- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Sỹ ở xóm Phú, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh cho biết: “Thời gian trước tụi em hay xài điện thoại Trung Quốc vừa rẻ tiền vừa có nhiều chức năng, ngoài nghe gọi, nhắn tin còn có thể nghe nhạc, chụp hình được mà nhìn lại sang trọng nữa. Nhưng đợt này tụi em không thích hàng đó nữa vì mau hỏng lắm. Giờ bọn em chuyển sang mua điện thoại bền như “một một”, “một hai” của Nokia về dán giấy màu lên là đẹp liền. Muốn sang nữa chỉ cần đến tiệm bỏ ra 30.000 đồng mua vỏ nắp trượt lắp vào là con “một một” thành nắp trượt luôn”.
Chăn trâu thời @.
Vừa dắt bò vừa gọi di động. “Alô! Khi nào trâu ăn lúa đuổi cho với nhé!”
Luân, xóm 14, xã Phúc Đồng, nhắn “đồng nghiệp” - Ảnh: Đình Dân
Những người đi xa trở về vừa đến cổng làng là đám trẻ chăn trâu trên cánh đồng gần đó nhảy ùa tới đón. Nhưng chúng không đòi quà bánh mà lục lọi khắp người, vuốt từng túi quần để tìm điện thoại di động (ĐTDĐ). “Xài điện thoại gì cho cháu mượn cái. Điện thoại này có game chi không?...” - bọn trẻ chăn trâu nháo nhào hỏi. Chưa kịp hoàn hồn thì chiếc ĐTDĐ của tôi đã nằm gọn trong tay đám trẻ. Chúng bấm các phím điện thoại một cách chuyên nghiệp, thuần thục các chức năng đến lạ.
“Sắm dế để đi chăn trâu”
Sự đổi thay ngay cổng làng này nhanh chóng được trưởng thôn Lữ Xuân Đăng giải thích: “Cuối năm 2007 cột sóng Viettel dựng lên, đầu năm 2009 đến lượt cột Mobile. Cả xóm từ người già đến con nít chăn trâu đều hăm hở với chiếc ĐTDĐ. Có nhà có đến ba chiếc ĐTDĐ mà toàn là màn hình đen trắng chỉ để nghe gọi, nhắn tin thôi”.
Từ cánh đồng đã nhìn thấy hai cột sóng di động cao vút. Trong khi trâu bò gặm cỏ, bọn trẻ mục đồng tụm năm tụm bảy vọc ĐTDĐ. Thỉnh thoảng có đứa khóc um lên vì bị đứa lớn giành ĐTDĐ để chơi game. Chỉ trong nhóm 13-14 trẻ chăn trâu trên cánh đồng Xoang thuộc xóm 6, xã Phương Điền, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã có tới bảy chiếc ĐTDĐ, từ hàng Trung Quốc đa chức năng, có chuông to inh ỏi của Cường đến ĐTDĐ dán đủ màu xanh đỏ tím vàng của Nhơn...
Cả nhóm cứ thế say sưa quên cái nắng bỏng rát ngày hè. Nhóm em Tuyên và Tuấn hè nhau nhá máy hết người này đến người khác. Nhóm của Nhơn và bé Ly ngồi chơi game đến khi máy hết nhẵn pin cả lũ mới tá hỏa đi tìm trâu bò...
Tuyên làu bàu trong miệng: “Nãy giờ em gọi gần chục số máy rồi mà không đúng số của ai cả. Mấy bữa trước bọn em hay ngồi nhá máy những người lớn trong làng, nhưng sau có đứa về mách nên bị họ đến nhà báo với cha mẹ và bị tịch thu máy mấy ngày. Giờ bấm số nhá đại trúng ai thì trúng”. Trong túi của Tuyên cũng như của nhiều bạn khác lúc nào cũng có ít nhất 2-3 sim khuyến mãi. Nhơn giải thích: “Mấy đứa em có khi mô có số cố định đâu, một cái sim xài lâu nhất được một tháng là cùng”.
Ở những làng khác bên kia bờ sông Ngàn Sâu như đồng Hương Thu, đồng Lèo Pheo, đồng Bụng Bà, đồng Hỏi Trí, đồng Cây Đa... đâu đâu cũng thấy đám trẻ mục đồng tay dắt trâu, tay liên tục bấm máy ĐTDĐ. Trước khi mở trâu ra chuồng, Cường rút máy trong túi quần ra khá sành điệu: “Mi lùa trâu ra chưa, chiều ni chăn đồng mô đây?”. Bên kia vừa kịp nói gì đó thì Cường đã cúp máy.
Từ lúc ĐTDĐ về làng, lũ trẻ mục đồng đã khác xưa: không còn tiếng í ới gọi nhau ra đồng um sùm tầm 5g hay 14g (giờ cho trâu ra đồng), thay vào đó là tin nhắn SMS hay một cú nhá máy. Việc trốn bố mẹ đi tắm sông cũng khác xưa, thay vì lo nơm nớp thì nay chúng dùng ĐTDĐ để “xinhan” với nhau, đến khi bố mẹ ra bờ sông thì các cậu đã di tản hết. Đặc biệt, việc chăn trâu cũng được di động hóa, nhóm chăn đồng trên nhắn cho nhóm chăn đồng dưới về thỏa thuận công việc.
“Mấy đứa bay chăn trên đó đi, bọn tao chăn dưới này. Ông bảo vệ chưa ra đâu, chơi gì thì chơi tẹt đi”... Đó là một mẩu tin nhắn trong máy của một mục đồng mà tôi được đọc. Và rồi những chú “dế” bằng vỏ nhựa này đã chiếm ưu thế hơn hẳn so với các trò chơi truyền thống của trẻ mục đồng như: đánh còn, thả diều, đá bóng, đánh trận giả... Đối với chúng, ngồi chơi máy ĐTDĐ “vừa oai lại vừa mới lạ”.
Lũ trẻ thì vui, chỉ có anh Nguyễn Văn Mạnh - người được cử làm bảo vệ hoa màu trên cánh đồng này - là khổ sở nhất. Anh than thở: “1-2 năm nay có cái cục gạch (tức ĐTDĐ) này làm tụi nó cứ mải chơi điện thoại, để trâu bò ăn lúa, ăn đậu của dân nhiều. Họp xóm tui cũng ý kiến với cha mẹ chúng mà không thấy thay đổi chi cả”.
Từ khi di động về làng, thói quen của những mục đồng thay đổi hẳn.
Chúng ít chạy nhảy mà ngồi túm tụm nghịch “dế” - Ảnh: Đình Dân
Khóc, cười cùng ĐTDĐ
Khoảng 15 trẻ chăn trâu ở xóm Phú, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà chỉ có năm chiếc ĐTDĐ loại “một một” và “một hai” (cách gọi model 1100 và 1200 của Nokia - NV) nên bọn trẻ phải thay phiên nhau chơi máy. Em Nguyên khoe: “Bọn nó không có máy nên phải đi đuổi trâu cho con để được chơi máy. Một phút chơi máy là đuổi một lượt trâu đó chú”.
Để sở hữu chiếc ĐTDĐ “một một” này, Nguyên đã phải đi bốc đất thuê đắp bờ ruộng mất một tuần mới đủ 500.000 đồng để mua. Nhưng bị bố mẹ cấm sử dụng nên mỗi lần chăn trâu về, Nguyên lại tắt máy cho vào ống tre trước chuồng trâu.
Cũng như Nguyên, Tuyền (13 tuổi) ở xóm 6, xã Phương Điền phải lén sử dụng vì bố mẹ phán: “Mấy đứa con nít bay sử dụng ĐTDĐ làm gì, tốn tiền bạc mà dễ hư hỏng”. Mặc bố mẹ nói, Tuyền đã tìm mọi cách tích cóp để sắm “dế”. Bạn của Tuyền kể: “Hắn đi chăn trâu thuê cho người khác 1.000 đồng/ngày/con, rồi đi mót lúa bán góp vào. Rứa mà cách đây hai tháng hắn mua được con “một một” rồi đó”.
Trong đám trẻ mục đồng, phần lớn chúng tự chăn trâu thuê, mót lúa, cõng gạch... để có tiền mua máy. Thế nhưng cũng có những em vì quá nóng lòng khi thấy bạn bè có nên đã làm càn. Đó là trường hợp của T., 15 tuổi, xã Phương Điền, Hương Khê.
Đi chăn trâu ở đồng Xoang, T. được người lớn nhận xét “hiền như củ khoai”. Vậy mà từ ngày thấy bạn bè bấm ĐTDĐ chí chóe, T. lén lấy 3 chỉ vàng của bà nội đem bán và mua chiếc ĐTDĐ 1,5 triệu đồng. Được mấy hôm thì T. làm mất máy, nhưng vài hôm sau lại móc ra một chiếc còn xịn hơn khiến bọn trẻ há hốc mồm, còn người lớn bắt đầu nghi ngờ... Cuối cùng T. đã bị bố cho một trận no đòn và cấm tiệt khoản ĐTDĐ.
Tính ra mỗi mục đồng sử dụng ĐTDĐ mất phí 30.000-50.000 đồng/tháng, một số tiền không nhỏ ở những vùng nông thôn nghèo này. Vì thế để có tiền nuôi “dế”, nhiều em nghĩ ra các “kế hoạch nhỏ”. “Xin tiền bố mẹ khó lắm, phải tự kiếm mà chơi thôi. Đến mùa thu hoạch hoa màu thì em đi mót lúa, đậu, lạc rồi bán kiếm tiền. Rồi chăn trâu, cắt cỏ thuê cho người ta cũng có chút ít” - Sơn giải thích. Hầu như số tiền này trước đó em chỉ dùng vào việc mua thêm sách vở, giấy bút để đi học.
Còn Hải chọn cách nuôi “dế” khá nhẹ nhàng: “Mỗi lúc hết nhiên liệu (tiền card) thì em bắn cái tin cho ông anh ở trong Sài Gòn nạp giùm vài chục ngàn đồng”. Hải cho biết thêm chiếc ĐTDĐ của em chính là nhờ người anh mua cho trong một đợt anh về quê.
Thế nhưng có những em không kiếm đâu ra tiền nên tìm cách ăn gian của bố mẹ. Đó là trường hợp của N., khi bố mẹ bắt được cậu này đang giấu trứng gà trong áo để mang đi bán, hay T. lén bớt rượu của mẹ nấu ở nhà để bán cho tiệm tạp hóa... Chuyện di động về làng, chuyện trẻ mục đồng mân mê chiếc ĐTDĐ bé xíu đã làm làng quê nhốn nháo cả lên.
Chăn trâu thời @.
Vừa dắt bò vừa gọi di động. “Alô! Khi nào trâu ăn lúa đuổi cho với nhé!”
Luân, xóm 14, xã Phúc Đồng, nhắn “đồng nghiệp” - Ảnh: Đình Dân
Những người đi xa trở về vừa đến cổng làng là đám trẻ chăn trâu trên cánh đồng gần đó nhảy ùa tới đón. Nhưng chúng không đòi quà bánh mà lục lọi khắp người, vuốt từng túi quần để tìm điện thoại di động (ĐTDĐ). “Xài điện thoại gì cho cháu mượn cái. Điện thoại này có game chi không?...” - bọn trẻ chăn trâu nháo nhào hỏi. Chưa kịp hoàn hồn thì chiếc ĐTDĐ của tôi đã nằm gọn trong tay đám trẻ. Chúng bấm các phím điện thoại một cách chuyên nghiệp, thuần thục các chức năng đến lạ.
“Sắm dế để đi chăn trâu”
Sự đổi thay ngay cổng làng này nhanh chóng được trưởng thôn Lữ Xuân Đăng giải thích: “Cuối năm 2007 cột sóng Viettel dựng lên, đầu năm 2009 đến lượt cột Mobile. Cả xóm từ người già đến con nít chăn trâu đều hăm hở với chiếc ĐTDĐ. Có nhà có đến ba chiếc ĐTDĐ mà toàn là màn hình đen trắng chỉ để nghe gọi, nhắn tin thôi”.
Từ cánh đồng đã nhìn thấy hai cột sóng di động cao vút. Trong khi trâu bò gặm cỏ, bọn trẻ mục đồng tụm năm tụm bảy vọc ĐTDĐ. Thỉnh thoảng có đứa khóc um lên vì bị đứa lớn giành ĐTDĐ để chơi game. Chỉ trong nhóm 13-14 trẻ chăn trâu trên cánh đồng Xoang thuộc xóm 6, xã Phương Điền, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã có tới bảy chiếc ĐTDĐ, từ hàng Trung Quốc đa chức năng, có chuông to inh ỏi của Cường đến ĐTDĐ dán đủ màu xanh đỏ tím vàng của Nhơn...
Cả nhóm cứ thế say sưa quên cái nắng bỏng rát ngày hè. Nhóm em Tuyên và Tuấn hè nhau nhá máy hết người này đến người khác. Nhóm của Nhơn và bé Ly ngồi chơi game đến khi máy hết nhẵn pin cả lũ mới tá hỏa đi tìm trâu bò...
Tuyên làu bàu trong miệng: “Nãy giờ em gọi gần chục số máy rồi mà không đúng số của ai cả. Mấy bữa trước bọn em hay ngồi nhá máy những người lớn trong làng, nhưng sau có đứa về mách nên bị họ đến nhà báo với cha mẹ và bị tịch thu máy mấy ngày. Giờ bấm số nhá đại trúng ai thì trúng”. Trong túi của Tuyên cũng như của nhiều bạn khác lúc nào cũng có ít nhất 2-3 sim khuyến mãi. Nhơn giải thích: “Mấy đứa em có khi mô có số cố định đâu, một cái sim xài lâu nhất được một tháng là cùng”.
Ở những làng khác bên kia bờ sông Ngàn Sâu như đồng Hương Thu, đồng Lèo Pheo, đồng Bụng Bà, đồng Hỏi Trí, đồng Cây Đa... đâu đâu cũng thấy đám trẻ mục đồng tay dắt trâu, tay liên tục bấm máy ĐTDĐ. Trước khi mở trâu ra chuồng, Cường rút máy trong túi quần ra khá sành điệu: “Mi lùa trâu ra chưa, chiều ni chăn đồng mô đây?”. Bên kia vừa kịp nói gì đó thì Cường đã cúp máy.
Từ lúc ĐTDĐ về làng, lũ trẻ mục đồng đã khác xưa: không còn tiếng í ới gọi nhau ra đồng um sùm tầm 5g hay 14g (giờ cho trâu ra đồng), thay vào đó là tin nhắn SMS hay một cú nhá máy. Việc trốn bố mẹ đi tắm sông cũng khác xưa, thay vì lo nơm nớp thì nay chúng dùng ĐTDĐ để “xinhan” với nhau, đến khi bố mẹ ra bờ sông thì các cậu đã di tản hết. Đặc biệt, việc chăn trâu cũng được di động hóa, nhóm chăn đồng trên nhắn cho nhóm chăn đồng dưới về thỏa thuận công việc.
“Mấy đứa bay chăn trên đó đi, bọn tao chăn dưới này. Ông bảo vệ chưa ra đâu, chơi gì thì chơi tẹt đi”... Đó là một mẩu tin nhắn trong máy của một mục đồng mà tôi được đọc. Và rồi những chú “dế” bằng vỏ nhựa này đã chiếm ưu thế hơn hẳn so với các trò chơi truyền thống của trẻ mục đồng như: đánh còn, thả diều, đá bóng, đánh trận giả... Đối với chúng, ngồi chơi máy ĐTDĐ “vừa oai lại vừa mới lạ”.
Lũ trẻ thì vui, chỉ có anh Nguyễn Văn Mạnh - người được cử làm bảo vệ hoa màu trên cánh đồng này - là khổ sở nhất. Anh than thở: “1-2 năm nay có cái cục gạch (tức ĐTDĐ) này làm tụi nó cứ mải chơi điện thoại, để trâu bò ăn lúa, ăn đậu của dân nhiều. Họp xóm tui cũng ý kiến với cha mẹ chúng mà không thấy thay đổi chi cả”.
Từ khi di động về làng, thói quen của những mục đồng thay đổi hẳn.
Chúng ít chạy nhảy mà ngồi túm tụm nghịch “dế” - Ảnh: Đình Dân
Khóc, cười cùng ĐTDĐ
Khoảng 15 trẻ chăn trâu ở xóm Phú, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà chỉ có năm chiếc ĐTDĐ loại “một một” và “một hai” (cách gọi model 1100 và 1200 của Nokia - NV) nên bọn trẻ phải thay phiên nhau chơi máy. Em Nguyên khoe: “Bọn nó không có máy nên phải đi đuổi trâu cho con để được chơi máy. Một phút chơi máy là đuổi một lượt trâu đó chú”.
Để sở hữu chiếc ĐTDĐ “một một” này, Nguyên đã phải đi bốc đất thuê đắp bờ ruộng mất một tuần mới đủ 500.000 đồng để mua. Nhưng bị bố mẹ cấm sử dụng nên mỗi lần chăn trâu về, Nguyên lại tắt máy cho vào ống tre trước chuồng trâu.
Cũng như Nguyên, Tuyền (13 tuổi) ở xóm 6, xã Phương Điền phải lén sử dụng vì bố mẹ phán: “Mấy đứa con nít bay sử dụng ĐTDĐ làm gì, tốn tiền bạc mà dễ hư hỏng”. Mặc bố mẹ nói, Tuyền đã tìm mọi cách tích cóp để sắm “dế”. Bạn của Tuyền kể: “Hắn đi chăn trâu thuê cho người khác 1.000 đồng/ngày/con, rồi đi mót lúa bán góp vào. Rứa mà cách đây hai tháng hắn mua được con “một một” rồi đó”.
Trong đám trẻ mục đồng, phần lớn chúng tự chăn trâu thuê, mót lúa, cõng gạch... để có tiền mua máy. Thế nhưng cũng có những em vì quá nóng lòng khi thấy bạn bè có nên đã làm càn. Đó là trường hợp của T., 15 tuổi, xã Phương Điền, Hương Khê.
Đi chăn trâu ở đồng Xoang, T. được người lớn nhận xét “hiền như củ khoai”. Vậy mà từ ngày thấy bạn bè bấm ĐTDĐ chí chóe, T. lén lấy 3 chỉ vàng của bà nội đem bán và mua chiếc ĐTDĐ 1,5 triệu đồng. Được mấy hôm thì T. làm mất máy, nhưng vài hôm sau lại móc ra một chiếc còn xịn hơn khiến bọn trẻ há hốc mồm, còn người lớn bắt đầu nghi ngờ... Cuối cùng T. đã bị bố cho một trận no đòn và cấm tiệt khoản ĐTDĐ.
Tính ra mỗi mục đồng sử dụng ĐTDĐ mất phí 30.000-50.000 đồng/tháng, một số tiền không nhỏ ở những vùng nông thôn nghèo này. Vì thế để có tiền nuôi “dế”, nhiều em nghĩ ra các “kế hoạch nhỏ”. “Xin tiền bố mẹ khó lắm, phải tự kiếm mà chơi thôi. Đến mùa thu hoạch hoa màu thì em đi mót lúa, đậu, lạc rồi bán kiếm tiền. Rồi chăn trâu, cắt cỏ thuê cho người ta cũng có chút ít” - Sơn giải thích. Hầu như số tiền này trước đó em chỉ dùng vào việc mua thêm sách vở, giấy bút để đi học.
Còn Hải chọn cách nuôi “dế” khá nhẹ nhàng: “Mỗi lúc hết nhiên liệu (tiền card) thì em bắn cái tin cho ông anh ở trong Sài Gòn nạp giùm vài chục ngàn đồng”. Hải cho biết thêm chiếc ĐTDĐ của em chính là nhờ người anh mua cho trong một đợt anh về quê.
Thế nhưng có những em không kiếm đâu ra tiền nên tìm cách ăn gian của bố mẹ. Đó là trường hợp của N., khi bố mẹ bắt được cậu này đang giấu trứng gà trong áo để mang đi bán, hay T. lén bớt rượu của mẹ nấu ở nhà để bán cho tiệm tạp hóa... Chuyện di động về làng, chuyện trẻ mục đồng mân mê chiếc ĐTDĐ bé xíu đã làm làng quê nhốn nháo cả lên.
ĐÌNH DÂN
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ