Mức đóng BHXH thay đổi khi lương cơ sở tăng và lương tối thiểu vùng tăng từ ngày 01/07/2024

Đại Lý Thuế TPM

Thành viên
Tham gia
26/11/2024
Bài viết
0
Lương cơ sở là mức lương làm căn cứ tính mức đóng cũng như mức hưởng của nhiều chế độ khác. Vì vậy, từ ngày 1/7/2024 việc tăng lương cơ sở có tác động rất lớn đối với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, lương hưu…

Khi tăng lương cơ sở sẽ kéo theo mức đóng các loại bảo hiểm xã hội được tính dựa trên lương cơ sở cũng tăng theo.

Lương tối thiểu vùng tăng sẽ là cơ sở buộc các doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động dưới mức lương tối thiểu vùng phải tăng mức đóng, ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng. Nhờ việc tăng mức đóng BHXH mà mức hưởng các chế độ BHXH của người lao động cũng sẽ tăng theo.
Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động

Như vậy, tiền lương của người lao động là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Từ ngày 1/7/2024, tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn giữ nguyên; còn mức lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sẽ căn cứ trên thang bảng lương hoặc hợp đồng lao động thỏa thuận.

Tăng lương cơ sở và tăng lương tối thiểu vùng thì một số khoản liên quan đến người lao động sẽ thay đổi như sau:

1. Tăng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) tối đa

Tại khoản 3, Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định trường hợp tiền lương tháng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHYT bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Do vậy, lương cơ sở từ 1/7/2024 tăng lên 2.340.000 đồng/tháng thì mức đóng BHYT tối đa của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cũng tăng lên.

Cụ thể: Tăng từ 36.000.000 đồng/tháng lên 48.600.000 đồng/tháng.

2. Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc tối đa

Trong trường hợp, mức lương đóng BHXH cao hơn 20 lần tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 lần tháng lương cơ sở.

Do đó, mức lương cơ sở tăng từ ngày 1/7/2024, thì mức đóng quỹ BHXH tối đa cũng tăng.

Cụ thể: Tăng từ 36.000.000 đồng đồng/tháng lên 48.600.000 đồng/tháng.

3. Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa

Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa cũng tăng.

Cụ thể: Tăng từ 93.600.000 đồng/tháng lên 99.200.000 đồng/tháng.

4. Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 3, Điều 29, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Từ ngày 1/7/2024, mức trợ cấp này cũng được tăng.

Cụ thể: Tăng từ 540.000 đồng/ngày lên 702.000 đồng/ngày.

5. Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi

Theo quy định tại Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

Cụ thể: Tăng từ 3.600.000 đồng lên 4.680.000 đồng.

6. Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định khoản 3, Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Do đó, từ ngày 1/7/2024 mức trợ cấp này cũng được tăng.

Cụ thể: tăng từ 540.000 đồng/ngày lên 702.000 đồng/ngày.

Trên đây là một số thông tin thay đổi BHXH liên quan đến lương cơ sở và lương tối thiểu vùng năm 2024.

Nguồn tham khảo:

Luật BHXH số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014

Nghị định 73/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/06/2024

Nghị định 74/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/06/2024
 
Quay lại
Top Bottom