con người và 1 con bọ, nhưng điều này cho thấy khi chúng ta h.ãm hại ai/sinh vật nào đó, chúng ta có xu hướng ít quan tâm hơn đến nó. Chúng ta ít quan tâm hơn về mặt đạo đức đối với những con bò sau khi chúng ta ăn thịt chúng, và hầu hết những thông báo từ quân lính nói rằng giết chóc hầu như không dễ dàng trong lần đầu tiên, nhưng (dù vẫn rất kinh khủng) trở nên dễ dàng hơn với những lần tiếp theo.
3) Che giấu thái độ đạo đức giả: 1 nghiên cứu gần đây được xuất bản trong tờ 'the Personality and Social Psychology Bulletin' của Lisa Shu và các cộng sự của trường đại học Harvard đã kiểm tra làm thế nào mọi người biện hộ cho những hành động trái đạo đức của họ trước bản thân. Nghiên cứu này phát hiện thấy khi mọi người làm điều gì đó mà họ nghĩ là trái đạo đức (như lừa dối hoặc trộm cắp) họ sau đó ít có khả năng nhớ lại 1 mã danh dự họ đã được đọc trước đó. Thêm nữa, họ có nhiều khả năng thoát khỏi sự ràng buộc về mặt đạo đức, ví dụ như bằng cách suy nghĩ rằng lừa dối là ok và những quy tắc thì linh hoạt. Nói cách khác, khi mọi người có 1 hành động có hại, họ có xu hường điều chỉnh những quy tắc để biện hộ cho sự trái đạo đức của chính họ.
Mặc dù không được trực tiếp kiểm tra trong những nghiên cứu đó, điều này có thể cho thấy khi con người h.ãm hại ai đó, họ không có xu hướng yêu thích người đó. Đúng hơn, vì họ muốn biện hộ về mặt đạo đức trước bản thân lý do tại sao họ làm hại người đó, họ có nhiều khả năng sẽ ghét người mà họ làm hại (thật dễ dàng hơn để cảm thấy ổn về việc làm hại ai đó nếu chúng ta không coi trọng họ). Điều này khá phù hợp với nghiên cứu của Albert Bandura (1 nhà tâm lý ở đại học Stanford) phát hiện thấy, những người có nhiều khả năng hỗ trợ 1 cuộc chiến tranh nhất, cũng có nhiều khả năng làm giảm giá trị con người của những quân lính phe kẻ thù.
Lần tới khi bạn thấy mình ghét ai đó hoặc bạn muốn thích ai đó nhiều hơn, hãy giúp họ nhiều hơn và làm hại họ ít hơn. Cuối cùng, bạn sẽ phát hiện thấy mình có sự yêu thích lớn đối với nhiều và nhiều người hơn. Và họ có nhiều khả năng sẽ thích lại bạn.
Nguồn: psychologytoday.com
Wanna Like Someone? Help Them!
Helping Causes Liking; Harming Causes Hating
Published on March 26, 2011 by Nathan A. Heflick, Ph.D. in The Big Questions
Hãy tưởng tượng bạn làm điều gì đó bạn cảm thấy khủng khiếp đối với ai đó, và sau đó tưởng tượng về 1 lần bạn giúp ai đó. Mỗi hành động trên sẽ tác động đến việc bạn yêu hoặc ghét người đó nhiều như thế nào?
Trí tuệ dân gian cho rằng, làm hại ai đó, nếu chúng ta cảm thấy tồi tệ về điều đó, có thể làm chúng ta thích người mà chúng ta làm hại nhiều hơn. Và thêm nữa, chúng ta thường không thích những người yêu cầu chúng ta giúp đỡ. Những yêu cầu như vậy gây bất tiện cho chúng ta, đặc biệt nếu yêu cầu đó lớn hoặc chúng ta không biết về người đó. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy sự giúp đỡ gây ra sự yêu thích lớn hơn đối với người mà chúng ta giúp và làm hại người khác gây ra sự thù ghét lớn hơn đối với người mà chúng ta làm hại.
1) Sự bất hoà về nhận thức (Cognitive Dissonance): Nghiên cứu về sự bất hoà nhận thức cho thấy khi có 1 sự mâu thuẫn giữa quan điểm về bản thân của chúng ta (ví dụ, 'Tôi là 1 người tốt') và hành vi của chúng ta (ví dụ, 'Tôi làm tổn thương cảm xúc của người đó'), điều này gây ra sự không thoải mái về mặt tâm lý, khiến mọi người phải giải quyết. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy khi những người tham gia được yêu cầu giúp đỡ 1 thực nghiệm viên, họ thích người đó nhiều hơn so với nếu họ không được yêu cầu giúp đỡ anh/cô ấy. Quan điểm cơ bản là mọi người nghĩ rằng 'Tôi đã làm 1 việc tốt cho anh/cô ấy, vì vậy tôi phải thích anh/cô ấy.' Nếu mọi người không thích thực nghiệm viên đó thì khi ấy sẽ không có sự bất hoà giữa hành vi của họ và những thái độ của họ, đây là điều mọi người muốn tránh.
Ngược lại, khi chúng ta làm hại ai đó, quan điểm về bản thân chúng ta là người tốt mâu thuẫn với hành vi gây tổn thương người khác của chúng ta. 1 cách nhanh chóng để giảm bớt sự bất hoà này là đổ lỗi cho người đó hoặc nhóm người mà chúng ta h.ãm hại. Điều này làm cho hành vi gây tổn thương của chúng ta là ok trong tâm trí chúng ta, vì người đó xứng đáng với điều đó hoặc nếu không thì họ cũng phải là người độc ác, vô đạo đức hoặc bất cứ điều gì để làm cho hành vi của chúng ta không đến nỗi quá độc ác.
2) Giết chóc sinh ra giết chóc: Nghiên cứu của Andy Martens (giáo sư trường đại học Auckland) đã phát hiện thấy mọi người cảm thấy ít khó chịu hơn khi giết nhiều sinh vật, họ càng giết chúng nhiều hơn. Trong các nghiên cứu đó, mọi người có xu hướng cảm thấy tốt hơn với mỗi con bọ họ giết. Nói cách khác, họ cảm thấy khó giết (về mặt cảm xúc) con bọ đầu tiên so với con bọ thứ 5, và con bọ thứ 10 thì dễ dàng hơn con bọ thứ 5. Rõ ràng là có sự khác nhau rất lớn giữa giết 1 con người và 1 con bọ, nhưng điều này cho thấy khi chúng ta h.ãm hại ai/sinh vật nào đó, chúng ta có xu hướng ít quan tâm hơn đến nó. Chúng ta ít quan tâm hơn về mặt đạo đức đối với những con bò sau khi chúng ta ăn thịt chúng, và hầu hết những thông báo từ quân lính nói rằng giết chóc hầu như không dễ dàng trong lần đầu tiên, nhưng (dù vẫn rất kinh khủng) trở nên dễ dàng hơn với những lần tiếp theo.
3) Che giấu thái độ đạo đức giả: 1 nghiên cứu gần đây được xuất bản trong tờ 'the Personality and Social Psychology Bulletin' của Lisa Shu và các cộng sự của trường đại học Harvard đã kiểm tra làm thế nào mọi người biện hộ cho những hành động trái đạo đức của họ trước bản thân. Nghiên cứu này phát hiện thấy khi mọi người làm điều gì đó mà họ nghĩ là trái đạo đức (như lừa dối hoặc trộm cắp) họ sau đó ít có khả năng nhớ lại 1 mã danh dự họ đã được đọc trước đó. Thêm nữa, họ có nhiều khả năng thoát khỏi sự ràng buộc về mặt đạo đức, ví dụ như bằng cách suy nghĩ rằng lừa dối là ok và những quy tắc thì linh hoạt. Nói cách khác, khi mọi người có 1 hành động có hại, họ có xu hường điều chỉnh những quy tắc để biện hộ cho sự trái đạo đức của chính họ.
Mặc dù không được trực tiếp kiểm tra trong những nghiên cứu đó, điều này có thể cho thấy khi con người h.ãm hại ai đó, họ không có xu hướng yêu thích người đó. Đúng hơn, vì họ muốn biện hộ về mặt đạo đức trước bản thân lý do tại sao họ làm hại người đó, họ có nhiều khả năng sẽ ghét người mà họ làm hại (thật dễ dàng hơn để cảm thấy ổn về việc làm hại ai đó nếu chúng ta không coi trọng họ). Điều này khá phù hợp với nghiên cứu của Albert Bandura (1 nhà tâm lý ở đại học Stanford) phát hiện thấy, những người có nhiều khả năng hỗ trợ 1 cuộc chiến tranh nhất, cũng có nhiều khả năng làm giảm giá trị con người của những quân lính phe kẻ thù.
Lần tới khi bạn thấy mình ghét ai đó hoặc bạn muốn thích ai đó nhiều hơn, hãy giúp họ nhiều hơn và làm hại họ ít hơn. Cuối cùng, bạn sẽ phát hiện thấy mình có sự yêu thích lớn đối với nhiều và nhiều người hơn. Và họ có nhiều khả năng sẽ thích lại bạn.
Nguồn: psychologytoday.com